Đi Ngoài Ra Máu Nên Ăn Gì và Kiêng Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm phù hợp giúp giảm nguy cơ biến chứng. Kiêng sử dụng các thực phẩm, thức uống không lành mạnh giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối cơ thể
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cho thấy có sự bất thường bên trong hệ thống tiêu hóa. Máu chảy ra lẫn trong phân hoặc chảy từ hậu môn khi người bệnh đi nặng. Đây là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Bạn có thể quan sát thấy máu dính trong giấy vệ sinh, lẫn trong phân, đôi khi nhỏ giọt hoặc thậm chí bắn thành tia.
Mặc dù theo đánh giá của các chuyên gia, đa số trường hợp đi ngoài ra máu đều có mức độ không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nếu áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp, giúp bảo vệ sức khỏe phòng tránh biến chứng.
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, ổn định và giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt đối với người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen ăn uống tốt giúp việc tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể hiệu quả hơn. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nhu cầu ăn uống của mỗi người không giống nhau, người bệnh có thể tham khảo để tự tìm cho mình một chế độ phù hợp nhất.
Bổ sung thực phẩm phù hợp và kiêng những thực phẩm, thức uống không lành mạnh giúp cơ thể sớm phục hồi. Các triệu chứng đi ngoài ra máu được kiểm soát, giảm nguy cơ bệnh biến chứng gây hại sức khỏe. Khi nhận thấy dấu hiệu đại tiện bất thường, kéo dài, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.
Đi ngoài ra máu nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
Vậy, người bị đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên ăn để giảm tình trạng đi ngoài ra máu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn:
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Tình trạng đi ngoài ra máu xuất hiện do nhiều nguyên nhân, liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ, bệnh đường ruột, đại trực tràng,… Để giảm các triệu chứng khó chịu, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Các loại rau củ quả, trái cây chứa chất xơ, giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu, táo bón gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đường ruột dẫn đến đi ngoài ra máu. Một số thực phẩm được khuyến khích sử dụng như rau mồng tơi, rau diếp cá, rau cần, rau sam, trái bơ, khoai lang, thanh long, mè đen,…
Chúng chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, bên cạnh đó còn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết khác, giúp người bị đi ngoài ra máu sớm cải thiện triệu chứng. Bổ sung kết hợp với các nhóm thực phẩm khác, cân bằng chế độ dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ đủ dưỡng chất, khỏe mạnh hơn.
Ăn trái cây giàu vitamin C
Bên cạnh chất xơ, vitamin C cũng là dưỡng chất cần thiết, tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp chống oxy hóa, ức chế tế bào tự do gây hại cho cơ thể, vitamin C còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Đặc biệt bổ sung đủ vitamin C giúp tăng cường đề kháng, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Trường hợp người bệnh bị tổn thương niêm mạc, chảy máu hậu môn, trực tràng, dưỡng chất này cũng rất cần thiết trong quá trình điều trị. Người bệnh được khuyến khích bổ sung những loại củ quả, trái cây chứa vitamin C như cam, chanh, bưởi, mận,… để cung cấp dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ đại tiện ra máu ồ ạt.
Đi ngoài ra máu nên ăn gì? Ăn sữa chua
Sữa chua là thực phẩm được khuyến khích bổ sung khi bạn đang gặp vấn đề tiêu hóa. Sản phẩm được lên men từ sữa nhờ vi khuẩn lactic. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua dồi dào, đặc biệt là giúp cấp probiotics cho cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa ổn định, tăng cường nhu động ruột và sức đề kháng.
Bổ sung men vi sinh tự nhiên thông qua sữa chua giúp người bệnh đi ngoài ra máu khắc phục triệu chứng. Phù hợp với đối tượng mắc bệnh táo bón, tiêu chảy hay viêm loét dạ dày. Bổ sung mỗi ngày 1 – 2 hũ, không nên ăn quá nhiều, tránh ăn sữa chua khi bụng rỗng, có thể ăn kèm với bơ hoặc các loại hoa quả tươi khác.
Bổ sung thực phẩm nhiều magie
Đi ngoài ra máu nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm chứa magie. Dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề về đường ruột, trong đó có tình trạng đi ngoài ra máu. Bởi, qua nghiên cứu cho thấy, magie có khả năng chuyển hóa khoáng chất có trong thức ăn thành dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Bên cạnh đó, magie còn có thể giúp ngăn tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra ồ ạt hơn bằng cách tăng cường nhu động ruột, giúp thức ăn đi chuyển từ hậu môn ra ngoài một cách trơn tru. Nhóm thực phẩm chứa nhiều magie có thể kể đến như bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, hạt và ngũ cốc nguyên cám, hải sản, trứng,…
Cung cấp thực phẩm chứa vitamin K
Vitamin K cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa không kém vitamin C. Dưỡng chất này có lợi cho xương và máu, giúp thức đẩy quá trình đông máu. Thực phẩm giàu vitamin K có lợi cho người đang mắc phải triệu chứng rối loạn chảy máu, trong đó có tình trạng đi ngoài phân lẫn máu.
