Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại. Nếu người bệnh chủ quan lơ là không thăm khám và điều trị có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Đi ngoài ra cục máu đông
Đi ngoài ra cục máu đông có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khá nguy hiểm

Đi ngoài ra cục máu đông là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài ra cục máu đông là tình trạng đi ngoài kèm theo chảy máu hậu môn trong hoặc sau khi xong. Khi quan sát sẽ thấy có các cục máu đông xuất hiện lẫn trong phân hoặc chảy trực tiếp ra ngoài. Có rất đa dạng các nguyên nhân khiến người bệnh đi đại tiện ra máu đông, có thể là do ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay gây nóng trong người…

Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện tình trạng đi ngoài ra cục máu đông và kèm theo một vài triệu chứng bất thường thì đừng chủ quan, vì rất có thể nó là biểu hiện của một số bệnh lý đáng lo ngại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Chẳng hạn như:

1. Bệnh trĩ

Phần lớn những người phát hiện tình trạng đi ngoài ra cục máu đông và đi khám đều là do mắc bệnh trĩ. Đây là căn bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Người bị bệnh trĩ thường xuyên đi ngoài ra cục máu đông nhưng không bị đau bụng hay bất kỳ triệu chứng nào khác. Búi trĩ có thể được hình thành ở cả bên trong hoặc bên ngoài khiến các mạch máu co giãn, phình to ra. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu đông khi đi ngoài, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà lượng máu có thể nhiều hoặc ít.

Đi ngoài ra cục máu đông
Hiện tượng đi ngoài ra cục máu đông là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ

Mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, lượng máu chảy ra ít và loãng, nhưng càng về lâu dài bệnh tiến triển nặng khiến máu chảy nhiều hơn, bắn thành tia và tụ thành cục máu đông. Nếu người bệnh lơ là không điều trị kịp thời sẽ gây mất máu kéo dài, suy nhược cơ thể, hoại tử búi trĩ, thậm chí là ung thư trực tràng.

2. Viêm loét đại trực tràng

Khi đi đại tiện ra máu tươi kèm theo một số biểu hiện như có cảm giác mót rặn, đau rát khi đi đại tiện, đau quặn bụng, buồn nôn, khát nước liên tục… thì hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm loét đại trực tràng. Căn bệnh này xảy ra do vùng niêm mạc và dưới niêm mạc của đại trực tràng bị viêm nhiễm kéo dài dẫn đến tổn thương.

Viêm loét đại trực tràng cũng là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trong như phình giãn đại tràng, chảy máu ồ ạt khó cầm, thủng trực tràng, suy nhược cơ thể, ung thư hóa…

3. Nứt kẽ hậu môn

Một trong những bệnh lý gây chảy cục máu đông khi đi ngoài phổ biến là nứt kẽ hậu môn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này nhưng chủ yếu là do mắc bệnh táo bón kéo dài, người bệnh phải rặn mạnh thường xuyên đi đại tiện và vô tình khiến cho các tĩnh mạch hậu môn bị kéo căng quá mức, đến một lúc nào đó không thể co hồi lại và gây ra đứt gãy, nứt kẽ.

Bệnh được biểu hiện thông qua một số triệu chứng như đi ngoài gây đau rát dữ dội, ra cục máu đông kèm theo ngứa ngáy, sưng đỏ tại khu vực lỗ hậu môn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây rò hậu môn hoặc lở loét kéo dài.

4. Polyp hậu môn

Polyp hậu môn thực chất là những khối u nhỏ hình elip hoặc hình tròn xuất hiện bên trong hậu môn do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn. Căn bệnh này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra xuất huyết đường tiêu hóa dưới và các khối polyp này có thể di chuyển được từ vị trí này sang vị trí khác trong hệ đường ruột của người bệnh.

Người bệnh polyp hậu môn trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện do các khối polyp chưa phát triển lớn. Tuy nhiên, theo thời gian khi chúng tăng dần kích thước sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường như đi ngoài ra cục máu đông, tiêu chảy, đau bụng, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn…

Mặc dù các khối polyp hậu môn được đánh giá khá lành tính nhưng nếu không xử lý kiểm soát kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ chuyển biến thành ác tính. Từ đó phát sinh hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như bệnh trĩ, sa hậu môn trực tràng, lồng ruột… gây hại đến sức khỏe.

5. Ung thư hậu môn trực tràng và đại tràng

Một số ít trường hợp khi phát hiện tình trạng đi ngoài ra cục máu đông là do mắc bệnh ung thư hậu môn trực tràng và đại tràng. Đây là một trong những căn bệnh ung thư được xếp vào nhóm nguy hiểm nhất thế giới, cụ thể đứng thứ 3 đối với nữ và thứ 4 đối với nam xét về mức độ nguy hiểm. Các chuyên gia nhận định chính sự xuất hiện của các khối u nhỏ hay polyp trong lòng hậu môn trực tràng không được xử lý kịp thời chính là nguyên nhân gây ra bệnh.

Khi đã mắc ung thư hậu môn trực tràng và đại tràng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Lúc này, ngoài dấu hiệu đi ngoài ra cục máu đông, người bệnh ung thư sẽ thường xuyên gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của người bệnh.

