Đi Ngoài Ra Chất Nhầy Màu Vàng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có thể liên quan đến chế độ ăn uống, mắc phải một số bệnh lý hoặc do những yếu tố tác động từ bên ngoài. Việc xác định nguyên nhân khởi phát cụ thể sẽ hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra tốt hơn, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là bệnh gì?

Chất nhầy là một chất dày có tác dụng bôi trơn, bảo vệ mô và các cơ quan trong cơ thể. Chất nhầy tại hậu môn được sản xuất từ màng nhầy của ruột già nhằm hỗ trợ phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn.

Đi Ngoài Ra Chất Nhầy Màu Vàng là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có thể liên quan đến chế độ ăn uống, mắc phải một số bệnh lý đường tiêu hóa,…

Đối với người khỏe mạnh, chất nhầy trong phân thường không quá nhiều, có màu trong suốt hoặc vàng nhạt với số lượng nhỏ đến mức không thể nhìn bằng mắt thường. Do đó, khi chất nhầy dày đặc, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường với màu vàng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hay rối loạn bên trong hệ thống tiêu hóa.

Thông thường, đi ngoài ra chất nhầy màu vàng thường có liên quan đến một số bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, chế độ dinh dưỡng,… Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng:

1. Hội chứng ruột kích thích

Người mắc hội chứng ruột kích thích thường đi ngoài kèm theo chất nhầy màu trắng đục hoặc màu vàng. Bệnh lý là một dạng rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây tổn thương về mặt tổ chức học, sinh hóa và giải phẫu.

Hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường đi ngoài kèm theo chất nhầy màu trắng đục hoặc màu vàng

Hội chứng ruột kích thích đặc trưng bởi các biểu hiện như táo bón và tiêu chảy xen lẫn, chướng bụng, đầy hơi, sình bụng, buồn nôn,… Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể dẫn đến một lượng lớn chất nhầy xuất hiện trong phân khi đại tiện.

2. Tắc ruột

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có thể là biểu hiện của tắc ruột. Tình trạng này thường bao gồm các biểu hiện như chướng bụng, táo bón, nôn mửa, đau bụng dữ dội, dẫn đến tình trạng đi tiêu ra chất nhầy có màu vàng hoặc màu trắng đục.

Tình trạng tắc ruột có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau như xuất hiện mô sẹo ở hệ thống tiêu hóa, sỏi mật, thoát vị hoành, khối u hoặc do dung nạp các thực phẩm không thể tiêu hóa. Tắc ruột là tình trạng nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế hoặc can thiệp ngoại khoa kịp thời để cải thiện tình trạng tắc nghẽn.

3. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một dạng rối loạn tổn thương ở niêm mạc đại tràng và gây ra hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy, dính màu vàng nhạt hoặc màu trắng đục. Viêm đại tràng cũng có thể gây xuất huyết, tạo thành mủ, từ đó gây ra tình trạng đi ngoài kèm chất nhầy có mùi hôi, tanh, khó chịu,…

Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một dạng rối loạn tổn thương ở niêm mạc đại tràng

Bên cạnh đó, bệnh viêm loét đại tràng cũng có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và chuột rút bụng nghiêm trọng. Bệnh lý cần được kiểm soát sớm để phòng ngừa các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

4. Gặp các vấn đề về tụy

Viêm tuyến tụy hay ung thư tuyến tụy có thể khiến ống tụy bị chặn, ảnh hưởng đến đến quá trình sản xuất mật. Tình trạng này kéo dài khiến ruột không thể thực hiện chức năng tiêu hóa chất béo. Các biểu hiện bệnh lý thường bao gồm tình trạng đi ngoài ra chất nhầy có màu vàng, mùi hôi, nhờn.

Bên cạnh đó, trường hợp gặp các vấn đề về tụy còn có thể gây ra các biểu hiện đi kèm như đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, cơn đau lan rộng ra sau lưng, sốt, ớn lạnh hoặc đau ở vùng bụng mỗi khi chạm vào.

Thông thường, người bị ung thư tuyến tụy, viêm tụy cần được điều trị y tế kịp thời vì đây là vấn đề nghiêm trọng. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như bismuth subsalicylate (liều lớn), thuốc chống tiêu chảy khác có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng. Bên cạnh đó, một số loại thuốc được dùng trong xạ trị, hóa trị cũng có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra máu.

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tình trạng đại tiện ra chất nhầy màu vàng khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu thấy lo lắng hoặc xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Nhiều chất nhầy khi đi cầu
  • Tần suất thường xuyên
  • Tiêu chảy
  • Có máu hoặc mủ trong phân
  • Đầy hơi, chướng bụng, chuột rút
  • Thay đổi tính chất, tình trạng phân
  • Thay đổi thói quen đại tiện hoặc nhu động ruột.

Chẩn đoán đi ngoài ra chất nhầy màu vàng

Hiện nay, không có biện pháp hay xét nghiệm cụ thể có thể xác định chính xác tình trạng đi ngoài ra chất nhầy bất thường. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, lấy mẫu phân xét nghiệm. Bên cạnh đó, mẫu phân có thể được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

Chẩn đoán đi ngoài ra chất nhầy màu vàng 
Theo các chuyên gia, tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm bổ sung như:

  • Nội soi đại tràng/ đại tràng sigma
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, chụp X-quang, MRI vùng chậu để quan sát những cơ quan nội tạng.

Hầu hết các trường hợp kiểm tra chất nhầy màu vàng trong phân có thể cho ra kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần trải qua nhiều vòng kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân.

Các phương pháp điều trị đi ngoài ra chất nhầy màu vàng

Việc điều trị đi cầu ra chất nhầy màu vàng còn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân khởi phát, các biểu hiện đi kèm và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để cải thiện triệu chứng.

Các phương pháp điều trị đi ngoài ra chất nhầy màu vàng 
Cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh với chất xơ, chất béo và carbohydrate

Một số lưu ý khi xử lý chất nhầy màu vàng khi đi ngoài, bao gồm:

  • Tăng lượng chất lỏng tiêu thụ mỗi ngày
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chống viêm, chứa ít axit và không chứa chất độc hại
  • Người bệnh có thể bổ sung các loại men vi sinh hoặc những chất bổ sung có chứa men vi sinh
  • Cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh với chất xơ, chất béo và carbohydrate

Trường hợp khởi phát do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc các bệnh lý liên quan khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, các loại thuốc kê toa để kiểm soát triệu chứng. Đôi khi, phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp loét trực tràng hoặc nứt hậu môn.

Ngoài ra, người bị rối loạn nhu động ruột, táo bón, tiêu chảy có thể được đề nghị dùng một số chế phẩm sinh học để kiểm soát các triệu chứng. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan.

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, tình trạng sức khỏe cần được điều trị y tế kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...