Đau Dạ Dày Phải Làm Sao? 16+ Cách Giảm Đau Cấp Tốc Tại Nhà

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau dạ dày kéo theo hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: Đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, đau rát thượng vị,…. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Vậy đau dạ dày nên làm gì? Dưới đây là tổng hợp 16 cách mà chuyên gia sức khỏe khuyến nghị thực hiện để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Đau dạ dày nên làm gì? Chuyên gia sức khỏe bật mí 16+ giảm đau dứt điểm

Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị đau dạ dày ngay tại nhà nhưng lại đem đến hiệu quả rất cao. Đặc biệt, các chuyên gia sức khỏe đã tổng hợp lại 16 phương pháp dưới đây.

Xoa bóp, massage bụng giảm đau hiệu quả

Xoa bóp, massage bụng là một trong những phương pháp giảm đau dạ dày hiệu quả rất cao, lại vô cùng đơn giản. Nghiên cứu về tác dụng của kỹ thuật này, chuyên gia cho biết, việc tác động vào cơ bụng giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm tình trạng co thắt.

Bên cạnh đó, vùng bụng có các huyệt đạo như: Huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Trung Quản, huyệt Thái Xung,… Nhờ đó, cơn đau được xoa dịu nhanh chóng. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả giảm đau, bạn nên kết hợp massage cùng dầu gió hoặc các loại cao hổ cốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 lượng dầu vừa đủ xoa đều vào lòng bàn tay đến khi nóng lên.
  • Áp 2 tay vào bụng, bắt đầu massage đều theo hướng vòng tròn.
  • Xoa nhẹ nhàng, liên tục trong vòng 10 đến 15 phút đến khi thấy vùng bụng ấm lên cơn đau cũng sẽ giảm dần.

Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Lời Khuyên Từ BS Chuyên Khoa

Xoa bóp, massage bụng giảm đau hiệu quả
Xoa bóp, massage bụng giảm đau hiệu quả

Giảm đau bao tử bằng cách uống nhiều nước

Nước đóng vai trong vô cùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy đào thải độc tố khỏi cơ thể, hydrat hóa ruột kết và thủy phân sinh hóa dưỡng chất. Chính vì vậy, nếu thiếu nước sẽ gây nên các hiện tượng như trào ngược acid khiến cơn đau dạ dày trỗi dậy.

Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ dành cho những người đang bị hoặc có dấu hiệu bị đau dạ dày là cần uống đủ nước, khoảng 2 lít/ngày. Với những người thường xuyên phải vận động mạnh, người làm việc dưới ánh nắng mặt trời nên uống nhiều hơn, khoảng 2.5 – 3 lít/ngày.

Làm gì khi đau dạ dày? Chườm ấm

Trong Y học cổ truyền, chườm ấm giúp làm giãn mạch máu ở vùng thượng vị. Nhờ đó tình trạng co bóp dạ dày quá mức được giảm bớt, đồng nghĩa các cơn đau tại dạ dày cũng được “xóa sổ” dễ dàng. Bên cạnh đó, thường xuyên chườm ấm còn giúp kích thích tăng cường tuần hoàn máu đường ruột, hỗ trợ điều trị hiệu quả các hiện tượng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 túi chườm, đổ nước ấm ở nhiệt độ từ 50 – 60 độ C. Sau đó đặt túi chườm lên vị trí đau dạ dày cho đến khi túi chườm nguội. Sau khi lấy túi chườm ra, dùng tay massage quanh bụng thêm 5 phút để gia tăng hiệu quả.

Chườm ấm giúp làm giãn mạch máu ở vùng thượng vị
Chườm ấm giúp làm giãn mạch máu ở vùng thượng vị

Bài tập hít thở đều

Dạ dày đau do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý. Với trường hợp đau dạ dày do stress quá mức, hít thở là cách giúp bạn nhanh chóng giảm cơn đau bụng. Lý do bởi khi hít thở đều và sâu, dạ dày sẽ giảm tiết dịch vị, đồng thời giải phóng chất dẫn truyền thần kinh Endorphins giúp giảm đau tự nhiên.

Cách thực hiện bài tập hít thở

  • Bước 1: Thở ra chậm và sâu, kéo dài trong khoảng 5 giây. Đồng tác này sẽ giúp đưa khí thừa từ phổi ra ngoài. Bạn có thể tăng cường đẩy không khí ra ngoài thông qua cách hóp bụng lại. Điều này sẽ tạo tiền đề tốt cho bước hít vào đưa không khí căng tràn phổi.
  • Bước 2: Hít chậm và sâu bằng mũi trong khoảng 5 giây. Lúc này, bạn dễ dàng nhận thấy bụng mình phình to ra và lồng ngực căng tràn.

