Đầy Hơi Chướng Bụng Đi Ngoài Ra Máu và Hướng Điều Trị

Bệnh trĩ, rối loạn tiêu hóa, táo bón kéo dài,… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại – trực tràng, viêm túi thừa đại tràng,…

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Tình trạng đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu là dấu hiệu nhận biết cơ quan tiêu hóa bị rối loạn, tổn thương. Các biểu hiện này thường gặp ở người có chế độ dinh dưỡng kém khoa học, giờ giấc sinh hoạt không ổn định, ít vận động,…

Đầy Hơi Chướng Bụng Đi Ngoài Ra Máu và Hướng Điều Trị
Bệnh trĩ, rối loạn tiêu hóa,… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu

Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra bởi tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị phình giãn quá mức do lười vận động, chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên mang vác vật nặng, thừa cân – béo phì,…

Các triệu chứng do bệnh lý gây ra không chỉ gây đau rát, khó chịu khi đại tiện mà còn gây ra tình trạng chảy máu kèm đau quặn bụng. Nguyên nhân là do búi trĩ ma sát với phân, từ đó dẫn đến tổn thương niêm mạc và gây chảy máu.

Bệnh trĩ 
Bệnh trĩ không chỉ gây đau rát, khó chịu khi đại tiện mà còn gây ra tình trạng chảy máu kèm đau quặn bụng

Hiện nay, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại được điều trị bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên nếu bệnh lý kéo dài, búi trĩ có thể bị viêm nhiễm và cần can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ.

2. Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng mãn tính khởi phát khi đại tràng co thắt bất thường, gây ra tình trạng đau quặn bụng và kèm theo biểu hiện rối loạn đại tiện (táo bón/ tiêu chảy) có lẫn với máu.

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do viêm đại tràng co thắt có thể khởi phát do phân kích thích niêm mạc trực tràng, từ đó dẫn đến chảy máu. Ngoài ra, tình trạng chảy máu cũng có thể xuất hiện do đại tràng co thắt quá mức, làm tổn thương niêm mạc, vỡ mao mạch.

3. Ung thư đại – trực tràng

Ung thư đại – trực tràng được biết đến là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Theo đó, sự xuất hiện của khối u ác tính tại đại – trực tràng có thể gây gián đoạn quá trình tiêu hóa, đồng thời đào thải phân ở cơ quan này.

Ung thư đại - trực tràng
Ung thư đại – trực tràng được biết đến là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến

Trường hợp khối u phát triển lớn, phân có thể làm tăng áp lực lên khối u, gây ra tình trạng chảy máu. Xuất huyết do ung thư đại – trực tràng có thể gây đau bụng dữ dội, đi kèm với hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, buồn nôn.

4. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa được tạo ra từ hoạt động co thắt bất thường ở cơ quan tiêu hóa (tá tràng, dạ dày hoặc đại trực tràng). Tình trạng này đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng – cơn đau có thể phân cấp từ đau âm ỉ đến sình bụng, đau bụng từng cơn, đau quặn bụng.

Bên cạnh đó, khi cơ quan tiêu hóa bị rối loạn, tần suất đại tiện (chủ yếu là tiêu chảy) cũng sẽ tăng lên một cách bất thường. Bài tiết phân quá nhiều có thể gây kích thích niêm mạc trực tràng – hậu môn, khiến cơ quan này bị chảy máu.

5. Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn được biết đến là một dạng nhiễm trùng cấp tính, có mức độ nặng nề. Các biểu hiện thực thể do bệnh lý này gây ra đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc hậu môn ứ mủ, đau rát, sưng nóng.

Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn được biết đến là một dạng nhiễm trùng cấp tính, có mức độ nặng nề

Ở giai đoạn mới bùng phát, áp xe hậu môn có thể gây đau quặn bụng dưới đi kèm với hiện tượng đi ngoài ra máu hoặc mủ. Bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng cách dùng kháng sinh và một số loại thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên nếu để các triệu kéo dài dai dẳng, áp xe hậu môn có thể chuyển sang giai đoạn rò hậu môn, từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

6. Táo bón mãn tính

Táo bón mãn tính đặc trưng bởi tình trạng phân khô, vón cục, cứng kéo dài trên 6 tuần. Tình trạng táo bón thường gây đau rát, khó chịu, xuất huyết khi đại tiện.

