Đau Khớp Gối Khi Chạy Bộ: Nguyên Nhân và Cách Phòng Ngừa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau khớp gối khi chạy bộ do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đã có sự sai lệch khớp do chấn thương hoặc liên quan đến các bệnh xương khớp. Trường hợp cơn đau không giảm, kéo dài cần thăm khám bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị để phòng tránh rủi ro.
Nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ
Đau khớp gối khi chạy bộ là tình trạng thường gặp hiện nay, đặc biệt là ở người mới bắt đầu luyện tập. Như các bạn đã biết, chạy bộ là một trong những bộ môn thể dục thể thao quen thuộc, lành mạnh được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe, sức bền hay thi đấu. Tuy nhiên bộ môn này nằm trong nhóm những môn thể thao có tỷ lệ chấn thương cao.
Người chạy nếu lạm dụng hoặc thực hành không đúng kỹ thuật thường gặp phải những chấn thương ở các bộ phận như khớp gối, bắp chân, hông, cẳng chân,… Trong đó, đau khớp gối khi chạy bộ là biểu hiện thường gặp nhất. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Như đã đề cập, cơn đau lúc này có thể do người luyện tập đã thực hiện quá sức hoặc gặp phải một vài chấn thương, bệnh lý xương khớp. Dưới đây là một số lý do chính thường gặp gây đau khớp gối khi chạy bộ, bạn đọc nên quan tâm và xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp nhất:
Yếu tố kỹ thuật
Tập sai kỹ thuật là nguyên nhân dẫn đến những chấn thương làm hình thành cơn đau khớp gối khi chạy bộ. Theo đó, nguyên nhân này thường xuất hiện ở những người mới bắt đầu luyện tập, chưa có kinh nghiệm. Một số vấn đề thường thấy như:
- Không khởi động trước khi tập: Khởi động là bước cần được thực hiện trước mỗi buổi tập luyện thể thao, kể cả tập thể dục tại nhà bạn cũng đừng nên bỏ qua việc này. Bởi, khi khởi động bạn đang tác động giúp các khớp làm quen với những chuyển động của cơ thể, khi thực hiện các động tác chạy nhảy sẽ tránh gây đau nhức. Do đó, ở người chưa khởi động đã tham gia chạy thường sẽ gặp phải tình trạng mỏi gối, đau khớp gối khó chịu, nhất là khi chạy quãng đường xa, địa hình hiểm trở.
- Kỹ thuật chạy sai: Ngoài ra, khi chạy nếu bạn không tuân thủ theo kỹ thuật chạy rất dễ bị chấn thương gây đau nhức các khớp, trong đó có khớp gối. Đa số những người mới tập chưa có kinh nghiệm và chưa hiểu về kỹ thuật thường sẽ chạm đất bằng cả bàn chân hay gót chân. Điều này khiến cho chân chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể đổ dồn về khớp gối nhiều hơn phát sinh cơn đau tại vị trí này.
- Không thả lỏng khớp sau tập: Bên cạnh việc khởi động, sau buổi tập bạn nên chú ý thả lỏng và thư giãn khớp bằng các động tác nhẹ nhàng. Điều này giúp bạn phòng tránh được rủi ro chấn thương, căng dây chằng khiến đầu gối nói riêng và các khớp trong cơ thể nói chung bị đau mỏi sau khi chạy bộ.
- Luyện tập quá sức: Cần có lịch tập phù hợp, hạn chế tập luyện quá sức. Giai đoạn mới bắt đầu tập luyện bộ môn này bạn nên duy trì đoạn đường chạy phù hợp, chọn địa hình bằng phằng dễ chạy. Khi cơ thể bắt đầu quen dần sẽ thay đổi lịch tập phù hợp hơn. Trường hợp luyện tập quá sức không những gây đau nhức mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và các cơ quan khác trong cơ thể.
Do chấn thương khớp
Chấn thương khớp gối do chạy bộ là tình trạng thường gặp. Đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau nhức sau khi chạy. Cần xác định mức độ chấn thương, dạng chấn thương và kịp thời xử lý sớm để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn. Một số trường hợp thường gặp như:
- Chấn thương đầu gối: Chấn thương tại vị trí khớp gối gây đau và khiến bạn di chuyển khó khăn.
- Chấn thương các khớp: Ngoài khớp gối, một số khớp khác ở chân cũng có thể bị chấn thương trong lúc chạy, đặc biệt là khi thực hiện sai tư thế chạy. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức khó chịu.
