Đau Dạ Dày Uống Nước Dừa Được Không? 3 Cách Uống Tốt Nhất
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sở hữu lượng dưỡng chất dồi dào, dừa được ví như “dược phẩm quý” từ thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy người bị đau dạ dày uống nước dừa được không khi trong loại quả này có chứa các enzyme, chất điện giải, vitamin và khoáng chất. Chi tiết câu trả lời mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp bài viết này.
Đau dạ dày uống nước dừa được không? Phân tích từ chuyên gia
Dạ dày là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi chúng ta bổ sung bất cứ loại thức ăn hay đồ uống nào. Vậy nên, có không ít người băn khoăn đau dạ dày có uống được nước dừa không.
Các chuyên gia sức khỏe tại Việt Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, những người đang bị viêm đau dạ dày hoàn toàn có thể uống được nước dừa. Đặc biệt, với thành phần chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, điện giải và enzyme,… uống nước dừa còn hỗ trợ điều trị dạ dày một cách hiệu quả.
Dưới đây là phân tích của chuyên gia về cơ chế tác động của nước dừa tới dạ dày:
- Nước dừa có chứa tới 95% là nước, điều này giúp trung hòa acid dạ dày, giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, trào ngược khó chịu.
- Axit lauric trong nước dừa có khả năng chuyển hóa thành Monolaurin sau khi đi vào cơ thể. Hoạt chất Monolaurin sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus hay giun sán gây hại cho dạ dày, đường ruột.
- Nhờ các enzym trong nước dừa như dehydrogenase và catalase giúp kích thích hệ tiêu hóa tiết ra lượng lớn chất nhờn nhằm hình thành “lớp đệm” bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Nước dừa còn sở hữu hàng loạt vitamin, khoáng chất, điện giải giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy sản sinh tế bào mới chữa lành vết viêm loét trong dạ dày.
Để gia tăng độ tin cậy của những phân tích trên, các chuyên gia đã bắt đầu một cuộc thực nghiệm ở 2 nhóm người bị đau dạ dày. Trong đó, 1 nhóm người sẽ bổ sung nước dừa vào danh sách thức uống hằng ngày và sử dụng theo sự hướng dẫn của chuyên gia. Nhóm thứ 2 thì không nạp nước dừa vào cơ thể trong suốt quá trình điều trị. Kết quả sau 1 tháng, cùng 1 chế độ sinh hoạt và áp dụng các phương pháp trị bệnh như nhau, nhưng tình trạng dạ dày của nhóm thứ 1 (nhóm bổ sung nước dừa theo hướng dẫn) lại có tốc độ phục hồi nhanh hơn gấp 3 lần so với nhóm 2 (nhóm không bổ sung nước dừa).
Như vậy, kết quả này càng khẳng định một lần nữa: Người bị đau dạ dày nên bổ sung nước dừa hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Cách uống nước dừa hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Mang trong mình những tác động tích cực cho dạ dày, nhưng chỉ khi sử dụng nước dừa đúng cách mới có thể phát huy tối đa những điều này. Cụ thể, các bác sĩ hướng dẫn người đau dạ dày 3 cách uống nước dừa hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất.
Uống nước dừa trực tiếp với lượng vừa đủ
Uống trực tiếp nước dừa là cách thức giúp người bệnh có thể hấp thu trọn những dưỡng chất có trong đó. Bạn nên uống nguyên chất và không cho thêm bất cứ loại gia vị đường hay muối vào.
Đặc biệt chú ý, chỉ uống nước dừa với lượng vừa đủ bởi uống nhiều sẽ khiến nồng độ nước và điện giải đi vào cơ thể vượt mức cho phép gây đầy bụng, tiêu chảy. Các chuyên gia dinh dưỡng – sức khỏe khuyến nghị chỉ uống 200 – 400ml nước dừa/ngày, tương đương với 1 – 2 quả dừa.
Kết hợp nước dừa cùng trà xanh
Để gia tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày, bạn có thể kết hợp nước dừa cùng lá trà xanh. Hàm lượng EGCG và catechin trong trà xanh có công dụng kháng viêm, làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng. Không chỉ vậy, các chuyên gia tìm thấy trong thành phần trà xanh có chứa lượng lớn polyphenol giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hóa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dừa tươi, 1 nắm lá trà, 500ml nước lọc.
- Đem lá trà rửa sạch rồi hãm cùng nước sôi trong 30 phút.
- Sau đó rót nước dừa tươi vào nước lá trà vừa hãm, khuấy đều và thưởng thức.
- Nên uống nước dừa trà xanh trước bữa chính khoảng 30 phút để phát huy tốt nhất công dụng.
