Đau Lưng Bên Trái: Triệu chứng, Vị Trí và Cách Xử Lý

Đau lưng bên trái có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, triệu chứng này có thể cải thiện thông qua một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau lưng bên trái cần được điều trị y tế kịp thời để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Vị trí và dấu hiệu nhận biết đau lưng bên trái

Đau lưng trái là tình trạng khá phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, nhất là ở người trung niên và cao tuổi. Tình trạng cơn đau chỉ xảy ra ở phần phía bên trái của lưng. Triệu chứng có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với một số biểu hiện khác tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, vị trí tổn thương.

Đau Lưng Bên Trái: Triệu chứng, Vị Trí và Cách Xử Lý
Đau lưng bên trái có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Một số vị trí và biểu hiện đau lưng bên trái thường gặp:

  • Đau lưng bên trái gần mông: Tình trạng này đặc trưng bởi cơn đau ở vùng hông và mông. Thông thường, cơn đau khởi phát khá đều đặn, âm ỉ nhưng không kéo dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm, kịp thời sẽ khiến tần suất cơn đau trở nên dày hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Đau lưng bên trái gần mông có thể là dấu hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh thận, đại tràng Sigma.
  • Đau sau lưng bên trái: Cơn đau thường bắt đầu từ sau lưng bên trái, lan rộng ở khu vực thắt lưng. Thông thường, cơn đau sau lưng bên trái có thể kéo dài từ 30 – 60 phút. Cơn đau thường khởi phát sau bữa ăn, lúc vận động, sau khi ngủ dậy. Đây có thể là biểu hiện của trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Đau lưng trên bên trái: Vùng lưng phía trên ở bên trái là vị trí của các dây xơ, dây chằng, một phần của tim, phổi. Triệu chứng đau thường gặp của tình trạng này cơn đau khởi phát từ bả vai và lan xuống giữa lưng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thần kinh, cơ ở phần lưng hoặc những bệnh lý liên quan đến cột sống, phổi.
  • Đau nửa lưng bên trái: Cơn đau nửa lưng bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Ngoài triệu chứng đau lưng, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi của khí hư, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi,… Trường hợp cơn đau khởi phát do hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề có thể gây ra các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Đau lưng bên trái phía dưới: Cơn đau thường xuất hiện tại khu vực góc phần tư bên trái từ rốn đến xương chậu. Đau lưng dưới là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung, đại tràng hoặc buồng trứng.

Nguyên nhân gây đau lưng bên trái

Nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng phụ thuộc nhiều vào vị trí đau, mức độ đau, thời điểm xuất hiện. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

1. Tổn thương mô mềm

Tình trạng đau lưng bên trái có thể xảy ra do chấn thương khớp, cơ, đĩa đệm cột sống. Tình trạng bong gân, căng cơ có thể xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, làm việc đòi hỏi thể lực cao. Một số trường hợp có thể bị căng cơ lưng, dây chằng khi hắt hơi, ho.

Tổn thương mô mềm
Tình trạng đau lưng bên trái có thể xảy ra do chấn thương khớp, cơ, đĩa đệm cột sống

Một số trường hợp đau lưng bên trái dưới bả vai do bị căng cơ hình thang, cơ hình thói nằm xung quanh bả vai, vùng lưng trên. Những cơn đau này thường gây đau nhói lưng bên trái, có thể khởi phát ở một vùng cụ thể của lưng hoặc lan rộng.

2. Sai tư thế

Trong sinh hoạt, lao động nhiều người có thể bị sai tư thế nhưng không biết rằng đây là tác nhân gây bùng phát cơn đau lưng. Việc ngồi quá lâu, duy trì tư thế trong thời gian dài có thể làm căng cơ ở lưng trên ở một hoặc hai bên, thậm chí là toàn lưng dưới.

3. Bệnh thận

Mắc phải một số bệnh lý như viêm cầu thận, suy thận, sỏi thận,… có thể gây đau lưng bên trái ở gần mông, bởi đây là vị trí của thận. Bên cạnh cơn đau lưng, bệnh lý còn gây ra một số triệu chứng khác như đi tiểu liên tục, đau buốt lan từ bụng đến cơ quan sinh dục, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…

4. Mắc phải các bệnh về xương khớp

Tình trạng đau lưng bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp. Theo đó, các bệnh lý về cột sống thường ảnh hưởng ít nhiều đến lưng, đồng thời gây bùng phát cơn đau và một số biểu hiện khác đi kèm.