- Lệch khớp: Chạy bộ sai kỹ thuật, xoay người đột ngột,… có thể làm cho xương khớp từ hông tới bánh chè bị lệch hình thành cơn đau nhức, trong đó có khớp gối.
- Gãy xương bánh chè: Ngoài lệch xương bánh chè, vị trí này có thể bị gãy khi gặp phải một tác động mạnh như lực ngã khi đang chạy bộ, ngã phải vật cứng,… Xương có thể bị nứt hoặc gãy, tạo ra các cơn đau nhức, gây khó khăn cho bạn khi đi chuyển.
- Viêm gân bánh chè: Tình trạng viêm nhiễm gân bánh chè cũng có thể xảy ra nếu bạn lạm dụng việc chạy bộ, chạy quá sức trong thời gian dài. Cơn đau sẽ ngày càng gia tăng nếu không được phát hiện và điều trị.
- Căng dải chậu chày: Dải chậu chày là bộ phận ở hông kéo dài đến phần mặt ngoài đùi và kết thúc tại đỉnh xương chày hoặc ống chân. Tình trạng căng dải chậu chày sau chạy bộ là nguyên nhân gây viêm và đau, trong đó có vị trí khớp gối.
- Tổn thương dây chằng: Hay còn được gọi là bong gân, hiện tượng này hình thành do dây chằng bị kéo căng hoặt đứt khi bị tác động quá mức. Thường gặp ở người chạy sải dài, chạy trên địa hình gồ ghề, hiểm trở hoặc phải vượt qua các chướng ngại vật, dừng nghỉ đột ngột. Tình trạng tổn thương này thường gặp ở dây chằng sau, dây chằng trước bị tổn thương chủ yếu từ các tác động trực tiếp.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, viêm đau khớp gối khi chạy bộ có thể hình thành do các yếu tố sau:
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể đổ dồn xuống hai chân khiến việc đi lại, di chuyển khó khăn. Đó là lý do người béo phì thường lười vận động và gặp khó khăn khi phải di chuyển nhanh. Việc chạy bộ làm tăng áp lực lên các khớp dễ phát sinh các cơn đau mỏi ở những người bị thừa cân, béo phì.
- Thiếu chất: Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu hụt canxi, các khoáng chất cần thiết khiến cơ thể bạn trở nên yếu ớt hơn. Đây là một trong những yếu tố gây ra hiện tượng đau khớp gối khi chạy bộ.
Cần tìm ra nguyên nhân gây đau mỏi để có hướng điều trị phù hợp. Đặc biệt là tình trạng đau do chấn thương cần nhanh chóng xử lý để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó bạn không nên chủ quan, nếu đau kèm theo hiện tượng sưng viêm, đỏ đầu gối nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Đau khớp gối khi chạy bộ là dấu hiệu bệnh gì?
Đau khớp gối khi chạy bộ có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh về xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp gối, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa,… Cụ thể:
Viêm khớp gối
Viêm khớp gối là dạng bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, gây tổn thương, sưng viêm và đau nhức ở một bên chân hoặc cả hai bên chân. Nguyên nhân là do sụn khớp bị bào mòn, giảm tiết dịch khiến xương lộ ra hình thành cơn đau mỏi, gây khó khăn cho người bệnh trong việc vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Một trong những yếu tố gây bệnh phổ biến là tình trạng tập luyện quá sức hoặc bị chấn thương nhưng không sớm điều trị. Lâu dần, viêm khớp gối ngày càng gây ra nhiều triệu chứng nặng nề hơn. Người bệnh cảm nhận rõ cơn đau khi chạy bộ hoặc tham gia các môn thể thao đòi hỏi di chuyển nhiều. Thậm chí đau khi thực hiện các động tác đứng lên ngồi xuống trong sinh hoạt hàng ngày.
Thoái khóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối diễn ra một cách âm thầm, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đây là một trong những hệ lụy khi sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn theo thời gian, thoái hóa dần. Dịch khớp gối khô, không tiết ra đủ để bôi trơn khớp dẫn đến việc xương khớp cọ xát vào nhau xơ hóa dần.
Bệnh thường xảy ra ở người trong độ tuổi ngoài 50, lúc này hệ thống xương khớp bắt đầu bước vào quá trình lão hóa. Khi khớp gối bị thoái hóa, chỉ cần người bệnh đi lại lâu, chạy hoặc vận động mạnh sẽ dẫn đến các cơn đau khó chịu, kèm theo đó là tiếng lục khục bên trong khớp.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý không còn xa lạ, tỷ lệ người mắc phải chứng bệnh này ngày càng cao. Không riêng gì người già mà hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa dần. Tình trạng này thường xuất hiện ở người phải làm việc nặng nhọc trong thời gian dài, người chơi thể thao hoặc phải đi lại, di chuyển thường xuyên.
