Đau Dạ Dày Kèm Tiêu Chảy: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Thế Nào

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau dạ dày không chỉ gây các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,… mà còn kèm theo tiêu chảy. Nếu tình trạng này kéo dài và không được xử lý kịp thời, chắc chắn sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Vậy đau dạ dày đi ngoài ra phân lỏng phải làm sao? Các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết về cách điều trị và phòng ngừa trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đau dạ dày bị đi ngoài

Đau dạ dày đi ngoài là tín hiệu cảnh báo dạ dày đã bị tổn thương, suy giảm chức năng nghiêm trọng. Bởi lúc này, thực ăn không được làm mềm và phân mảnh nhỏ, khiến tăng áp lực lên đại tràng, dẫn đến nhu động ruột bị rối loạn gây tiêu chảy. Cụ thể, đau dạ dày đi ngoài có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến do:

  • Do ăn uống không hợp lý: Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn đau dạ dày kèm đi ngoài. Những người thường xuyên nạp vào cơ thể những món ăn không lành mạnh, chiên nhiều dầu mỡ, quá cay nóng hoặc tẩm ướp quá nhiều gia vị,… sẽ tác động không tốt đến dạ dày và đường ruột, hình thành cơn đau bụng kèm tiêu chảy.
  • Bị viêm ruột: Dạ dày và đường ruột là những cơ quan có liên hệ mật thiết đến nhau. Vậy nên, khi đường ruột bị viêm, hoạt động yếu kém sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra những cơn đau bụng dữ dội, đi ngoài ra phân lỏng, thậm chí sốt cao kéo dài.
  • Hội chứng ruột kích thích: Một nguyên nhân khác dẫn đến chứng đau bao tử đi ngoài chính là hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, đặc biệt đại tràng, tá tràng, ruột non. Không chỉ khiến đau bụng, đi ngoài, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng, chướng bụng,…
  • Tâm lý căng thẳng kéo dài: Lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương tiết hormon gây co mạch, làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, đồng thời tiết hoạt chất cytokin gây viêm đau bao tử và kéo theo hàng loạt biến chứng đi kèm như: đi ngoài, buồn nôn, đau bụng, chán ăn,…
Đau dạ dày đi ngoài có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau
Đau dạ dày đi ngoài có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau

Cách nhận biết đau dạ dày đi ngoài

Nhiều người nghĩ rằng đi ngoài ra phân lỏng là do bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày. Do đó, để nhận biết đau dạ dày đi ngoài, bạn cần chú ý thêm một số biểu hiện sau:

  • Tần suất đi ngoài tăng bất thường, chủ yếu là 2 – 3 lần, đối với những người nặng hơn có thể lên đến 4 – 5 lần/ngày.
  • Người bệnh bị đau bụng và đi ngoài sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Các cơn đau bụng thường tập trung tại vùng thượng vị.
  • Phân có đặc điểm lỏng, nát kèm theo nước nhưng không có dịch nhầy, phân nặng mùi.
  • Một số triệu chứng khác đi kèm như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn,…

Bị đau dạ dày đi ngoài có nguy hiểm không? Biến chứng thế nào?

Những dấu hiệu bất thường của cơ thể luôn thường trực những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Với bệnh lý đau dạ dày tiêu chảy cũng vậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm, gây nên nhiều biến chứng như:

  • Suy nhược cơ thể: Đi ngoài quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng. Lâu dần, cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ, sụt cân nhanh chóng, giảm hệ miễn dịch ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và thậm chí cả tính mạng.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Đối với những người bị đi ngoài nhiều, dù là do bất cứ nguyên nhân gì cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa. Bởi khi đi ngoài quá nhiều khiến niêm mạc ruột kết bị kích thích bào mòn gây tình trạng xuất huyết.
  • Dễ bị trĩ: Một trong những biến chứng thường gặp khi bị đau dạ dày kèm tiêu chảy đó là bị trĩ. Do tần suất đi ngoài nhiều trong ngày gây áp lực lên hậu môn, khiến ống trực tràng phình giãn, ứ máu, tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Một lần nữa khẳng định những nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra không hề nhỏ. Do đó, bạn luôn phải theo dõi kỳ sức khỏe bản thân, khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, đến ngay phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Bệnh lý khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng
Bệnh lý khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng

Phân biệt giữa tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Như đã chia sẻ, do cùng triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày nên không ít người bị nhầm lẫn giữa tiêu chảy do đau dạ dày tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Đây là 2 bệnh lý khác biệt và có cách điều trị không giống nhau. Vậy nên, để giúp bạn có những phác đồ điều trị chính xác cho từng bệnh, dưới đây các chuyên gia sức khỏe tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ cách phân biệt chi tiết.

