Đau Hậu Môn Uống Thuốc Gì? Các loại Thuốc Điều Trị An Toàn

Đau hậu môn uống thuốc gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu, gây khó khăn trong việc đại tiện mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Đau hậu môn uống thuốc gì để cải thiện

Hầu hết các trường hợp bị đau hậu môn đều liên quan đến những bệnh trực tràng – hậu môn như táo bón, tiêu chảy, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, áp xe hậu môn,… Những bệnh lý này thường gây đau rát hậu môn, ngứa ngáy, đại tiện khó khăn, sưng viêm và chảy máu khu vực này.

Đau Hậu Môn Uống Thuốc Gì? Các loại Thuốc Điều Trị An Toàn
Để kiểm soát tình trạng đau hậu môn, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y hoặc một số sản phẩm của Đông y

Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y hoặc một số sản phẩm của Đông y. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, tư vấn loại thuốc phù hợp giúp khắc phục bệnh lý nhanh chóng.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau hậu môn:

Các loại thuốc Tây trị đau hậu môn

Thông thường, việc sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát tình trạng đau hậu môn và một số biểu hiện đi kèm nhanh chóng, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, dùng thuốc điều trị theo nguyên nhân khởi phát còn phòng ngừa biến chứng nặng nề.

Một số loại thuốc thường được dùng để kiểm soát triệu chứng, bao gồm:

  • Proctolog: Thuốc Proctolog thường được dùng để trị đau rát và ngứa hậu môn do một số bệnh lý gây ra như nứt kẽ hậu môn, trĩ cấp tính,… Thành phần trong thuốc có tác dụng chống co thắt, hỗ trợ, bảo vệ thành mạch, tăng sức bền của thành mạch. Thuốc mang lại hiệu quả trong trường hợp đau hậu môn do các đợt trĩ cấp.
  • Sorbitol: Thuốc thường được dùng trong điều trị táo bón và khó tiêu. Theo đó, Sorbitol được bào chế ở dạng viên uống và đặt trực tràng. Các thành phần trong thuốc có tác dụng kích thích tiết cholecystokinin – pancreazymin, tăng nhu động ruột nhờ vào tác dụng nhuận tràng thẩm thấu. Do đó, Sorbitol ở đường uống có tác dụng nhuận tràng. Việc dùng thuốc đúng cách sẽ hỗ trợ việc đi ngoài diễn ra thuận lợi hơn, không gây đau hậu môn.
  • Enterogermina: Enterogermina là men vi sinh được dùng để điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá đường ruột. Thuốc giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong quá trình hoá trị liệu hoặc dùng kháng sinh điều trị. Sau khi sử dụng Enterogermina một thời gian, các biểu hiện tiêu chảy, táo bón dần được cải thiện, hoạt động tiêu hoá tốt hơn, giảm tình trạng đau rát hậu môn khi đại tiện.
  • Forlax: Đây là loại thuốc nhuận tràng được dùng trong điều trị chứng táo bón ở người lớn và trẻ nhỏ. Các thành phần trong thuốc có chứa hoạt chất cao phân tử có công dụng nhuận tràng. Theo đó, thuốc có khả năng làm tăng khối lượng phân, giúp mềm phân và hỗ trợ quá trình đi ngoài thuận lợi hơn. Dùng Forlax theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ nhận thấy tình trạng táo bón thuyên giảm đáng kể và không gây đau hậu môn khi đi ngoài.
  • Duphalac: Thuốc Duphalac có công dụng nhuận tràng, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Theo đó, thuốc hoạt động theo cơ chế hút nước vào ruột dưới, tăng khối lượng nước trong phân, làm mềm phần, đồng thời giúp phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Để cải thiện cơn đau hậu môn khi đại tiện, bạn có thể dùng thuốc Duphalac đường uống.
  • Zydcox 60: Thuốc có tác dụng giảm đau, sưng viêm cơ bắp, khớp ở người bị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, bệnh gout, viêm đốt sống dính khớp,… Bên cạnh đó, Zydcox 60 còn được dùng trong trường hợp bị đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
  • Plotex: Thuốc Plotex có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó tiêu chức năng như khó chịu vùng thượng vị, trướng bụng, ợ nóng,… Ngoài ra, loại thuốc này cũng được kê đơn trong điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ như đau hậu môn, ngứa ngáy, chảy máu và nứt kẽ hậu môn.
  • Rutin C: Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ, cảm cúm, viêm nướu răng và một số bệnh lý khác. Rutin C có tác dụng hỗ trợ điều trị suy giảm tĩnh mạch do đó có thể được dùng cho người bị đau hậu môn do trĩ.