Theo đó, bao hoạt dịch là túi khí ở khớp gối giúp giảm lực ma sát của xương với nhau khi di chuyển. Khi bao hoạt dịch bị tác nhân gây hại xâm nhập, tấn công gây viêm sẽ khiến cho khu vực khớp gối bị sưng, đỏ rát và kèm theo cơn đau nhức khó chịu. Đặc biệt là khi người bệnh đi lại, chạy bộ.
Việc xác định bệnh lý xương khớp sớm và có hướng điều trị phù hợp giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Bởi, nếu bệnh xương khớp kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc mà còn gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.
Đau khớp gối khi chạy bộ có tự khỏi không?
Đau khớp gối khi chạy bộ có tự khỏi không? Đây là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp được câu hỏi này, trước hết phải xem xét nguyên nhân gây đau là gì. Trường hợp cơn đau xuất hiện do các chấn thương hoặc do thực hiện kỹ thuật chạy sai, không đúng tư thế có khả năng tự khỏi sau một thời gian.
Tuy nhiên trong giai đoạn này bạn phải chăm sóc và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể phục hồi. Đồng thời, hạn chế những cử động liên quan đến khớp gối, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, theo dõi y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trường hợp đau do các bệnh lý như viêm khớp gối, thoái hóa khớp,… cần sớm phát hiện. Các bệnh lý về xương khớp không có khả năng tự phục hồi nếu bạn không can thiệp điều trị. Tình trạng thoái hóa hay viêm nhiễm, tổn thương ngày càng nghiêm trọng có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ
Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng bạn đang gặp phải để bước đầu chẩn đoán nguy cơ chấn thương hay bệnh lý. Sau đó, bác sĩ sẽ yếu cầu bạn thực hiện một đoạn chạy ngắn hoặc các động tác co duỗi, nâng gối để xác định mức độ ảnh hưởng của cơn đau.
Tiếp đến bạn sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm kiểm tra để đưa ra kết luận cuối cùng. Một số biện pháp như:
- Chụp X quang: Hình ảnh giúp nhận biết tình trạng tổn thương, sai lệch hoặc viêm khớp đang xảy ra.
- Chụp cộng hưởng từ: Xác định mức độ bào mòn của sụn khớp.
- Nội soi khớp: Thủ thuật xâm lấn nhầm kiểm tra và xác định các vấn đề liên quan đến bệnh lý khớp gối.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Lúc này nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn nên tham vấn bác sĩ để được giải đáp. Thời gian điều trị cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, kết hợp các biện pháp chăm sóc giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Phương pháp điều trị đau khớp gối khi chạy bộ
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa đau khớp gối khi chạy bộ. Dựa vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp đau do sai lệch khớp, chấn thương nhẹ do thực hiện không đúng kỹ thuật có thể giảm đau bằng biện pháp tại chỗ, hoặc kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp như:
- Chườm lạnh: Sử dụng đá chờm vào vị trí khớp gối bị đau giúp làm tê nhẹ và giảm đau khá hiệu quả, đây là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến. Nhiệt độ thấp giúp giảm sưng tấy, tuy nhiên người bệnh chỉ nên chườm lạnh trong khoảnh 30 phút, không nên thực hiện quá lâu.
- Băng đầu gối: Áp dụng cho đối tượng bị sưng đau đầu gối dữ dội hoặc nghi ngờ xảy ra chấn thương. Biện pháp băng đầu gối là cách sơ cứu tại chỗ. Trước hết người thực hiện sẽ dùng băng thun hoặc vải để băng đầu gối của người bệnh sau đó sẽ đưa người bệnh đến cơ sở y tế để xử lý. Lưu ý không băng quá chặt khiến máu huyết không lưu thông được có nguy cơ làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nâng cao đầu gối: Sử dụng một chiếc gối cao kê đầu gồi lúc nằm hoặc ngồi, cách này giúp giảm tình trạng sưng đau ở đầu gối. Trường hợp bị sưng nhiều bạn nên nâng bàn chân cao hơn đầu gối, đầu gối cao hơn tim.