Để phân biệt chính xác giữa tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa, các chuyên gia tiến hành phân tích các đặc điểm như: Tần suất xuất hiện, vị trí đau bụng, thời điểm đau bụng, đặc điểm của phân và tiên lượng. Cụ thể như sau:

Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng

Đối với đi ngoài do đau dạ dày sẽ có những đặc điểm sau:

  • Tần suất xuất hiện: Trung bình, người bệnh đi ngoài khoảng 2 – 3 lần/ngày, đối với trường hợp nặng hơn sẽ lên đến 4 – 5 lần/ngày.
  • Vị trí đau bụng: Đau vùng thượng vị (Khu vực nằm giữa 2 bên xương sườn và ở dưới xương ức.
  • Thời điểm đi ngoài: Thường đi sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
  • Đặc điểm của phân: Phân không có chất nhầy, lỏng, nát, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Tiên lượng: Cần thời gian dài để điều trị giảm triệu chứng, đồng thời bệnh chỉ thuyên giảm và không thể điều trị dứt điểm.

Rối loạn tiêu hóa đi ngoài phân lỏng

Khác với nguyên nhân đau dạ dày, với tình trạng rối loạn tiêu hóa đi ngoài sẽ có đặc điểm như sau:

  • Tần suất xuất hiện: Thường đi ngoài trên 5 lần mỗi ngày.
  • Vị trí đau bụng: Đau tại vùng bụng dưới rốn.
  • Thời điểm đau bụng: Người bệnh đi ngoài vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng, nhiều nước, kèm chất nhầy hoặc máu tươi.
  • Tiên lượng: Thời gian điều trị ngắn, có thể điều trị khỏi dứt điểm bệnh nếu áp dụng đúng phương pháp.

Cách điều trị đau dạ dày đi ngoài hiệu quả dứt điểm

Sau khi thực hiện các chẩn đoán, xác định được chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, tùy theo từng mức độ bệnh nặng hay nhẹ sẽ có những cách điều trị riêng.

Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày

Với những người bị đau dạ dày đi ngoài ở mức độ nhẹ, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày một cách khoa học, lành mạnh là đã có thể giảm nhanh các triệu chứng. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống như sau:

  • Không để bụng quá đói, cũng không ăn quá no, nên chia là nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa như trước đây.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm, dễ tiêu hóa như thịt gà, cá, cua, tôm, trứng, bánh mì,…
  • Nên ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất hỗ trợ phục hồi sức khỏe dạ dày. Một số loại quả được bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị như: Kiwi, chuối, bơ, táo, dâu tây, lựu,…
  • Tích cực ăn các loại sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất. Nhưng bạn cần chú ý chọn các loại sữa chua ít đường hoặc không đường để hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
  • Không ăn những loại thực phẩm sau: Thức ăn có nhiều đường, nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu hóa chất; Không ăn các loại thức ăn cay nóng hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ; Các loại trái cây có nhiều axit như cam, quýt, bưởi, xanh, cóc,…
  • Hạn chế uống các loại sữa chứa đường lactose dễ gây tiêu chảy, đầy bụng. Thay vào đó, bạn nên chọn sữa hạt là tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh đau dạ dày bị đi ngoài ra phân lỏng.
Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày thêm nhiều rau củ trái cây
Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày thêm nhiều rau củ trái cây

Áp dụng mẹo dân gian

Thiên nhiên luôn ban tặng nhiều loại “thần dược” hỗ trợ điều trị các chứng bệnh của cơ thể và chắc chắn không thể thiếu bệnh đau dạ dày đi ngoài. Dưới đây là các bài thuốc dân gian sử dụng hoàn toàn bằng các loại lá, quả tự nhiên.

Chữa đi ngoài bằng quả sung

Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, trị các bệnh kiết lỵ, viêm ruột, trĩ,… vô cùng hữu hiệu. Trong khi đó, Y học hiện đại phát hiện ra trong thành phần sung có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… Vì vậy, mẹo chữa đi ngoài bằng sung thực sự mang lại hiệu quả rất tốt.

Cách thực hiện: Sung rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi khi đi ngoài, bạn lấy 2 thìa bột sung hòa cùng nước ấm, khuấy đều và uống. Mỗi ngày nên uống nước bột quả sung từ 2 đến 3 lần để chứng bệnh giảm nhanh.

Ăn búp ổi non

Trong lá ổi có chứa các hoạt chất chống viêm, tiêu sưng, giúp phục hồi các vết viêm loét trong dạ dày. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa trong lá ổi có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn chặn tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá rồi rồi ăn trực tiếp kèm cùng 1 vài hạt muối. Ăn khoảng 3 lần mỗi ngày đến bị thấy sự giảm rõ rệt của bệnh đi ngoài do đau dạ dày.

Uống nước vỏ măng cụt

Cũng tương tự như sung và búp ổi, trong vỏ măng cụt cũng chứa các hoạt chất hỗ trợ phục hồi chức năng của dạ dày và hệ tiêu hóa. Nhờ đó, bệnh đi ngoài do đau dạ dày giảm trong thời gian ngắn.