Các loại thuốc Tây điều trị đau rát, sưng hậu môn nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, tránh tình trạng lạm dụng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy thận, suy gan, buồn nôn, hoa mắt,…

Thuốc Đông y trị đau hậu môn

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc Đông y có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn cao và phù hợp với nhiều đối tượng để kiểm soát triệu chứng. Theo đó, các loại thuốc này thường được dùng trong trường hợp đau hậu môn do nứt kẽ hậu môn, táo bón, trĩ gây ra.

Thuốc Đông y trị đau hậu môn 
An Trĩ Vương giúp cải thiện tình trạng đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra

Dưới đây là một số loại thuốc Đông y thường được dùng trong kiểm soát triệu chứng:

Safinar: Safinar được biết đến là loại thuốc tiêu trĩ thuộc công ty dược phẩm trung ương. Thuốc có tác dụng làm co búi trĩ, giảm đau rát ở hậu môn khi đi ngoài. Bên cạnh đó, các thành phần trong thuốc còn giúp giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng và phòng ngừa tình trạng chảy máu khi đi ngoài. Thuốc có thành tự nhiên nên có độ an toàn cao, ít phát sinh tác dụng phụ và dùng được trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón, trĩ.

An Trĩ Vương: Đây là một trong những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ nhờ vào một số công dụng như:

  • Làm giảm nhẹ các biểu hiện do bệnh trĩ gây ra như chảy máu, sa búi trĩ, ngứa hậu môn, đau rát
  • Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tình trạng táo bón
  • Giúp tăng sức bền của thành mạch, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hoá.

Motaphan: Motaphan cũng là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, từ đó làm giảm đau rát hậu môn khi đại tiện. Sản phẩm có một số công dụng như:

  • Cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra như sưng nóng, đau rát hậu môn, chảy máu sau khi đi ngoài
  • Ngăn ngừa một số biến chứng khác như sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,…
  • Hỗ trợ điều trị và dự phòng chứa táo bón hiệu quả
  • Tăng sức bền của thành mạch, bảo vệ tĩnh mạch và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.

Tottri: Tương tự như các loại thực phẩm chức năng trên, Tottri là sản phẩm được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhờ vào một số công dụng như sau:

  • Giảm đau rát, tiết dịch ở hậu môn
  • Làm co cứng búi trĩ
  • Tăng sức bền cho thành mạch, từ đó giúp cầm máu nhanh chóng
  • Dự phòng tái phát trĩ
  • Làm co cứng các búi trĩ

Ovata: Ovata là thực phẩm chức năng giúp bổ sung lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón hiệu quả. Đồng thời hạn chế tình trạng đau rát hậu môn khi đại tiện.

Đa số các loại thuốc Đông y dùng trong điều trị đau hậu môn thường có tác dụng chậm. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, đây là giải pháp phù hợp với trường hợp triệu chứng ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị đau hậu môn

Các loại thuốc trị đau hậu môn bao gồm thuốc Tây y và Đông y có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, sưng viêm hậu môn do các bệnh trực tràng – hậu môn gây ra. Việc sử dụng thuốc đúng cách không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn phòng ngừa biến chứng nặng nề.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị đau hậu môn 
Chủ động thăm khám và chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ động thăm khám và chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế
  • Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc
  • Khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thường gian dùng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng giảm liều dùng hoặc ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
  • Thông thường, các loại thuốc Tây sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
  • Đối với các loại thuốc Đông y, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất. Trường hợp, không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm, bạn nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần phối hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thường xuyên để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị các bệnh lý trực tràng – hậu môn cũng như dự phòng tái phát.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Đau hậu môn uống thuốc gì?” và một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc. Tình trạng đau hậu môn có thể kiểm soát tốt nếu sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983 845 445

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...