Lặp lại động tác trên từ 5 – 10 lần/ngày, bạn sẽ không chỉ thấy giảm tần suất xuất hiện cơn đau dạ dày mà còn giúp cải thiện tích cực sức khỏe tổng thể.

Thực hiện chế độ ăn BRAT

BRAT là chế độ ăn dành riêng cho những người đang trong giai đoạn chữa đau dạ dày. Với BRAT, bạn sẽ bổ sung vào bữa ăn của mình các thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm không chứa muối, không chứa gia vị.

Các món ăn phổ biến trong BRAT được áp dụng như: Cơm trắng, bánh mì, táo, chuối, khoai tây, cà rốt luộc, thịt gà, bánh quy,…

Tuy nhiên, dù chế độ ăn BRAT giúp hỗ trợ điều trị viêm đau dạ dày rất tốt nhưng lại không nên áp dụng trong thời gian dài. Lý do bởi nó có thể khiến cơ thể bị suy nhược do thiếu chất, đặc biệt là thiếu protein, vitamin, calorie,… Thời gian phù hợp để áp dụng chế độ ăn BRAT từ 1 – 2 ngày, sau đó bạn sẽ phải quay về với thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất như thông thường. Nhưng cần tuyệt đối tránh xa các món ăn cay nóng, các thức uống chứa chất kích thích.

Thực hiện chế độ ăn BRAT điều trị đau dạ dày
Thực hiện chế độ ăn BRAT điều trị đau dạ dày

Không nằm khi đang đau bao tử

Không nằm là nguyên tắc quan trọng khi bị đau dạ dày. Tuy nhiên lại có rất nhiều người có thói quen này mỗi khi xuất hiện cơn đau. Nguyên nhân không nên nằm là bởi tư thế này khiến lượng axit trong dạ dày dễ di chuyển lên phía trên và gây nên chứng ợ chua. Đồng thời kích thích dạ dày gia tăng co bóp khiến các cơn đau càng dữ dội hơn. Vậy nên, nếu đang đau bụng, bạn nên ngồi nghỉ hoặc đi lại nhẹ nhàng.

Dùng thuốc Tây y – Giải pháp trị đau bao tử cấp tốc

Đau dạ dày phải làm sao? Giải pháp điều trị cơn đau cấp tốc chính là sử dụng thuốc Tây y có khả năng ức chế bài biết acid. Đây là loại thuốc thường được kê đơn cho hầu hết những ai đang mắc bệnh dạ dày. Thuốc có tác dụng rất nhanh, có thể giảm ngay cơn đau và các triệu chứng ợ hơi, ợ chua khác.

Tuy nhiên, vì bản chất là thuốc nên có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy,… Vậy nên, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ theo sự hướng dẫn kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc Tây y - Giải pháp trị đau bao tử cấp tốc
Dùng thuốc Tây y – Giải pháp trị đau bao tử cấp tốc

Lúc đau dạ dày nên làm gì? Ăn bánh mì

Mỗi khi có dấu hiệu lên cơn đau bạn nên ăn 1 – 2 lát bánh mì. Bởi bánh mì có khả năng hút lượng axit dư thừa, nhờ đó trung hòa lượng dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất. Ngoài giảm cơn đau, ăn bánh mì cũng giúp giảm tình trạng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn một cách rõ rệt.

Cách thực hiện: Khi có dấu hiệu đau sẽ ăn vài lát bánh mì. Hoặc cũng có thể sử dụng bánh trong bữa sáng hoặc ăn trước khi đi ngủ 30 phút để đề phòng cơn đau phát tác.

Uống nước dừa giúp giảm cơn đau dạ dày

Lời giải đáp cho câu hỏi khi bị đau dạ dày nên làm gì chính là uống nước dừa. Thành phần trong nước dừa có chứa một lượng lớn magie và kali – Những khoáng chất có khả năng giảm cơn co thắt dạ dày.

Đặc biệt, không chỉ đẩy lùi đau dạ dày, nước dừa còn là “thần dược” giúp làm đẹp da, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng khả năng kháng viêm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nhưng để đảm bảo không gây dư thừa các chất và không gây lạnh bụng khó tiêu, mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả dừa là đủ.

