Đi Ngoài Ra Máu và Chất Nhầy: Nguyên nhân, Cách phòng ngừa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa, bạn đọc không nên chủ quan. Nhất là khi tình trạng này kéo dài và có chiều hướng ngày càng nặng nề. Bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm, phòng tránh rủi ro cho sức khỏe.
Đi ngoài ra máu và chất nhầy là gì?
Đi ngoài ra máu và chất nhầy là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến hiện nay. Khi gặp phải hiện tượng này nhiều người không khỏi lo lắng, sợ đang mắc bệnh nguy hiểm. Phân thải ra có lẫn máu hoặc bao phủ máu bên ngoài khuôn phân, kèm theo đó là chất nhầy nhớp có màu trắng đục hay vàng như mủ.
Tình trạng đi ngoài ra máu có thể là máu đỏ tươi hoặc đỏ thẩm, máu vón cục đen nếu tồn tại trong đường ruột quá lâu. Tùy trường hợp của mỗi người biểu hiện bất thường sẽ ở mức độ nặng hay nhẹ. Trường hợp bên cạnh đi ngoài ra máu, người bệnh còn quan sát thấy trong phân lẫn chất nhầy thường còn kèm theo:
- Cảm giác khó khăn khi đi đại tiện, một số người chỉ đi được 1 – 2 lần trong vòng một tuần.
- Cố rặn ra phân cứng, khô, vón thành cục lớn.
- Bụng đau từ âm ỉ đến quặn thắt dữ dội. Một số trường hợp người bệnh bị đau vùng thượng vị, đau quanh rốn, bụng dưới hoặc quanh vùng đại tràng.
- Khi cố rặn tống phân ra ngoài không tránh khỏi sự tổn thương hậu môn, hậu môn có cảm giác đau rát khó chịu.
- Mót rặn tuy nhiên lại không đi đại tiện được.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có biểu hiện sốt kèm theo hoặc đôi khi không sốt.
Tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể xuất hiện và biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, người bệnh cần chủ động khám và chữa trị sớm. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy
Tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy xuất hiện ngày càng phổ biến, liên quan đến các vấn đề tiêu hóa. Trường hợp triệu chứng bất thường này kéo dài không khỏi, xảy ra thường xuyên không nên chủ quan để tránh các rủi ro không mong muốn. Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là do:
Táo bón
Táo bón là nguyên nhân khiến hậu môn bị tổn thương, gây chảy máu khi đi đại tiện. Phân cứng và rắn, khi bạn cố tống chúng ra ngoài khiến cho niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy thường gặp hiện nay.
Ngoài triệu chứng này, người bệnh bị táo bón còn kèm theo các biểu hiện như khó chịu bụng dưới, cảm giác mót rặn nhưng không đi nặng được, mỗi tuần đi ngoài ít hơn 3 lần, hậu môn bị tắc nghẽn, phân cứng, đóng thành các cục lớn, bốc mùi hôi thối hơn bình thường.
Bệnh trĩ
Một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy là do bệnh trĩ. Căn bệnh tiêu hóa phổ biến, làm phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu trong và ngoài hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ở mọi độ tuổi.
Các búi trĩ hình thành do hiện tượng phình giãn và sưng mạch máu bên trong hoặc ngoài ống hậu môn – trực tràng. Chúng phát triển kích thước khiến cho việc đại tiện của người bệnh trở nên khó khăn. Khi phân va chạm, ma sát với búi trĩ, chúng có thể bị tổn thương và làm xuất huyết lẫn vào trong phân.
Trường hợp đi ngoài ra máu tươi rất có thể là do bạn đang mắc phải chứng bệnh này. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, lượng máu mất đi không nhiều, máu đủ dính bên ngoài khuôn phân hoặc trên giấy vệ sinh. Trường hợp bệnh nhân có búi trĩ to, bệnh đã chuyển nặng, khi đi đại tiện lượng máu mất đi nhiều hơn, đôi khi bắn thành tia, trong phân lẫn theo chất nhầy.
Không những thế, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện bất thường khác như đau hậu môn, ngứa ngáy, cửa hậu môn có các cục thịt thừa, màu hồng, khó đi đại tiện, hậu môn ẩm ướt do tiết dịch thường xuyên. Nên chủ động khám và điều trị từ giai đoạn đầu, bởi nếu không kiểm soát, trĩ nặng gây ra nhiều biến chứng.
Kiết lỵ
Bên cạnh bệnh trĩ, kiết lỵ cũng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy. Bệnh do vi khuẩn Shigella Entamoeba Histolyca gây ra. Khi vi khuẩn tấn công đến ruột già, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, viêm và tổn thương niêm mạc, từ đó xảy ra tình trạng xuất huyết.