Cách thực hiện: Lấy khoảng 3 – 5 vỏ măng cụt đi phơi nắng, sau khi vỏ đã khô, bạn cho vào ấm và hãm với nước sôi. Nên uống mỗi ngày 1 cốc nước vỏ măng cụt, bạn nên uống và trước bữa ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bằng Tây y

Không thể phủ nhận hiệu quả của phương pháp thay đổi chế độ ăn uống hay sử dụng mẹo dân gian, tuy nhiên người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy được kết quả. Vậy nên, với những người bị đau dạ dày đi ngoài ở mức độ nặng, cần đẩy nhanh tốc độ điều trị thì sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc Tây. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc trị tiêu chảy Loperamid: Đây là loại thuốc được đánh giá cao về hiệu quả giảm tần suất xuất hiện các cơn đau bụng đi ngoài. Trong trường hợp bị đi nhẹ, chỉ từ 2 – 3 lần mỗi ngày thì nên sử dụng 2 – 4mg, đối với trường hợp nặng hơn (trên 3 lần mỗi ngày) sẽ được chỉ định sử dụng 6 – 8mg. Tuyệt đối không dùng quá 16mg/ngày.
  • Thuốc Dioctahedral Smectite: Loại thuốc này có thể chỉ định sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Đối với người lớn sẽ dùng từ 2 – 3 gói, trẻ em sẽ dùng từ 1 – 2 gói. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng với liệu lượng cụ thể.
  • Men tiêu hóa Enterogermina: Đây là men tiêu hóa dạng nước giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Trẻ nhỏ sẽ uống từ 1 – 2 ống/ngày, người lớn uống với liều lượng 2 – 3 ống Enterogermina/ngày.
  • Bù điện giải Oresol: Bị đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, việc sử dụng Oresol để bù đắp lại vô cùng quan trọng. Cụ thể, đối với trẻ nhỏ sẽ uống từ 50 – 150ml/lần, ngày uống 2 lần. Người lớn sẽ uống 75ml/kg và cứ 4 tiếng sẽ uống 1 lần.

Điều trị Đau dày bằng thuốc Tây y mang đến hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên bạn cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tuyệt đối không làm dụng thuốc sẽ tiềm ẩn nhiều tác hại khôn lường.

Điều trị bằng thuốc Tây y mang đến hiệu quả nhanh chóng
Điều trị bằng thuốc Tây y mang đến hiệu quả nhanh chóng

Điều trị bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y dùng chữa bệnh đau dạ dày được đánh giá cao với hiệu quả và độ lành tính. Đặc biệt, vì sử dụng hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên hạn chế tối đa xuất hiện tác dụng phụ. Không chỉ hỗ trợ giảm bệnh, dược tính trong thảo dược còn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện bộ máy tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể tham khảo 3 bài thuốc Đông y dưới đây:

  • Bài thuốc 1 – Tiêu thực phục tràng hoàn: Gồm các dược liệu Ngải tiên, Mộc Hương, Sa nhân, Hoàng liên, Hoàng bá, bạch thược, Bạch truật, đại hoàng, phục linh, mộc hương, chỉ xác, đẳng sâm, quế chi, ý dĩ nhân, phụ tử, hương phụ, phòng phong. Đem sắc cùng nước uống 2 – 3 lần trong ngày để điều trị
  • Bài thuốc 2: Lấy sắn dây, cam thảo và mã đề đem sắc với nước, chia đều ra uống trong ngày để giảm đau dạ dày và đi ngoài.
  • Bài thuốc 3: Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị dược liệu gồm Kim ngân, hoàng liên, mộc thông, cam thảo và sắn dây. Cũng đem sắc lấy nước và uống hàng ngày, uống liên tục trong khoảng 3 ngày để thấy hiệu quả giảm bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa đau dạ dày bị đi ngoài

Ngay cả khi đã điều trị khỏi đau dạ dày, nhưng căn bệnh này cũng như các triệu chứng của nó vẫn có thể quay lại tái phát bất cứ lúc nào nếu bạn không nghiêm túc xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học nhất. Vậy nên, đừng quên trạng bị cho bản thân những biện pháp phòng ngừa đau dạ dày bị đi ngoài như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nên bổ sung các nhóm thực phẩm được khuyến nghị và tránh xa những món ăn đã được khuyến cáo không tốt cho dạ dày.
  • Không thức khuya, tránh làm việc quá nhiều gây nên áp lực, dễ dẫn đến tình trạng kích thích sưng đau dạ dày,
  • Định kỳ đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần để chủ động kiểm soát được sức khỏe của bản thân và có phương án điều trị bệnh nếu có dấu hiệu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau dạ dày đi ngoài. Đây thực sự là bệnh lý có nhiều tiềm ẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vậy nên, bạn nhất định cần nghiêm túc trong phòng ngừa ngay từ đâu.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...