Đi Cầu Ra Máu Nhưng Không Đau Rát là do đâu? Có đáng lo?

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nhiều bệnh lý tiêu hóa có liên quan đến vấn đề này. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, triệu chứng của bệnh nghiêm trọng và nặng nề sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát là do đâu?

Đi cầu ra máu nhưng không đau là một trong những tình trạng tiêu hóa không bình thường mà hiện nay nhiều người gặp phải. Mặc dù vậy, do không có biểu hiện đau đớn nên nhiều người chủ quan không tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm. Cũng chính vậy, các bệnh lý tiêu hóa có điều kiện tiến triển và phát sinh các biến chứng nặng nề.

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát là do đâu?
Đi cầu ra máu nhưng không bị đau rát là do đâu?

Hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện, máu lẫn trong phân hoặc nhỏ giọt,… nhưng không gây đau có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó điển hình là các bệnh lý như bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng,… Ở giai đoạn bệnh nhẹ, chưa quá nghiêm trọng, người bệnh vẫn có khả năng đi đại tiện bình thường, không bị đau rát khó chịu.

Tuy nhiên, trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không được kiểm soát, bệnh nhân có khả năng gặp phải nhiều biến chứng. Cụ thể hơn, dưới đây là các nguyên nhân gây đi cầu ra máu nhưng không đau, bạn đọc tham khảo và tìm cách điều trị sớm:

Đi cầu ra máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là chứng bệnh tiêu hóa phổ biến ngày nay. Bệnh xảy ra khi tĩnh mạch niêm mạc ống hậu môn phình giãn quá mức, hình thành búi trĩ. Ban đầu, các búi trĩ còn nhỏ, chưa gây ra nhiều biến chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên khi chúng phát triển lớn dần, người bệnh sẽ gặp phải không ít rắc rối.

Đây cũng là một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau, nhất là ở giai đoạn bệnh nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh chuyển nặng, búi trĩ to sẽ kèm theo đau nhứt hậu môn. Tùy vị trí hình thành búi trĩ, bệnh được chia thành các dạng chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Người bệnh mắc phải chứng bệnh này có thể bị đi ngoài ra máu, tuy nhiên lượng máu khá ít và khó phát hiện, chúng lẫn trong phân hoặc dính một ít lên giấy vệ sinh. Đa phần những trường hợp này đều không nhận thấy đau đớn hoặc dấu hiệu bất thường nào khác. Vì thế nhiều người chủ quan, không tìm hiểu và điều trị sớm.

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát là do đâu?
Trĩ là một trong những bệnh lý có liên đến triệu chứng chảy máu bất thường khi đi đại tiện

Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, máu chảy khi đi đại tiện nhiều hơn, kèm theo cơn đau rát hậu môn khó chịu, người bệnh mới khám và can thiệp điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh càng nặng, khả năng điều trị dứt điểm càng thấp, đồng thời người bệnh có rủi ro càng cao.

Ngoài hiện tượng xuất huyết ồ ạt do búi trĩ bị cọ xát, tổn thương, người bệnh còn bị đau rát hậu môn, ngứa ngáy khó chịu, ra dịch hậu môn mùi hôi thối. Bệnh trĩ không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh, thế nhưng giai đoạn bệnh nặng có thể gây ra nhiều biến chứng khiến người bệnh suy nhược, gặp phải nhiều vấn đề nguy hại khác.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố ăn uống, lạm dụng thuốc tân dược, thói quen sinh hoạt,…. Bệnh có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc kéo dài tương ứng với mức độ cấp và mãn tính. Tình trạng viêm lâu ngày có khả năng gây loét, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Một trong những biểu hiện cảnh báo bệnh lý này có triệu chứng đi cầu ra máu nhưng không đau rát, kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bởi, nếu không kịp thời điều trị viêm dạ dày, bệnh có thể gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu, một số trường hợp chảy máu nhưng không gây đau rát. Theo đó, polyp là những khối u xuất hiện bất thường, tuy nhiên đa số đều lành tính và có thể loại bỏ. Chúng hình thành và phát triển bất thường bên trong hệ tiêu hóa, đường ruột, đặc biệt là tại khu vực đại – trực tràng.