Ngoài máu, vùng tổn thương còn tiết dịch nhầy có màu trắng đục như mủ. Kèm theo đó là một số triệu chứng như sốt nhẹ, đau quặn bụng, mắc rặn, hậu môn đau tức, tiêu phân lỏng kéo dài 5 – 10 ngày. Quan sát thấy đầu phân lỏng nhưng phần cuối phân toàn thải ra chất nhầy cùng với máu.
Xuất huyết đường tiêu hóa
Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa khiến người bệnh đi ngoài kèm theo phân có lẫn máu và chất nhầy bất thường. Phân có màu đen, kèm theo máu đỏ thẩm. Nguyên nhân gây xuất huyết có liên quan đến ký sinh trùng, chúng xâm nhập, tấn công đường tiêu hóa.
Xuất huyết tiêu hóa cần được cấp cứu kịp thời. Trường hợp không phát hiện và can thiệp, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động khám và điều trị sớm.
Polyp đại – trực tràng
Đại – trực tràng xuất hiện các khối u bất thường hay còn gọi là polyp đại tràng. Mặc dù đa số chúng đều lành tính, tuy nhiên khi khối u phát triển kích thước lớn hơn làm đại trực tràng bị chèn ép, tắc nghẽn, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh biểu hiện xuất hiện máu khi đi đại tiện, người bệnh còn nhận thấy các biểu hiện bất thường khác kèm theo như phân lẫn chất nhầy, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, táo bón, đi phân lỏng kéo dài. Trường hợp polyp lớn có thể gây tắc ruột và nhiều hệ lụy khác.
Rò hậu môn
Nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là do rò hậu môn gây ra. Đây là một trong những bệnh lý về đường ruột phổ biến, xảy ra khi da hậu môn xuất hiện một đường hầm nhỏ. Chúng được tạo ra bởi các ổ áp xe nối với tuyến bã rãi rác tại hậu môn.
Nhận biết thông qua một vài triệu chứng như đau dưới mông, sưng đỏ quanh hậu môn, chảy dịch, mủ và máu ở cạnh lỗ hậu môn, khuôn phân có dính chất nhầy nếu quan sát có thể thấy. Cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.
Bệnh đại tràng
Viêm loét đại trực tràng là một trong những lý do khiến bạn gặp phải tình trạng đi ngoài ra phân lẫn máu và chất nhầy. Bệnh xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus, độc tố tại ruột già hoặc do tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh quá liều, hóa trị ung thư,…
Lúc này, lớp lót bên trong đại trực tràng bị tổn thương, viêm loét dẫn đến các triệu chứng cấp và mãn tính. Bên cạnh đó người bệnh còn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường khác như: Đau bụng vùng bụng dưới rốn, đau dọc theo khung đại tràng, rối loạn tiêu hóa, phân không thành khuôn, chán ăn, sụt cân nhanh, mệt mỏi,…
Bệnh ung thư
Dấu hiệu đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là cảnh báo bạn đang mắc phải ung thư đại tràng. Chứng bệnh này khá nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu để phòng tránh biến chứng đe dọa sức khỏe, tính mạng. Theo thống kê, ung thư đại tràng có tỷ lệ tử vong cao.
Bởi, bệnh khởi phát âm thầm, khó phát hiện từ giai đoạn sớm. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, bệnh cũng đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, ngoài đại tiện ra máu, người bệnh còn bị đau bụng dữ dội từng cơn, căng tức bụng dưới, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, gầy yếu,…
Để điều trị đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống sao cho hợp lý hơn để cơ thể cải thiện tốt nhất.
Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bởi, việc đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong công việc và sức khỏe. Cũng chính vì thế trong thời gian này, người bệnh có tư tưởng lo lắng, dẫn đến mệt mỏi cơ thể.
Trường hợp không khám chữa sớm, bệnh lý liên quan gây đại tiện có máu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lượng máu mất đi ngày càng nhiều khiến cơ thể người bệnh bị thiếu máu. Các dấu hiệu nhận biết như thường xuyên choáng váng, chóng mặt, da dẻ xanh xao, suy kiệt sức khỏe, người thiếu sức sống.
Không những thế, tình trạng thiếu máu kéo dài còn có nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề khác, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên chủ động tìm đến bệnh viện uy tín thăm khám và điều trị theo phác đồ để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh biến chứng.