Uống nước dừa giúp giảm cơn đau dạ dày
Uống nước dừa giúp giảm cơn đau dạ dày

Điều trị đau bao tử với gừng

Trong Đông y, gừng được biết đến với đặc trưng tính nóng, có tác dụng kháng viêm và thúc đẩy phục hồi vùng tổn thương. Vậy nên bổ sung gừng hằng ngày giúp giảm nhanh cảm giác ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị, đồng thời nhanh chóng làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị viêm loét.

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Ngậm trực tiếp 1- 2 lát gừng tươi trong miệng khoảng 30 phút, mỗi ngày ngậm 2 lần đều đặn sáng và tối.
  • Cách 2: Lấy 350ml nước lọc, cho 2 – 3 lát gừng vào rồi đun sôi trong 5 phút. Sau khi sôi, rót cho nước gừng ra cốc, hoà thêm 1 thìa mật ong vào, khuấy đều và uống từ từ.

Đau dạ dày nên làm gì? Giảm đau sau 5 phút với lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa các chất giúp chống viêm, cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của dạ dày. Cũng tương tự như gừng, cách nấu nước bạc hà uống cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện trong vài bước.

Cách 1:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, loại bỏ những lá úa, lá héo, lá bị sâu.
  • Lấy 350ml nước lọc, cho là bạc hà đã rửa sạch vào rồi đun trong 5 phút. Sau khi sôi, rót nước bạc hà ra cốc, hoà thêm 1 thìa mật ong và vắt thêm ½ quả chanh, khuấy đều và uống từ từ.

Cách 2:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, loại bỏ những lá úa, lá héo, lá bị sâu, ngâm trong nước muối loãng 15 phút để diệt sạch toàn bộ vi khuẩn.
  • Nhai trực tiếp lá bạc hà để nước cốt chảy xuống cổ, đi đến dạ dày và thấm vào thành niêm mạc.
  • Thực hiện mẹo chữa đau dạ dày bằng lá bạc hà khoảng 2 – 3 lần/tuần hoặc vào lúc lên cơn đau giúp nhanh chóng giảm triệu chứng, đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh nhất.
Đau dạ dày nên làm gì? Giảm đau sau 5 phút với lá bạc hà
Đau dạ dày nên làm gì? Giảm đau sau 5 phút với lá bạc hà

Trị đau dạ dày bằng lá tía tô tại nhà

Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất như Tanin và Glucosid – Đây là các chất được ví như “kháng sinh tự nhiên”, mang đến khả năng ức chế sự hình thành của vi khuẩn HP gây đau dạ dày.

Bên cạnh đó, thành phần trong lá tía tô giúp cân bằng lượng acid có trong dịch vị, giúp dạ dày nhanh chóng được hồi phục về trạng thái khỏe mạnh nhất.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối trong khoảng 20 phút để đảm bảo sạch vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Cho tía tô vừa rửa vào đun sôi cùng 1 lít nước.
  • Sau đó chắt lấy phần nước tía tô, bỏ bã. Thực hiện uống nước lá tía tô đun mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 2 tuần sẽ thấy các cơn đau được giảm bớt đáng kể, kết quả hồi phục sức khỏe dạ dày rõ rệt.

Lá đu đủ chữa đau dạ dày cực tốt

Việc bổ sung vào thực đơn hằng ngày một số thức uống có công dụng đặc trị đau dạ dày vô cùng quan trọng. Tượng tự như lá bạc hà hay lá tía tô, lá đu đủ cũng chứa nhiều hoạt chất mang khả năng giảm nhanh cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây nên.

Chuyên gia cho biết, lá đu đủ có papain giúp trung hòa và cân bằng acid trong dịch vụ. Đồng thời, chất này cũng giúp thúc đẩy quá trình co bóp thức ăn, nhờ vậy mà hệ tiêu hóa giảm bớt áp lực, ngăn ngừa khó tiêu, chướng bụng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 – 3 lá đu đủ, nên ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để diệt sạch khuẩn.
  • Cắt lá đu đủ thành sợi nhỏ rồi đun cùng 2 lít nước.
  • Sau khi nước đun lá đu đủ sôi, tắt bếp và chắt nước ra uống mỗi ngày 2 cốc.
Lá đu đủ chữa đau dạ dày cực tốt
Lá đu đủ chữa đau dạ dày cực tốt

Đau dạ dày thì làm gì? Áp dụng bài thuốc từ quế

Trong quế có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa: Cinnamaldehyd, Eugenol, Linalool. Các chất này có tác dụng tiêu viêm, giảm kích thích dạ dày, trung hòa dịch vị và hỗ trợ thúc đẩy hồi phục tổn thương vùng niêm mạc.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể nhai trực tiếp quế hoặc pha trà uống hằng ngày giống như các loại lá khác.