6. Xuất huyết đường tiêu hóa

Đi đại tiện ra cục máu đông không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý về hậu môn – trực tràng – đại tràng mà nó còn có thể là biểu hiện của hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc dưới. Ngoài triệu chứng này người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, da dẻ tái xanh nhợt nhạt, vã mồ hôi…

Bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, cầm máu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu đi ngoài ra cục máu đông có nguy hiểm không?

Có thể thấy, tình trạng đi ngoài ra cục máu đông là dấu hiệu đặc trưng của rất nhiều bệnh lý khác nhau và hầu hết đều là bệnh khá nghiêm trọng, có nguy cơ gây biến chứng cao. Và trong tất cả những bệnh lý vừa kể trên thì ung thư trực tràng được xem là nguy hiểm nhất vì có tỷ lệ tử vong cao. Còn những trường hợp còn lại dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây nhiều triệu chứng đáng lo ngại như suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài, hoa mắt chóng mặt thường xuyên… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, ngay khi gặp phải tình trạng đi đại tiện ra cục máu đông và kèm theo một số triệu chứng sau đây, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách:

Đi ngoài ra cục máu đông
Đi ngoài ra cục máu đông kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, da xanh xao, suy nhược… cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, da dẻ nhợt nhạt do thiếu máu trong thời gian dài.
  • Bụng đau quặn dữ dội.
  • Thiếu ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đi đứng không vững, thậm chí ngất xỉu.
  • Buồn nôn, nôn ói kéo dài, dịch nôn có lẫn máu hoặc dịch màu nâu, có mùi hôi bất thường.
  • Đi ngoài ra máu nhiều, máu tụ thành cục và có mùi hắc khó chịu.
  • Sưng đỏ, đau rát ở hậu môn.
  • Sụt cân không kiểm soát và không rõ nguyên nhân.

Cách điều trị khắc phục tình trạng đi ngoài ra cục máu đông

Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến việc đi ngoài ra cục máu đông chính là đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên n nhân. Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thông qua các câu hỏi về triệu chứng, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý. Sau đó, chỉ định cho người bệnh thực hiện một số thủ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và thể bệnh (nếu có).

Từ những chẩn đoán này và tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Để điều trị khắc phục bệnh một cách tích cực, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng những phương pháp cụ thể sau:

Điều trị bằng công nghệ HCPT

Đây là công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT được ứng dụng rất phổ biến trong điều các bệnh lý như trĩ, polyp hậu môn cùng nhiều bệnh lý khác. Phương pháp này được thực hiện nhờ sự tác động của tần sóng cao dựa trên nguyên lý sản sinh ra nhiệt của các ion mang nhiệt để làm đông và thắt nút mạch máu, khắc phục những tổn thương, giảm viêm nhiễm, loại bỏ búi trĩ, khối u… để ngăn chặn biến chứng mà không gây ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh.

Ưu điểm của phương pháp này là tác động trực tiếp vào vùng viêm nhiễm nhưng không gây đau đớn, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu, thời gian điều trị ngắn và bảo tồn chức năng sinh lý của vùng hậu môn…. Đặc biệt, sau khi thực hiện xong sẽ không để lại sẹo xấu trên da.

Quy trình thực hiện HCPT diễn ra như sau:

  • Bước 1: Nội soi chẩn đoán nguyên nhân và bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải.
  • Bước 2: Xác định chính xác vị trí tổn thương tại hậu môn.
  • Bước 3: Đánh giá mức độ tổn thương.
  • Bước 4: Tiến hành điều trị.

Điều trị bằng các biện pháp tại nhà

Người bệnh gặp phải tình trạng đi ngoài ra cục máu đông cũng có thể điều trị bệnh bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà như:

Đi ngoài ra cục máu đông
Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đi nhanh và vệ sinh kỹ lưỡng sau khi đi xong để tránh viêm nhiễm, phòng ngừa bệnh
  • Tăng cường tần suất uống nước, vì nước sẽ giúp làm mềm phân, tránh nguy cơ táo bón cũng như giảm bớt áp lực mỗi khi đi đại tiện. Khuyến khích người bệnh nên uống đa dạng các loại nước để tăng hiệu quả như nước lọc, nước ép trái cây, rau củ, sữa hạt, nước trà thảo dược…
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, củ quả tươi là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng đi ngoài ra cục máu đông. Không những vậy, chúng còn giúp kích thích sự hoạt động của nhu động ruột và hỗ trợ làm mềm phân.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm không dinh dưỡng và không tốt cho đường tiêu hóa như thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ…
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… trong quá trình điều trị bệnh.
  • Từ bỏ những thói quen xấu khi đi đại tiện như đi lâu, làm việc riêng trong lúc đi ngoài, nhịn đại tiện… Thay vào đó nên tập thói quen đi đại tiện đúng vào một khung giờ cố định, tập trung đi nhanh và vệ sinh kỹ lưỡng sau khi đi xong để tránh viêm nhiễm.
  • Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng tốt nhất không nên quá lạm dụng các loại thuốc Tây, điển hình là thuốc kháng viêm không steroid. Bởi chúng sẽ càng khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực, tăng nặng tình trạng bệnh.
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và áp lực quá mức.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đi ngoài ra cục máu đông. Hy vọng những kiến thức này giúp ích cho quý bạn đọc có những nhận định chính xác về bệnh. Hãy chủ động đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị để dứt điểm bệnh nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...