Đau Nhói Sau Bả Vai Trái Sau Lưng: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đau nhói sau bả vai trái sau lưng là tình trạng nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây đau có thể do người bệnh làm việc nặng nhọc, quá sức hoặc cũng có nguy cơ liên quan đến các bệnh lý về xương khớp. Bạn cần thăm khám sớm và điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đau nhói sau bả vai trái sau lưng là bị gì?

Theo cấu tạo phần xương bả vai có hình tam giác nằm phía sau lưng. Chúng sẽ nhô ra khi bạn mở rộng cánh tay, khuỷu tay về phía sau, thông qua động tác này bạn có thể xác định được xương bả vai dễ dàng.

Đau nhói sau bả vai trái sau lưng là bị gì?
Đau nhói sau bả vai trái sau lưng khiến nhiều người gặp khó khăn trong công việc và sức khỏe

Trong hệ thống xương khớp, xương bả vai có vai trò quan trọng, giúp hỗ trợ chuyển dộng của vai, tay và đảm nhiều nhiều chức năng khác trong hoạt động của cơ thể. Tình trạng đau nhói sau bả vai trái sau lưng là một trong những hiện tượng thường gặp hiện nay.

Có nhiều yếu tố tác động gây nên tình trạng này. Chẳng hạn như các chấn thương, thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc do liên quan đến các bệnh lý xương khớp, tim mạch,… Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

Nguyên nhân không phải do bệnh lý

Một số nguyên nhân tác động bên ngoài gây chấn thương, sai lệch khớp xương dẫn đến các cơn đau mỏi bất thường:

  • Chấn thương:

Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị đau nhói sau bả vai trái sau lưng. Chẳng hạn như khi bạn lao động, làm việc quá mức, tập luyện không đúng cách khiến xương bả vai bị tác động.

Tình trạng chấn thương sau đó sẽ tạo ra các cơn đau nhói bất thương, nếu không điều trị có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu nhận thấy sau khi làm việc, chơi thể thao hoặc va phải đồ vật thấy xương bả vai trái sau lưng bị đau nhức bất thường nên thăm khám sớm.

  • Khiêng vác vật nặng:

Khiêng vác đồ vật có khối lượng lớn là yếu tố nguy cơ khiến bạn bị đau nhức xương khớp, trong đó có xương bả vai sau lưng. Đặc biệt đối với người phải thường xuyên khiêng vác nặng, dùng vùng lưng để nâng đỡ đồ vật có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Việc chịu lực ép quá lớn lúc này làm cho dây chằng kéo dãn quá mức, lâu ngày làm lỏng lẻo xương, cơ cứng, căng tạo thành các cơn đau nhức khó chịu. Trường hợp nghiêm trọng, phần cột sống có thể bị tổn thương, gây lệch hoặc biến dạng nguy hiểm.

  • Sai tư thế:

Ngồi hoặc đứng trong tư thế không phù hợp trong thời gian dài khiến cho xương sống bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhói sau bả vai trái sau lưng. Các tư thế có tác động mạnh như ngồi cong lưng, nghiêng một bên, đi giày cao gót,… trong thời gian kéo dài.

Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen cúi đầu sử dụng máy tính bảng, điện thoại di động thường xuyên, duy trì thói quen xấu trong nhiều năm khiến cho cơ cổ, vai trở nên yếu dần. Tuy nhiên lúc đó triệu chứng đau mỏi chưa khởi phát nên người bệnh còn khá chủ quan, không điều chỉnh tư thế sớm.

Bên cạnh có yếu tố kể trên, người nằm sai tư thế khi ngủ dậy cũng cảm nhận được các cơn đau nhức bất thường ở cột sống lưng, bả vai. Cần xoa bóp để máu huyết lưu thông và điều chỉnh lại tư thế nằm ngủ để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn, ảnh hưởng sức khỏe xương khớp.

  • Sử dụng nhiều lực:

Chơi thể thao quá sức, tập luyện với tần suất cao không mang lại lợi ích cho sức khỏe ngược lại còn ảnh hưởng đến xương khớp. Bên cạnh đó, những người phải thường xuyên làm việc nặng nhọc, khiêng vác đồ vật lớn hơn trọng lượng cơ thể cũng có nguy cơ bị đau nhói sau bả vai trái sau lưng.

Đau nhói sau bả vai trái sau lưng là bị gì?
Sử dụng nhiều lực khiêng vác vật nặng khiến dây chằng giãn quá mức, gây đau nhói khó chịu

Đừng chủ quan khi nhận thấy cơn đau bất thường. Nếu tiếp tục duy trì tần suất vận động, làm việc như thế, xương khớp có nguy cơ yếu dần, căng cơ, bong gân, kéo giãn dây chằng gây ra các cơn đau nặng nề hơn.