Uống nước dừa cùng củ nghệ
Ngoài kết hợp cùng trà xanh, củ nghệ cũng được khuyến khích kết hợp cùng nước dừa để tạo thức uống hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Bởi trong nghệ tươi chứa curcumin – hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm rất tốt. Vây nên bổ sung nghệ sẽ giúp hồi phục nhanh các ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, các hoạt chất oxy hóa trong nghệ và nước dừa có khả năng tiêu diệt khuẩn HP, ngăn chặn tình trạng đau dạ dày phát triển nặng hơn.
Cách thực hiện:
- Chặt phần đầu của quả dừa cho tới khi lộ phần cùi trắng bên trong. Đục một lỗ nhỏ trên đó đến khi nhìn thấy nước dừa.
- Đun quả dừa trên lửa nhỏ trong 30 phút thì đổ nước ra bát.
- Đem 1 củ nghệ rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát, dùng vải sạch lọc bỏ bã và lấy phần nước cốt nghệ.
- Trộn phần nước cốt nghệ vừa lọc với nước dừa, dùng thìa khuấy đều để hỗn hợp nước đồng nhất rồi uống.
- Nên uống nước dừa củ nghệ trước các bữa ăn để dạ dày hấp thu hoạt chất tốt nhất.
Ngoài ra, thay vì mua nghệ tươi ép lấy nước, bạn có thể sử dụng bột nghệ để pha cùng nước dừa. Hiệu quả từ 2 cách ngày đều tương đương nhau. Nhưng nhất định chú ý mua bột nghệ nguyên chất, không bị pha tạp.
Cần lưu ý gì trong quá trình uống nước dừa?
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe khi uống nước dừa. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào cũng là con dao 2 lưỡi, đòi hỏi sử dụng đúng cách để tránh gây phản tác dụng. Vậy nên, sau khi giải đáp đau dạ dày uống nước dừa được không, các chuyên gia sức khỏe thống kê một số lưu ý quan trọng bất cứ ai cũng nên lưu lại như sau:
- Người đau dạ dày nên uống nước dừa vào buổi sáng: Buổi sáng là thời điểm uống nước dừa tốt nhất, cơ thể đảm bảo hấp thu được trọn vẹn dưỡng chất được nạp vào. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý không nên uống nước dừa vào thời điểm buổi tối để tránh gây lạnh bụng, chướng bụng, khó tiêu.
- Uống nước dừa tươi lấy từ quả: Hiện nay có rất nhiều loại nước dừa đóng hộp từ các thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, loại này đã được bổ sung thêm một số dưỡng chất khác, có thể chứa cả những hoạt chất không tốt cho bệnh dạ dày. Vậy nên, đối với những người bị đau dạ dày, tốt nhất là nên uống nước dừa tươi lấy trực tiếp từ quả để đảm bảo không nước không bị pha thêm bất cứ chất nào.
- Nên uống nước dừa ngay sau khi bổ: Nước dừa sau khi lấy ra từ quả nên được uống luôn. Bởi để lâu ngoài môi trường có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời các tác động nhiệt từ môi trường có thể khiến hoạt chất trong nước dừa biến đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi nạp vào cơ thể.
- Không uống nước dừa ngay sau khi vận động mạnh: Một số người có thói quen uống nước dừa để giải khát ngay sau khi vận động mạnh, tập thể thao hoặc bê vác đồ nặng. Điều này sẽ khiến cơ thể thêm mệt, dễ gặp tình trạng chóng mặt, bủn rủn chân tay, choáng váng,…
- Một số đối tượng không nên uống nước dừa: Mẹ bầu bị đau dạ dày không uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, những người bị huyết áp thấp, người bị phong tê thấp, bị đau nhức xương khớp hoặc bị lạnh bụng, cảm cúm cũng không nên uống nước dừa.
- Nên mua dừa còn nguyên vỏ: Một số quả dừa sau khi bỏ vỏ thường bị ngâm qua hóa chất để giữ hình thức trắng phau đẹp mắt. Vậy nên, tốt nhất bạn nên mua những quả dừa còn nguyên vỏ xanh, những quả dừa được chặt tại cây để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Bên cạnh việc bổ sung nước dừa hằng ngày, để đảm bảo nhanh chóng điều trị bệnh đau dạ dày, bạn cần xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời, thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên thể dục tăng cường sức khỏe và tránh tình trạng căng thẳng kéo dài.
Với câu hỏi đau dạ dày uống nước dừa được không, các chuyên gia sức khỏe tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã giúp bạn giải đáp chi tiết. Đây thực sự là loại thức uống tốt cho sức khỏe mọi người nói chung và sức khỏe người bị đau dạ dày nói riêng. Nhưng để đảm bảo phát huy những tác dụng này, bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và đừng quên xây dựng một lối sống healthy nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!