di-cau-ra-mau-nhung-khong-dau-rat-1
Khối polyp xuất hiện gây cản trở quá trình đại tiện, dễ gây chảy máu

Người có tuổi cao thường gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định chính xác, chuyên gia đưa ra các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh từ bên trong và ngoài cơ thể. Nhận biết polyp đại trực tràng thông qua các triệu chứng khó khăn khi đi đại tiện, đi cầu ra máu nhưng không đau rát,…

Cũng chính vì bệnh khởi phát âm thầm, triệu chứng không rõ ràng nên nhiều người nhầm lẫn, chủ quan trong việc điều trị. Mặc dù lành tính, tuy nhiên khi polyp phát triển kích thước lớn hơn có thể gây ra nhiều triệu chứng nặng nề, chèn ép lên các cơ quan lân cận, phát sinh biến chứng, thậm chí là chuyển thành ung thư đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh viêm loét đại trực tràng

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát có thể là dấu hiệu bệnh viêm loét đại trực tràng. Máu chảy có màu đen hoặc đỏ tươi tùy mức độ viêm loét. Khi người bệnh đi đại tiện, máu và chất ngầy bám trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh, lượng máu không nhiều.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người bệnh không bị đau rát hậu môn khi đại tiện lại gặp các cơn đau bụng dưới dữ dội, kèm theo sốt cao. Tình trạng viêm loét kéo dài không được điều trị có khả năng phát sinh các biến chứng khác, chẳng hạn hiện tượng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn,…

Tình trạng nứt kẽ hậu môn

Theo một số thống kê cho thấy, người bị đi cầu ra máu nhưng không đau rát có thể là do tình trạng nứt kẽ hậu môn gây ra. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đa phần là do táo bón lâu ngày, phân cứng làm tổn thương hậu môn. Vết rách niêm mạc hậu môn có chiều dài khoảng 1cm.

Khi mới hình thành, người bệnh có thể không cảm nhận được cơn đau, chỉ nhận thấy máu dính vào phân hoặc trên giấy vệ sinh. Điều này làm nhiều người chủ quan, không điều trị sớm. Trường hợp nứt kẽ hậu môn kéo dài, máu chảy liên tục và nhiều hơn, gây đau đớn tăng dần khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh có thể xảy ra ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới. Tùy vào vị trí tổn thương mà mức độ bệnh khác nhau, vùng bị ảnh hưởng có thể kéo dài từ dạ dày, ruột non, ruột già đến trực tràng, hậu môn. Cần thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh Crohn

Người mắc bệnh Crohn có thể gặp phải triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi. Đây là bệnh lý tổn thương đường tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy. Nếu không điều trị, bệnh có thể lan rộng ra các mô, khiến cơ thể suy nhược, phát sinh biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh.

di-cau-ra-mau-nhung-khong-dau-rat-1
Bệnh Crohn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đi ngoài ra máu nhưng không gây đau

Khi mới khởi phát, triệu chứng thường khá mờ nhạt nên nhiều người chủ quan không thăm khám sớm. Tuy nhiên, dần dần các dấu hiệu bất thường trở nên rõ nét hơn. Nhận biết thông qua một vài triệu chứng như tiêu chảy, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, sốt,… Trong đó có tình trạng đi cầu ra máu nhưng không đau rát.

Bên cạnh các biểu hiện bất thường về tiêu hóa, bệnh nhân mắc Crohn còn gặp phải các triệu chứng khác như viêm đau khớp, viêm da, triệu chứng về gan, ống mật, trẻ em chậm phát triển,… Bệnh chưa có thuốc đặc trị, người bệnh có thể kiểm tra, chẩn đoán bệnh và điều trị kiểm soát triệu chứng.

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Tình trạng viêm đại tràng thiếu máu cục bộ xảy ra khi máu lưu thông đến cơ quan này bị sụt giảm, không đủ số lượng như bình thường. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến tình trạng tắc nghẽn hoặc thu hẹp mạch máu. Lúc này, oxy cần cho các tế bào trong hệ tiêu hóa bị thiếu hụt, hình thành phản ứng viêm và gây tổn thương khu vực đại tràng.