  • Trật xương:

Nhiều người khi đột ngột vặn mình, va chạm hoặc bị kéo về một hướng gặp phải tình trạng lệch khớp, trật khớp. Tuy nhiên tình trạng trật khớp rất ít khi xảy ra, chỉ khi cơ thể bị tác động một lực lớn khiến xương sườn, bả vai bị đau nhức nghiêm trọng. Trường hợp bị trật xương nặng, người bệnh có thể bị ảnh hưởng hô hấp..

Nguyên nhân do bệnh lý

Bên cạnh các vấn đề kể trên, tình trạng đau nhói sau bả vai trái sau lưng có thể là do chịu ảnh hưởng bởi một số bệnh lý về xương khớp, tim mạch, phổi. Chẳng hạn:

  • Chèn ép dây thần kinh:

Hệ thống dây thần kinh bị chèn ép khi bị chấn thương, bệnh xương khớp hoặc khi bị lão hóa gây ra các cơn đau nhức bất thường. Trong đó tình trạng đau bả vai trái sau lưng khá phổ biến, cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài hoặc đau nhói đột ngột.

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm:

Một trong những nguyên nhân gây đau nhói sau bả vai trái sau lưng có thể là do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt là tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh khiến cho hệ thần kinh xung quanh bị chèn ép, làm phát sinh các cơn đau nhức bất thường.

Đau nhói sau bả vai trái sau lưng là bị gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ gây ảnh hưởng đến xương bả vai trái, phát sinh các cơn đau bất thường

Cơn đau từ cột sống cổ có thể lan rộng ảnh hưởng đến khu vực bả vai trái sau lưng, vùng cánh tay và các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng trên cũng cảm nhận được các cơn đau ở phần bả vai trái sau lưng. Tuy nhiên tình trạng này hiếm gặp hơn.

  • Lão hóa xương:

Xương khớp bắt đầu lão hóa dần khi cơ thể bước vào tuổi trung niên. Tình trạng đau nhức khó tránh khỏi, đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Khi đó, chỉ cần những tác động nhẹ ở vùng lưng, hông có thể khiến cơn đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện nay có nhiều biện pháp giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể thông qua đường ăn uống, dùng thực phẩm chức năng. Kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh ảnh hưởng đến vai, lưng và khu vực cột sống.

  • Hội chứng Impingement:

Xương bả vai căng quá mức dẫn tình trạng đau mỏi bất thường, tình trạng này còn được gọi là hội chứng Impigement. Khi đó, các cơ, dây chằng bị viêm, tổn thương phát sinh các cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ.

Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chấn thương khớp xương ở vai, làm suy giảm chức năng của xương khớp và khả năng điều khiển hoạt động của cơ thể. Điều này gây ra không ít ảnh hưởng cho sức khỏe và đời sông của người bệnh.

  • Bệnh về tim:

Các bệnh lý về tim mạch có thể làm ảnh hưởng đến xương bả vai. Do đó, khi nhận thấy cơn đau nhói sau bả vai trái sau lưng có thể là ảnh hưởng từ các bệnh lý này. Chẳng hạn bệnh viêm màng tim, bệnh động mạch, bệnh thiếu máu cục bộ, nhồi máu có tim, đau ngực, hở van tim,…

  • Bệnh về phổi:

Ngoài các bệnh lý về tim mạch, tình trạng đau nhức xương bả vai cũng có thể do các vấn đề về phổi gây ra. Trong đó có thể kể đến như bệnh viêm màng phổi trái, viêm khí quản, áp xe phổi, viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính,…

Đau nhói sau bả vai trái sau lưng là bị gì?
Cơn đau cũng có thể xuất hiện do ảnh hưởng của các bệnh lý về tim phổi

Trên đây là một số nguyên nhân gây đau nhói sau bả vai trái sau lưng, bạn đọc có thể tham khảo. Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng đau mỏi có thể do ảnh hưởng bởi co thắt thực quản, viêm dạ dày,… hoặc nhiều vấn đề khác.

Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Trường hợp đau do bệnh lý nặng không điều trị có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị đau nhói sau bả vai trái sau lưng

Tùy vào nguyên nhân gây đau nhói sau bả vai trái sau lưng để lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp. Trước hết người bệnh được khuyến khích thăm khám y tế sớm.