Người bệnh có thể bổ sung nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Các loại như rau ăn lá, bông cải xanh, đậu bắp, việt quất, nho, đậu nành, hạt, thịt bò,… Lưu ý, hàm lượng vitamin K phù hợp với người trưởng thành là từ 75 – 120 microgram mỗi ngày, kết hợp thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cải thiện sức khỏe tổng thể.
Ăn thực phẩm giàu chất sắt
Với câu hỏi, đi ngoài ra máu nên ăn gì? Người bệnh được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống nhóm thực phẩm giàu chất sắt. Bởi, đây là khoáng chất góp phần quan trọng trong quá trình trao đổi và tái tạo máu trong cơ thể. Đặc biệt, sắt có tác dụng tăng sinh protein quan trọng như hemoglobin trong hồng cầu.
Do đó, bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhóm thực phẩm chứa dưỡng chất này. Một số loại như hải sản, thịt bò, thịt gà, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên cám, rau bina, bông cải xanh, khoai tây,…
Bổ sung với lượng phù hợp tốt cho sức khỏe. Đàn ông trưởng thành cần cung cấp khoảng 8mg sắt/ ngày, phụ nữ trưởng thành cần 18mg sắt/ ngày. Liều lượng này vừa đủ giúp ngăn tình trạng đi ngoài ra máu gây thiếu máu, đồng thời giúp hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan khác.
Trường hợp thai phụ, người tuổi cao, phụ nữ đang cho con bú cần lượng sắt nhiều hơn mỗi ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ để việc cung cấp dinh dưỡng đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt là người đang có sức khỏe yếu, phụ nữ mới sinh con, đang mang thai,…
Bổ sung món ăn chứa đồng
Bên cạnh chất sắt, đồng cũng là khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Theo đó, đồng giúp cơ thể sản sinh ra tế bào hồng cầu, cùng với một số chất khác, giúp cải thiện quá trình đông máu, giảm triệu chứng đi ngoài ra máu. Không những thế, đồng còn giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác hiệu quả hơn, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Người trưởng thành mỗi ngày cần nạp từ 890 – 1300 microgam đồng. Tùy độ tuổi và tình trạng sức khỏe, liều dùng sẽ được bác sĩ hướng dẫn. Các thực phẩm giàu đồng như hải sản có vỏ, thịt, nội tạng, rau xanh đậm, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, quả hạch,…
Đi ngoài ra máu nên ăn gì? Đồ ăn chứa nhiều rutin
Ngoài các thực phẩm kể trên, người bị đi ngoài ra máu đừng nên bỏ qua nhóm thực phẩm chứa chất rutin. Hàm lượng rutin lớn được tìm thấy trong lúa mạch, bưởi, rau má, diếp cá, nụ hoa hòe,… Đây là tên gọi của hợp chất flavoinoid, tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tĩnh mạch, giúp ổn định và làm bền tĩnh mạch. Bổ sung lượng vừa đủ, cần thiết cho người bệnh suy yếu mạch máu, người bị chảy máu, tổn thương niêm mạc,…
Trên đây là các thực phẩm nên ăn khi bị đi ngoài ra máu, bạn đọc có thể tham khảo. Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, chế biến hợp vệ sinh, ăn uống đầy đủ giúp cơ thể sớm cải thiện, giảm các triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm nấm sữa kefir, trà lên men kombucha, nước hầm xương,… để giảm triệu chứng đi ngoài ra máu. Bổ sung chọn lọc, phù hợp không chỉ giảm tình trạng này mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, phòng nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm.
Kiêng ăn gì khi bị đi ngoài ra máu để tránh biến chứng?
Bên cạnh câu hỏi: “Đi ngoài ra máu nên ăn gì?”, người bệnh cũng quan tâm đến những thực phẩm, thực uống cần kiêng để tránh bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn đọc cần lưu ý các nhóm sau đây:
Kiêng ăn dầu mỡ
Các món ăn chiên rán, giòn tan trong miệng thu hút nhiều người. Tuy nhiên chúng lại là những tác nhân khiến đường ruột của bạn gặp vấn đề. Điển hình là tình trạng khó tiêu, rối loạn chuyển hóa trong dạ dày. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều dầu mỡ còn tăng triệu chứng ợ chua, khiến phân khô cứng, dẫn đến bệnh táo bón hoặc chứng trào ngược dạ dày,…
Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo
Người bệnh nên kiêng ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo xấu. Bởi, chúng có thể khiến cơn co thắt đường ruột trở nên nghiêm trọng hơn, từ đó khiến nhu động ruột hoạt động chậm chạm, nguy cơ cao gây táo bón hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
Người đang mắc phải bệnh lý về tiêu hóa có triệu chứng đi ngoài ra máu cần thận trọng, kiêng nhóm thực phẩm giàu chất béo. Trong đó có thể kể đến một số loại như kem, bơ, thịt đỏ, pho mát,… Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể.