Điều trị tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy
Tùy bệnh lý mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đi ngoài ra máu và chất nhầy phù hợp. Dưới đây là hướng điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay:
Phương pháp tại nhà
Đối với trường hợp nhẹ, đại tiện ra máu và chất nhầy do táo bón, trĩ nhẹ,… có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Đa số sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, thảo dược hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giúp việc đại tiện trở nên trơn tru hơn. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng như:
- Dùng ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, giúp cầm máu và tiêu viêm, phù hợp với trường hợp bệnh nhân bị bệnh trĩ nhẹ, đi ngoài khó khăn. Hái một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi giã nát đắp trực tiếp lên hậu môn. Sau khoảng 30 phút dùng nước sạch vệ sinh lại sạch sẽ.
- Dùng lá rau sam: Rau sam không chỉ là loại rau quen thuộc trong bữa ăn mà còn được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, nhờ tính mát, giúp tiêu viêm và giải độc tốt, rau ram giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nhuận tràng một cách tự nhiên cho bệnh nhân bị táo bón, viêm đại tràng hoặc bệnh trĩ,… Dùng nắm lá rau sam rửa sạch, giã lấy nước cốt, thêm mật ong và uống khi bụng đói, ngày 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Dùng rau diếp cá: Diếp cá có tính mát, giúp cầm máu tốt, đồng thời các chất trong loại rau này còn giúp kháng viêm, sát khuẩn. Dùng mỗi ngày 100g rau diếp cá xay vắt nước uống hoặc đắp bã trực tiếp lên hậu môn.
Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa tại nhà, người bệnh được khuyến khích điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn để hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh biến chứng. Kết hợp thăm khám định kỳ, theo dõi mức độ phục hồi tổn thương để có hướng xử lý phù hợp và kịp thời.
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc điều trị đi ngoài ra máu và chất nhầy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi. Tùy mức độ tổn thương, dạng bệnh lý mà người bệnh gặp phải, thuốc được kê đơn phù hợp.
Một số loại thường được dùng như thuốc chống viêm, trị nhiễm khuẩn, thuốc chống táo bón, nhuận tràng, chữa bệnh trĩ, thuốc làm bền thành mạch, giảm đau hạ sốt,… Thuốc mang lại hiệu quả nhanh, kiểm soát triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuần thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý ngưng dùng thuốc, tự ý kết hợp thuốc bừa bãi có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe. Thông báo với bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc bạn gặp phải các triệu chứng bất thường.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định đối với tình trạng bệnh nặng. Mục đích phẫu thuật là loại bỏ ổ viêm, vùng tổn thương, khai thông hậu môn tránh hiện tượng tắt nghẽn,… Mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám và chỉ định giải pháp riêng.
Trường hợp đi ngoài ra máu và chất nhầy do bệnh trĩ nặng cần phải can thiệp giải phẫu cắt búi trĩ. Người bị polyp sẽ phải loại bỏ khối u lớn, hoặc sửa chữa rò hậu môn, điều trị bệnh ung thư,… Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám và điều trị bệnh từ giai đoạn mới khởi phát để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt, bảo vệ sức khỏe.
Phòng ngừa đi ngoài ra máu và chất nhầy
Tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên trường hợp không khám chữa trị sớm, hiện tượng này kéo dài có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên có ý thức tự phòng tránh, bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.
Một số lưu ý giúp phòng nguy cơ đi đại tiện ra máu kèm chất nhầy như sau:
- Xây dựng thói quen lành mạnh, đi vệ sinh vào một khung giờ, tốt nhất là buổi sáng khi ngủ dậy. Đảm bảo tư thế ngồi khi đại tiện phù hợp, tạo điều kiện để phân thoát ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.
- Vệ sinh vùng kín, khu vực hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh tránh hại khuẩn lưu trú tấn công.
- Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, ưu tiên uống nước lọc, dùng nước ép rau củ quả trái cây tươi, không uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, chứa gas,…
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số thực phẩm như đậu, bơ, yến mạch, táo,…
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn khó tiêu hóa,… Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày góp phần giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung một số thực phẩm chống viêm như nghệ, gừng, sả,…. trái cây nhiều vitamin, rau củ quả,…
- Tập luyện thể dục, vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng trì trệ tiêu hóa. Tuy nhiên nên tránh vận động ngay khi ăn no. Xây dựng lịch tập phù hợp giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng cơ thể, nếu gặp triệu chứng bất thường nên chủ động khám và điều trị sớm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy, bạn đọc tham khảo. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trường hợp bệnh tiêu hóa nặng cần được cấp cứu điều trị sớm. Nếu không phát hiện, tổn thương trở nên nghiêm trọng có thể đe dọa sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!