Mắc phải các bệnh về xương khớp
Tình trạng đau lưng bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp

Dưới đây là một số bệnh lý gây khởi phát cơn đau lưng bên trái:

  • Thoát vị đĩa đệm: Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng L4-L5, bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau tức, tê lưng bên trái.
  • Viêm khớp: Đây là thuật ngữ đề cập đến các bệnh lý gây đau, viêm khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Tình trạng này có thể khởi phát tại các khớp có liên quan đến vùng lưng và gây đau tức lưng bên trái.
  • Gai xương sống: Gai xương sống đặc trưng bởi phần xương nhô ra ở cột sống dẫn đến đau lưng, cứng khớp. Gai cột sống cổ thường gây chèn ép lên dây thần kinh, đau vùng lưng trên kèm theo yếu, tê cánh tay.
  • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) được nối từ phần dưới thắt lưng xuống tới chân. Do đó, bệnh nhân có thể bị đau lưng bên trái lan xuống chân từ âm ỉ đến dữ dội, đặc biệt là khi mang vác vật nặng ở thắt lưng bên trái gần mông.
  • Vẹo cột sống: Đây là tình trạng cột sống mất đi đường cong tự nhiên. Triệu chứng sẽ tiến triển nặng nề theo thời gian, gây đau lưng, chèn ép lồng ngực, phổi, tim.
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài những bệnh lý xương khớp trên, tình trạng đau lưng bên trái còn có thể xảy ra do gãy đốt sống, gù cột sống, hẹp ống sống.

5. Hệ quả của các bệnh đường tiêu hóa

Nhiều người không biết rằng, các bệnh đường tiêu hóa có thể gây ra tình trạng đau lưng. Đó có thể là hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm tụy,… Những chứng bệnh này thường gây ra cơn đau bụng bên trái.

Hệ quả của các bệnh đường tiêu hóa
Các bệnh đường tiêu hóa có thể gây ra tình trạng đau lưng

Cơn đau có thể lan rộng ra sau lưng bên trái, gần mông và kèm theo các biểu hiện cụ thể như táo bón, tiêu chảy, sốt, đầy hơi, nôn,… Nhất là trường hợp viêm tụy, bệnh nhân có thể bị sụt cân, phân nhờn và có mùi hôi.

6. Đau lưng bên trái do bệnh phổi

Trường hợp bị lao phổi, viêm phổi, phổi có khối u,… cũng có thể gây ra cơn đau lưng phía trên bên trái. Bên cạnh đó, người mắc bệnh còn có thể đi kèm với các biểu hiện khác như khó thở, xuất huyết phổi, ho dai dẳng,…

7. Ảnh hưởng của một số bệnh lý phụ khoa

Cơn đau có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung,… Bà bầu cũng có thể phải tình trạng đau lưng trái do tăng áp lực lên cột sống. Đau lưng bên trái ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.

Đau lưng bên trái nguy hiểm không?

Không chỉ là cơn đau thoáng qua, tình trạng đau lưng bên trái còn có thể khiến người bệnh đối mặt với cơn đau lưng mãn tính nếu chủ quan, không chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, trường hợp triệu chứng khởi phát do các bệnh lý tiềm ẩn nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nặng nề.

Theo đó, các bệnh lý xương khớp có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng, có thể tiến triển gây biến dạng khớp, nghiêm trọng hơn và tàn phế. Đối với trường hợp bị sỏi thận, các khối u có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, tình trạng đau lưng bên trái có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp khởi phát do các bệnh lý tiềm ẩn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ? 
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu cơn đau kéo dài trên 3 ngày và đi kèm với một số biểu hiện bất thường

Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu cơn đau kéo dài trên 3 ngày và đi kèm với một số biểu hiện bất thường như:

  • Khó thở
  • Đau nhức dữ dội
  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Sốt, ớn lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi

Các biện pháp xử lý đau lưng bên trái

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tình trạng đau lưng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi trường hợp. Việc điều trị bao gồm chăm sóc tại nhà, dùng thuốc giảm đau hoặc can thiệp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.

Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Cụ thể:

1. Cách chăm sóc tại nhà

Đối với những trường hợp, cơn đau khởi phát do một số nguyên nhân thông thường và ở mức độ nhẹ. Bạn có thể cải thiện thông qua một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cần áp dụng đều đặn và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chăm sóc tại nhà 
Trong nhiều trường hợp, cơn đau lưng có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp cải thiện tình trạng đau lưng trái:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Trong nhiều trường hợp, cơn đau lưng có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày khi triệu chứng bùng phát. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân không nên nghỉ ngơi kéo dài bởi điều này có thể gây yếu cơ, khiến cơn đau tiến triển nặng nề.
  • Thay đổi hoạt động hàng ngày: Đây là một trong những cách giúp làm giảm cơn đau ở lưng trái hiệu quả. Theo đó, bạn cần tránh những hoạt động, tư thế khiến cơ đau trở nên nghiêm trọng. Nếu phải duy trì một tư thế trong thời gian dài, bạn cần dành thời gian để vận động nhẹ nhàng, kéo giãn các cơ sau mỗi giờ.
  • Chườm nóng: Hơi nóng có thể giúp thư giãn các cơ, tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khi lưu lượng máu tăng lên có thể mang các chất dinh dưỡng, oxy để chữa lành các cơ, đồng thời cải thiện cơn đau hiệu quả.
  • Chườm lạnh: Trường hợp cơn đau lưng bên trái gần eo liên quan đến phản ứng viêm trong cơ thể, bạn có thể chườm lạnh để giúp chống viêm, giảm sưng và cải thiện cơn đau.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể dùng trong điều trị đau lưng bên trái như ibuprofen, aspirin, acetaminophen, naproxen,… Thuốc có tác dụng giảm đau, hỗ trợ chống viêm, đồng thời cải thiện cơn đau liên quan đến thần kinh cơ.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể mang lại hiệu quả tương đối tốt với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, khởi phát do nguyên nhân thông thường. Trường hợp không đáp ứng biện pháp này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

2. Điều trị y tế không phẫu thuật

Mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp điều trị y tế kiểm soát cơn đau nhưng không điều trị dứt điểm được nguồn gốc cơn đau. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc, đồng thời kết hợp với chương trình vật lý trị liệu giúp tăng cường chức năng ở lưng.

Điều trị y tế không phẫu thuật
Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc, đồng thời kết hợp với chương trình vật lý trị liệu giúp tăng cường chức năng ở lưng

Một số phương pháp điều trị không kê đơn, bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ: Thành phần trong thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế thần kinh trung ương, tăng khả năng vận động tại các cơ bị căng, giảm đau, giảm co thắt cơ.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Các loại thuốc giảm đau theo toa có thể gây nghiện nên chỉ được dùng trong trường hợp khởi phát cơn đau dữ dội. Thuốc được chỉ định trong thời gian ngắn và cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nẹp lưng: Trong một số trường hợp bị đau lưng trái, bác sĩ có thể chỉ định nẹp thắt lưng để giúp giảm đau, người bệnh cảm thấy thoải mái và vận động dễ dàng hơn.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào phần bên ngoài của màng cứng, bao quanh tủy sống để cải thiện cơn đau lưng. Việc tiêm thuốc cần được thực hiện dưới sự hỗ trợ của tia X nhằm đảm bảo độ chính xác xung quanh rễ thần kinh bị nén.

Các phương pháp điều trị nội khoa thường được kết hợp với một số phương pháp khác như tiêm steroid được chỉ định trong một thời gian ngắn để bệnh nhân tiến hành vật lý trị liệu.

3. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật điều trị đau lưng bên trái được chỉ định khi cơn đau kéo dài trên 12 tuần và không đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ cần xem xét một số yếu tố khác như:

  • Khả năng hoạt động: Phẫu thuật có thể được đề nghị nếu cơn đau ở lưng trái ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, vận động hàng ngày.
  • Chọn phương pháp phẫu thuật: Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có thời gian phục hồi nhanh. Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Phẫu thuật điều trị đau lưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng trong quá trình thực hiện. Do đó, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích cũng như rủi ro trước khi quyết định phẫu thuật.

Đau lưng bên trái có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này khá phổ biến ở nhiều đối tượng và thường có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc và điều trị sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy biểu hiện người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Mới đây, đoàn nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã phát hiện và nghiên cứu thành công bộ đôi cây thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức. Kết quả nghiên cứu khiến nhiều chuyên gia xương khớp không khỏi bất ngờ. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...