Kiêng ăn đường và bánh kẹo quá ngọt
Bánh kẹo, đường kính không phải là nguồn thực phẩm bổ dưỡng đối với cơ thể. Nếu cung cấp một lượng quá lớn, thường xuyên, cơ thể có thể gặp phải nhiều vấn đề. Trong đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến đường ruột khá phổ biến.
Người có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, bổ sung nhiều đường quá mức cho cơ thể mỗi ngày dễ bị đầy hơi, xì hơi, tiêu chảy. Đặc biệt, một số trường hợp còn bị tiêu chảy ra máu ở hậu môn. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên kiêng những thực phẩm quá ngọt, chứa phẩm màu, đồ ăn quá béo,… để bảo vệ an toàn, giúp việc điều trị bệnh thuận lợi hơn.
Tránh ăn đồ ăn chế biến sẵn
Ngoài những món kể trên, người bị đại tiện ra máu nên tránh ăn các món chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ nguội lạnh để giảm rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột. Bởi, chúng có khả năng cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, dẫn đến táo bón, bụng đầy hơi và đặc biệt là tình trạng đi ngoài ra máu.
Đồ uống chứa cồn, chất kích thích
Rượu bia, cà phê, nước ngọt đóng chai,… là những thức uống nên hạn chế khi bạn đang gặp các vấn đề tiêu hóa, điển hình là triệu chứng đi đại tiện khó, đại tiện ra máu. Bởi, những thức uống này có khả năng gây khó tiêu, làm rối loạn tiêu hóa khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trường hợp người bệnh vẫn tiếp tục lạm dụng rượu bia có thể gây viêm loét dạ dày, tổn thương đường ruột nghiêm trọng hơn, tình trạng xuất huyết diễn ra ồ ạt. Lúc này, người bệnh có nhiều khả năng phải đối mặt với các biến chứng nguy hại khác. Do đó bạn nên tránh đồ uống chứa cồn và các chất kích thích trong quá trình điều trị.
Không ăn đồ ăn quá cay
Không nên ăn đồ ăn cay nóng khi đang gặp vấn đề tiêu hóa. Bởi, thức ăn cay nóng có thể kích thích làm tình trạng rối loạn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với tổn thương bên trong đường ruột, đồ ăn cay nóng có thể gây đau đớn khó chịu, rối loạn đại tiện, đi cầu ra máu.
Những nhóm thực phẩm, thức uống nên hạn chế, kiêng cữ khi đang gặp vấn đề tiêu hóa kể trên được chuyên gia đề cập đến. Bạn đọc có thể tham khảo, thay thế chúng bằng các nhóm thực phẩm lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, liên quan đến bệnh lý về đường ruột, hệ tiêu hóa. Bên cạnh thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn. Tham khảo các thực phẩm nên và không nên ăn đã được đề cập bên trên.
Ngoài ra, bạn đọc nên lưu ý thêm các vấn đề sau đây để cơ thể sớm phục hồi, đảm bảo an toàn sức khỏe:
- Lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, không bị lẫn hóa chất độc hại.
- Sơ chế cẩn thận, chế biến món ăn hợp vệ sinh, an toàn, tránh gây viêm nhiễm đường tiêu hóa. Không ăn thức ăn bị hư hỏng, tốt nhất nên chế biến và dùng trong ngày.
- Không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày giúp dạ dày giảm bớt áp lực.
- Ăn những bữa phụ nhẹ nhàng, tránh ăn sát giờ ngủ.
- Cân bằng dinh dưỡng, không nên ăn tập trung vào một nhóm thực phẩm gây thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, đồng thời giúp ngăn cảm giác buồn nôn. Với các đối tượng bị nôn ói nhiều nên trao đổi với bác sĩ để bổ sung điện giải, phòng tránh rủi ro.
- Kết hợp ăn uống và vận động thể dục, thay đổi thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc để cơ thể sớm cải thiện.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?”. Người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp hơn. Lựa chọn và loại bỏ các nhóm thực phẩm bất lợi với tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn có thể thăm khám và nhờ chuyên gia tư vấn xây dựng thực đơn lành mạnh, phù hợp với bệnh lý đang gặp phải.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!