Có khoảng 90% người bệnh là những bệnh nhân có tuổi tác cao. Triệu chứng nhận biết bệnh điển hình là hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, tuy nhiên hậu môn ít khi đau đớn khó chịu như các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng kèm theo như tiêu chảy, mót rặn, đại tiện khẩn cấp, nôn ói,…

Bệnh ung thư đại trực tràng

Không loại trừ khả năng tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là do bệnh ung thư đại trực tràng gây ra. Bệnh xảy ra âm thầm, triệu chứng ban đầu mờ nhạt sau đó trở nên nặng nề khi người bệnh không kịp thời điều trị. Ung thư có tính chất nguy hiểm cao, biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát có nguy hiểm không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, tùy vào nguyên nhân ở mỗi người, mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Như đã đề cập bên trên, hiện tượng bất thường này có khả năng là triệu chứng của nhiều bệnh lý tiêu hóa.

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát có nguy hiểm không?
Đừng nên chủ quan khi nhận thấy tình trạng đi cầu ra máu không gây đau rát

Trường hợp người bệnh chủ quan, không sớm điều trị kiểm soát, chúng có thể biến chứng gây hại cho sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Mỗi bệnh lý tiềm ẩn các rủi ro khác nhau. Một số hệ lụy nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể xảy ra như:

  • Gây mất máu nặng: Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện ngày càng ồ ạt khiến bệnh nhân bị thiếu máu nặng. Đây là một trong những biến chứng khó lường. Lúc này, người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng kèm theo như hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng đến công việc, đời sống và sức khỏe. Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng giúp cải thiện hiện tượng thiếu máu. Tuy nhiên với người bị mất máu nghiêm trọng cần được cấp cứu để phòng tránh rủi ro.
  • Suy nhược, biến chứng: Người bệnh đi cầu ra máu ồ ạt, kèm theo các triệu chứng khác khiến cơ thể ngày càng suy nhược. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây hại sức khỏe, nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề khác. Chẳng hạn với tình trạng thiếu máu nhẹ, người bệnh có thể bị ngất đột ngột, choáng váng, chóng mặt, tụt huyết áp,… Tình trạng thiếu máu nghiêm trọng gây mất ý thức, thay đổi nhịp tim,…
  • Thủng đại tràng, gây ung thư: Trường hợp chảy máu hậu môn khi đi ngoài có thể do bệnh trĩ gây ra hoặc liên quan đến nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Nếu không điều trị đúng cách, những bệnh lý này có thể gây thủng đại tràng, xuất huyết trầm trọng hoặc ung thư hóa. Lúc này người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí đe dọa tính mạng.

Không nên chủ quan khi nhận thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không gây đau rát. Nếu quan sát thấy máu chảy thường xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Trường hợp không can thiệp, bệnh tiêu hóa nặng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và đời sống của người bệnh.

Phương pháp khắc phục đi cầu ra máu nhưng không đau rát

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát có thể cải thiện thông qua một số điều chỉnh về lối sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt phù hợp với người mới gặp phải triệu chứng này, cơ thể chưa xảy ra dấu hiệu biến chứng nặng nề. Dưới đây là các phương pháp khắc phục phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò quan trọng, hỗ trợ ổn định hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giảm tình trạng đi cầu ra máu nhưng không gây đau rát. Theo đó, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, vấn đề tiêu hóa đang gặp phải. Một số lưu ý như sau:

Phương pháp khắc phục đi cầu ra máu nhưng không đau rát
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn uống nhiều rau tươi giúp tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng ngừa nguy cơ táo bón ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
  • Kiêng ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn béo, quá mặn,… Kiêng dùng thức uống chứa cồn, rượu bia, đồ uống có gas,…
  • Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa, không nên ăn quá no trong một bữa ăn. Có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ thống tiêu hóa, nhất là tránh ảnh hưởng đến tình trạng đi ngoài ra máu.
  • Uống đủ nước, cung cấp điện giải cho cơ thể. Dùng nước ép hoa quả rau củ tươi giúp cung cấp thêm dưỡng chất, hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong cơ thể thuận lợi hơn, tránh đầy hơi, chướng bụng, táo bón,…
  • Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn những món tái sống có rủi ro gây nhiễm khuẩn đường ruột, nhất là người có hệ tiêu hóa kém.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh điều chỉnh thói quen ăn uống, người bệnh nên thay đổi một số hoạt động hàng ngày để việc tiêu hóa thuận lợi hơn, giảm các triệu chứng khó chịu. Cụ thể:

  • Không vận động ngay sau khi ăn, nên nghỉ ngơi 15 – 30 phút để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
  • Kết hợp tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức đều đặn mỗi ngày. Việc tham gia tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai hơn, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa nói riêng và các vấn đề khác.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục, hậu môn sạch sẽ mỗi ngày, không chà xát mạnh gây tổn thương hậu môn.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ mạnh bạo hoặc quan hệ qua đường hậu môn khi chưa tìm hiểu kỹ kiến thức về vấn đề này.
  • Không nhịn đại tiện thường xuyên, nên xây dựng thói quen đại tiện trong cùng khung giờ mỗi ngày.

Ổn định tâm lý thoải mái

Người bệnh không nên quá lo lắng, thay vào đó cần giữ tâm lý thoải mái để giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể thư giãn, tránh stress, lo âu ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa, đặc biệt làm tăng tiết dịch vị hoặc co bóp dạ dày quá mức. Ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể sớm hồi phục.

Phương pháp khắc phục đi cầu ra máu nhưng không đau rát
Ổn định tâm lý thoải mái giúp quá trình phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn

Dùng mẹo dân gian

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, giữ tâm trạng thoải mái, người bệnh có thể áp dụng một vài mẹo dân gian giúp cầm máu, giảm cảm giác khó chịu do bệnh tiêu hóa gây ra. Phương pháp thích hợp khi bệnh mới khởi phát, tham khảo một số cách dưới đây:

  • Dùng lá ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, giúp kháng viêm, kháng khuẩn an toàn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu,… Sử dụng một nắm lá ngải cứu rửa sạch rồi giã nát, đắp trực tiếp lên hậu môn hoặc trộn với trứng gà chế biến món ăn. Áp dụng kiên trì để thu được hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng rau diếp cá: Diếp cá có tính mát, giúp kháng khuẩn chống nhiễm trùng tốt, an toàn. Dùng theo phương pháp đắp ngoài hậu môn, thích hợp nếu bạn đang mắc bệnh trĩ hoặc rò hậu môn. Nước lá diếp cá chứa các chất kháng khuẩn, giúp làm sạch khu vực tiếp xúc, hỗ trợ làm teo búi trĩ, giảm tình trạng đi ngoài ra máu.

Mẹo dân gian lành tính, thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Ngoài hai cách kể trên, người bệnh có thể dùng các thảo dược tự nhiên khác. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, cách điều trị sẽ không hoàn toàn giống nhau. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám y tế, tìm nguyên nhân gây chảy máu khi đi đại tiện và có hướng điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau khi nào đến gặp bác sĩ?

Đi cầu ra máu nhưng không đau rát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số trường hợp sau một thời gian triệu chứng này tự thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan, tình trạng chảy máu kéo dài có thể phát sinh một số hệ lụy khác.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau khi nào đến gặp bác sĩ?
Chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng bất thường diễn ra liên tục, không cải thiện

Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị sớm ngay từ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Đặc biệt là trường hợp đi ngoài ra máu kèm theo mùi hôi, phân sẫm màu, lẫn máu đen hoặc đỏ sẫm. Người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện nếu gặp phải các trường hợp:

  • Chảy máu khi đi đại tiện liên tục trong 2 – 3 tuần không thuyên giảm.
  • Trẻ em bị đi ngoài ra máu nhưng không bị đau rát.
  • Người có dấu hiệu mệt mỏi thường xuyên, sút cân không rõ nguyên do.
  • Đau bụng, sưng bụng và cứng bụng kèm theo sốt cao.
  • Sờ vào bụng phát hiện có khối u bất thường.
  • Đi ngoài phân ít, phân mềm hơn bình thường, tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần không phục hồi.
  • Táo bón lâu ngày, đại tiện khó, phân rò rỉ hoặc đại tiện không kiểm soát.

Thăm khám tìm ra nguyên nhân gây đi cầu ra máu nhưng không đau rát càng sớm càng giúp việc điều trị thuận lợi, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trường hợp chủ quan, bệnh tiêu hóa tiến triển nghiêm trọng không chỉ gây hại sức khỏe và đời sống hàng ngày mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...