Dùng cam thảo giảm các cơn đau dạ dày

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy trong cam thảo có chữa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm và hồi phục vết viêm loét dạ dày. Ngoài ra, sử dụng đều đặn hằng ngày còn giúp giảm cơn co thắt đường ruột và các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 6 – 7 lát cam thảo và 50gr hoa cúc khô.
  • Sau khi rửa sạch, để hỗn hợp ráo nước và đun cùng 400ml nước.
  • Sau khoảng 10 phút, nước sôi thì tắt bếp, lọc lấy phần nước, bỏ bã.
  • Cho vào nước trà cam thảo hoa cùng 50gr đường phèn, khuấy tan đường và thưởng thức khi trà còn ấm.
Dùng cam thảo giảm các cơn đau dạ dày
Dùng cam thảo giảm các cơn đau dạ dày

Bị đau dạ dày phải làm sao? Sử dụng hạt thì là

Hạt thì là có tác dụng điều hòa khí âm dương, giúp cân bằng lượng dịch vị trong dạ dày và giảm nhanh các cơn đau co thắt. Ngoài ra, sở hữu hàm lượng vitamin C và axit aspartic không nhỏ, hạt thì là  mang đến công dụng chống đầy hơi, ợ chua, ợ nóng.

Cách làm:

  • Lấy 1 thìa hạt thì là cho vào ấm, rót thêm 350ml nước sôi rồi đậy nắp, ủ trà trong 10 phút.
  • Sau đó, rót trà hạt thì là ra và thưởng thức. Uống đều đặn trong 3 tuần để thấy hiệu quả cải thiện đau dạ dày rõ rệt.

Sử dụng baking soda “dập tắt” cơn đau bao tử

Baking soda được biết đến với nhiều công dụng cải thiện sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ cải thiện các cơn đau bao tử. Với cách làm này, bạn cần kết hợp baking soda cùng chanh để tạo acid carbonic giúp giảm đau dạ dày, đào thải độc tố ở gan và đường ruột.

Cách làm: Pha 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa baking soda trong 350ml nước ấm, khuấy đều và uống trực tiếp.

Sử dụng baking soda "dập tắt" cơn đau bao tử
Sử dụng baking soda “dập tắt” cơn đau bao tử

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Những phương pháp trên rất đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhưng chỉ có tác dụng với những trường hợp đau dạ dày ở mức độ nhẹ và mức độ trung bình. Nếu bạn đang ở mức độ nặng và gặp một số biểu hiện sau đây, nhất định cần đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp cấp cứu kịp thời.

  • Cơn đau bụng đột ngột, đau dữ dội, quặn thắt.
  • Đổ nhiều mồ hôi, có cảm giác khó thở hoặc tức ngực.
  • Nôn mửa nhiều, nôn ra máu hoặc trong chất nôn có chứa dịch nâu đen.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày kèm phân dính máu.
  • Vàng da, sụt cân nhanh, không muốn ăn.

Biện pháp hạn chế tái phát đau dạ dày

Chuyên gia sức khỏe tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã cung cấp 16 phương pháp điều trị giúp bạn giải đáp đau dạ dày phải làm sao. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần bỏ túi những biện pháp hạn chế tình trạng tái phát.

  • Không làm việc quá sức: Làm việc quá sức khiến thần kinh căng thẳng, dạ dày tăng co bóp và tăng tiết dịch. Từ đó gây nên tình trạng mất cân bằng dịch vị, niêm mạc dạ dày dần bị bào mòn gây viêm loét. Vậy nên bạn cần sắp xếp lại lịch trình làm việc hợp lý, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi đầy đủ: Thức khuya thúc đẩy gia tăng sinh trưởng của vi khuẩn HP (vi khuẩn gây viêm loét dạ dày) lên đến 80%. Đây chính là lý do vì sao những người thức khuya thường có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn. Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên đi ngủ trước 11 giờ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Để đảm bảo hạn chế tái phát đau dạ dày, bạn cần xây dựng lên một chế độ ăn uống khoa học: Không ăn nhiều đồ chua cay, hạn chế uống rượu bia, cà phê, các chất kích thích,…
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để hạn chế tái phát đau dạ dày
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để hạn chế tái phát đau dạ dày

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “đau dạ dày nên làm gì”. Cùng áp dụng ngay để thấy được hiệu quả thần kỳ của những phương pháp này. Đồng thời, bạn đừng quên lưu lại toàn bộ các biện pháp giúp hạn chế tài phát bệnh mà chuyên gia đã chia sẻ!

Xem thêm: 

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...