- Nghỉ ngơi thư giãn: Khi chạy bộ cảm thấy đau bạn nên nhanh chóng giảm tốc độ, nghỉ ngơi. Nên tháo giày ra và kiểm tra vị trí đầu gối có đang gặp vấn đề gì không. Kết hợp dùng tay xoa vào nhau tạo hơi ấm rồi áp lên đầu gối, cách này sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau mỏi. Xoa bóp nhẹ nhàng để thư giãn cơ, co duỗi gối để kiểm tra cơn đau đã chấm dứt hay trở nên nặng nề hơn.
- Căng giãn tại chỗ: Thực hiện một vài động tác căng giãn khớp giúp giảm cơn đau đối với các trường hợp đau nhẹ. Theo đó, bạn cần đến vị trí có ghế đá hoặc một bệ cao rồi đặt phần chân bị đau lên trên. Tiếp đến thực hiện các động tác co giãn khớp gối, duỗi chân, lưu ý không khuỵ phần đầu gối của bên cân còn lại. Thực hiện động tác căng giãn tại chỗ khoảng 5 – 7 phút rồi nghỉ ngơi, lặp lại thêm vài lần để giảm đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau dạng xịt: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau khi vận động, loại được dùng tại chỗ phổ biến là dạng xịt. Các chất trong thuốc giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng, chỉ dùng với liều lượng phù hợp. Đồng thời chỉ áp dụng cho đối tượng đau nhẹ, trường hợp có vết thương hở, chấn thương nghiêm trọng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc.
Nếu đau khớp gối khi chạy bộ khởi phát do các chấn thương hoặc bệnh lý về xương khớp nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị. Nhất là đối với trường hợp nhận thấy cơn đau không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại chỗ. Can thiệp điều trị giúp phòng tránh các rủi ro biến chứng bệnh xương khớp làm ảnh hưởng sức khỏe.
Cách phòng tránh đau khớp gối khi chạy bộ
Đau khớp gối khi chạy bộ nếu nhẹ có thể khắc phục trong thời gian ngắn, không làm ảnh hưởng đến xương khớp. Tuy nhiên trường hợp đau do chấn thương hoặc liên quan đến các bệnh lý khác nên lưu ý thăm khám và điều trị sớm. Ngoài ra, để phòng tránh đau khớp gối khi chạy bộ bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
- Chọn giày phù hợp: Giày tập là yếu tố quan trọng giúp bạn bảo vệ đôi chân và nâng cao hiệu quả buổi tập. Lựa chọn một đôi giày vừa vặn với chất liệu tốt giúp bạn phòng tránh được các chấn thương không mong muốn. Bên cạnh đó, với mỗi đôi giày chạy bộ thời gian sử dụng tương ứng với đường chạy từ 550km – 800km, hãy thay một đôi giày mới để đảm bảo việc luyện tập tối ưu nhất.
- Chọn quần áo thoải mái: Bên cạnh giày tập, đồ tập cũng là yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Nên chọn lựa quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi để đảm bảo chất lượng buổi tập và không gây khó chịu cho cơ thể.
- Kỹ thuật chạy đúng: Khởi động trước khi tập, thực hiện kỹ thuật chạy đúng giúp bạn phòng tránh các chấn thương xương khớp, nhất là khớp gối. Ngoài ra sau mỗi buổi tập nên thư giãn cơ, giúp giảm đau nhức sau khi chạy.
- Lựa chọn đường chạy phù hợp: Với những người mới tập chạy bộ nên chọn đường chạy phẳng, ít dốc và ổ gà. Ngoài ra nên lưu ý chọn nơi ít xe cộ, có nhiều cây xanh sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Trường hợp chạy lâu năm có thể tăng độ khó, chạy ở những nơi có địa hình hơn để tăng sức bền và độ linh hoạt của cơ thể.
- Thời gian chạy bộ thích hợp: Không nên chạy bộ quá sớm hoặc quá muộn. Không nên chạy bộ khi bụng đói hoặc sau khi ăn quá no. Tốt nhất bạn nên uống một ít nước và ăn nhẹ để có năng lượng thực hiện buổi tập.
- Xây dựng lịch tập hợp lý: Đối với người mới tập nên xây dựng lịch tập nâng cao từ từ, không nên vội vã. Khi cơ thể quen dần với cường độ tập có thể nâng cao hơn. Tránh việc tập luyện quá sức không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng sau các buổi tập để phục hồi thể lực, giúp tăng cơ và giảm nguy cơ đau nhức xương khớp do thiếu dưỡng chất.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ, bạn đọc có thể tham khảo. Dựa vào mức độ đau, nguyên nhân gây đau để lựa chọn hướng khắc phục phù hợp. Bạn không nên chủ quan với những cơn đau âm ỉ, kéo dài, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp cần được phát hiện và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!