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân đau và xác định mức độ tổn thương của người bệnh. Sau đó, dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Trường hợp đau mỏi không phải do bệnh lý, mức độ đau không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng phương pháp dân gian tại nhà. Khi cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Dưới đây là một số phương pháp chính:

Phương pháp giảm đau tại nhà

Áp dụng mẹo chữa tại nhà giúp giảm đau tức thời, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh. Hướng khắc phục phù hợp với tình trạng đau nhẹ, đau do mang vác vật nặng, do nằm sai tư thế khi ngủ,… Tham khảo một số cách giảm đau tại nhà dưới đây:

  • Chườm lạnh:

Nhiệt độ thấp giúp nhanh chóng giảm đau, làm tê vùng da bị đau, nhờ đó cải thiện tình trạng đau cấp tính cho người bệnh. Thực hiện chườm lạnh trong 3 – 4 giờ đầu khi cơn đau xuất hiện giúp đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Cách điều trị đau nhói sau bả vai trái sau lưng
Chườm lạnh giúp giảm nhanh cơn đau tại chỗ, thư giãn cơ và giúp người bệnh thoải mái hơn

Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần cho đá vào túi chườm và trực tiếp áp lên vị trí bả vai sau bị đau, thực hiện mỗi 2 – 3 tiếng một lần, chườm mỗi ngày 4 – 5 lần. Lưu ý để tránh làm bỏng lạnh, mỗi lần chườm không quá 30 phút.

  • Giảm đau bằng gừng:

Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng củ gừng tươi chữa đau nhói sau bả vai trái sau lưng bằng cách chườm nóng gừng đã sao lên khu vực cần điều trị.

Theo đó, người bệnh sử dụng khoảng 2 củ gừng, rửa sạch rồi giã nát. Cho gừng vào chảo, thêm 2 muỗng giấm rồi sao nóng. Cho hỗn hợp vào miếng vải, chườm lên vùng bả vai trái, thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.

Phương pháp tại nhà đơn giản, dễ thực hiện giúp giảm nhanh cảm giác đau nhói tại chỗ, giúp người bệnh thư giãn, thoải mái hơn. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, trường hợp cơn đau do chấn thương hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác cần thăm khám và tiếp tục theo dõi điều trị.

Dùng thuốc Tây điều trị đau mỏi

Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh. Thuốc Tây có dược tính mạnh, mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, phù hợp với đối tượng bị đau tái đi tái lại nhiều lần, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống, công việc. Một số thuốc chẳng hạn như:

  • Thuốc Panadol và Neck: Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, kích thích tuần hoàn não.
  • Thuốc Alaxan: Thuốc giảm đau, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp, đau bả vai gáy, đau trên diện rộng. Thuốc không được chỉ định cho đối tượng người bệnh sắp phẫu thuật hoặc đã trải qua phẫu thuật.
  • Thuốc Acetaminophen: Thuốc giảm đau, hạ sốt.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Thông báo với bác sĩ nếu trong thời gian điều trị đau nhói sau bả vai trái sau lưng bằng thuốc Tây gặp phản ứng bất thường.

Uống thuốc Đông y hoặc các phương pháp hỗ trợ

Ngoài cách giảm đau tại nhà và sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp Đông y để chữa đau nhói sau bả vai trái sau lưng. Cụ thể người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc áp dụng mẹo châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

Cách điều trị đau nhói sau bả vai trái sau lưng
Uống thuốc Đông y và kết hợp các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt điều trị đau mỏi xương bả vai

Trong đó, các bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu thiên nhiên, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh khác nhau. Dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương của xương bả vai, thầy thuốc sẽ chỉ định thuốc cũng như các biện pháp hỗ trợ khắc phục phù hợp.

Người bệnh nên tìm hiểu thông tin và đến thăm khám địa chỉ Đông y uy tín, chất lượng. Không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau khi chưa được hướng dẫn để phòng ngừa tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời người bệnh nên kết hợp chăm sóc sức khỏe, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp hơn.

Bảo vệ xương bả vai, phòng ngừa đau nhói bả vai trái sau lưng

Cơn đau nhói bả vai trái sau lưng xuất hiện gây ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe của người bệnh. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên chủ động trong việc bảo vệ và phòng ngừa các vấn đề xương khớp nói chung, đau xương bả vai nói riêng. Một số vấn đề như sau:

  • Điều chỉnh tư thế đứng, ngồi, nằm phù hợp tránh các chấn thương đến xương khớp, dây chằng trong thời gian dài dẫn đến cơn đau mãn tính khó điều trị.
  • Tránh khiêng vác vật nặng hơn trọng lượng cơ thể, cố gắng quá sức có thể làm dây chẳng kéo căng quá mức, tổn thương xương khớp,…
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao. Tuy nhiên nên xây dựng lịch tập và chế độ luyện tập phù hợp.
  • Duy trì cân nặng cân đối, hạn chế thừa cân béo phì gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế rượu bia, thuốc lá,…

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về tình trạng đau nhói sau bả vai trái sau lưng. Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau mỏi bất thường, để phòng ngừa rủi ro gây hại sức khỏe bạn nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974573434

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...