Tuy nhiên, ở người bị táo bón nặng, lượng phân trong lòng ruột có xu hướng ứ đọng trong nhiều ngày và dẫn đến đầy trướng bụng. Cơn đau này có thể tăng lên nếu bạn cố gắng “rặn” trong quá trình đại tiện.

7. Viêm túi thừa đại tràng

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của viêm túi thừa đại tràng. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc đại tràng bị phình, giãn, hình thành cấu trúc hình túi. Thông thường, những túi thừa đại tràng không gây đau hoặc phát sinh bất kỳ triệu chứng gì. Nhưng khi túi thừa bị viêm nhiễm do vi khuẩn, người bệnh có thể bị đầy chướng bụng, kèm theo sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh,…

Viêm túi thừa đại tràng
Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của viêm túi thừa đại tràng

Trong một số trường hợp bị viêm túi thừa nghiêm trọng, phân có thể làm tăng áp lực lên cơ quan này và dẫn đến tình trạng chảy máu khi đại tiện.

Ngoài ra, biểu hiện đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu còn có thể xảy ra do một số bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa cấp, nứt kẽ hậu môn, bệnh Crohn,…

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa. Hầu hết trường hợp gặp phải triệu chứng này đều khởi phát từ các bệnh lý thường gặp như táo bón mãn tính, rối loạn tiêu hóa, áp xe hậu môn, táo bón mãn tính,…

Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể khởi phát do ung thư đại – trực tràng, viêm túi thừa,… So với các bệnh trên, viêm túi thừa, ung thư là các bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được kiểm soát sớm.

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? 
Khi nhận thấy triệu chứng kéo dài trên 3 ngày, cần tiến hành thăm khám để được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, những bệnh lý trên còn gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng kéo dài trên 3 ngày, cần tiến hành thăm khám để được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp giúp cải thiện đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu

Để làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ. Đồng thời, ưu tiên các món ăn có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa và có khả năng làm mềm phân như khoai lang, rau mồng thơi, đu đủ chín, rau khoai, rau dền,…
  • Cung cấp đủ từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để giúp duy trì lượng nước bên trong lòng ruột, giảm nguy cơ bị táo bón.
  • Người bệnh cần vệ sinh hậu môn đúng cách nhằm làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, áp xe
  • Dùng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn. Nên hạn chế các thực phẩm tươi sống như cá, mực, tôm, trứng,…
  • Cần vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn, trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tránh các loại thực phẩm, đồ uống dễ gây đầy hơi, chướng bụng, táo bón như đồ hộp, hải sản, thức ăn nhanh, snack, cà phê, thức ăn chứa nhiều gia vị, bia rượu,…
  • Nên tập thói quen đại tiện đúng giờ, đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
  • Vận động từ 15 – 30 phút/ ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường nhu động ruột. Việc hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, táo bón cũng như các bệnh đường tiêu hóa như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ,…
  • Không lạm dụng những loại thuốc có thể gây tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa như thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau,…

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có thể nhận thấy, tình trạng chướng bụng đi cầu ra máu không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần sắp xếp để tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu - Khi nào cần gặp bác sĩ? 
người bệnh cần chủ động đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng như mệt mỏi, máu lẫn trong phân nhiều,…

Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng sau:

  • Lượng máu lẫn trong phân nhiều, có mùi hôi khó chịu
  • Đau quặn bụng dữ dội
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
  • Sụt cân bất thường
  • Choáng đầu
  • Hậu môn bị sưng nóng, đau rát, khó khăn khi ngồi
  • Nôn mửa kéo dài, có kèm theo dịch màu nâu

Tình trạng đầy hơi chướng bụng đi ngoài ra máu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, việc xác định bệnh lý dựa vào các biểu hiện lâm sàng, biểu hiện thực thế có thể dẫn đến nhầm lẫn. Do đó, trường hợp bệnh lý không thuyên giảm sau 3 ngày, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ để được thực hiện những xét nghiệm cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...
7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu có tác dụng cầm máu, đồng thời...
Đi ngoài ra cục máu đông

Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là...