Đau Bụng Trên Rốn: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Đơn Giản

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau bụng trên rốn là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, thực tế nhận thấy tình trạng này cũng có thể xảy ra do một số vấn đề ở tuỵ, gan, ống mật – túi mật, cơ quan tiết niệu,… cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn

Vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị) chứa nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày, thực quản, gan, thận, túi mật, niệu quản, tá tràng, tuỵ,… Tổn thương ở một trong các cơ quan này có thể gây ra tình trạng đau bụng, nóng rát, khó chịu. Triệu chứng đau bụng trên rốn có thể thuyên giảm nếu khởi phát do một số nguyên nhân phổ biến như ăn quá nhanh, ăn quá no, vận động mạnh sau ăn, lạm dụng bia rượu, thường xuyên sử dụng các thực phẩm khó tiêu.

Đau Bụng Trên Rốn: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Đơn Giản
Đau bụng trên rốn là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều ngày và đi kèm với một số biểu hiện bất thường như khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi, tiêu chảy,… Bạn cần cân nhắc một số tình trạng sức khoẻ có khả năng xảy ra.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau bụng trên rốn:

1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng trên rốn (vùng thượng vị). Khi mới khởi phát, niêm mạc dạ dày chỉ gây viêm nhẹ nên cơn đau chỉ ở mức độ tương đối. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, vùng niêm mạc dạ dày và tá tràng sẽ diễn tiến sang giai đoạn loét. Ở giai đoạn này, vùng bụng trên rốn có thể bị đau âm ỉ hoặc dữ dội sau khi ăn no hoặc lúc bụng đói.

Ngoài ra, bệnh lý có thể gây ra một số triệu chứng khác như nôn mửa, khó tiêu, buồn nôn, ăn uống không ngon, ợ hơi,… Nếu bị viêm loét tá tràng lâu ngày có thể gây sụt cân nghiêm trọng, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống, uể oải,…

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tuy nhiên, khác với trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý chỉ thích thích cơn đau sau khi ăn no hoặc khi nằm. Theo đó, cơn đau có thể xuất hiện ở vùng thượng vị ở dưới ức, từ từ lên ngược cổ họng và đi kèm với hiện tượng nóng rát.

Trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh lý không chỉ gây đau bụng trên ở giữa mà còn  làm phát sinh các biểu hiện đi kèm như ợ hơi, ợ nóng, ợ rát, nôn trớ thức ăn, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu,… Thông thường, các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản bùng phát mạnh vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

3. Đau bụng trên rốn do bệnh gan

Trường hợp bị đau bụng trên rốn kéo dài, bạn có thể cân nhắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến gan. Cơ quan này có vị trí ở vùng bụng trên phía bên phải. Chính vì vậy, khi gan bị tổn thương, viêm, hoại tử, cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị.

Tình trạng đau vùng thượng vị có thể xảy ra do một số vấn đề về gan như:

  • Suy gan cấp và mãn tính
  • Viêm gan siêu vi (viêm gan A, B, C, D, E)
  • Xơ gan mất bù/ còn bù
  • Viêm gan không nhiễm trùng (do nhiễm độc, rượu, do thuốc,…)
  • Ung thư gan

Đặc điểm chung của các bệnh lý về gan thường có triệu chứng mờ nhạt, khó nhận biết. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý hầu như chỉ gây ra tình trạng đau vùng bụng phải trên rốn do nhu mô gan bị sưng viêm, tổn thương. Khi tổn thương ở gan diễn tiến, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như vàng mát, vàng da, phân nhạt màu, nước tiểu sậm màu, buồn nôn, da ngứa ngáy, ăn uống kém, nổi mề đay,…

4. Nhiễm giun sán

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng nhiễm giun sán có thể gây đau bụng trên rốn. Giun sán là các loại ký sinh có thể sống và phát triển trong đường ruột của con người. Những loại ký sinh trùng này có thể tấn công vào cơ thể thông qua nguồn nước bẩn, thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Nhiễm giun sán
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng nhiễm giun sán có thể gây đau bụng trên rốn

Giun sát có thể di chuyển từ đường ruột đến ống mật và gây đau vùng thượng vị hoặc xung quanh rốn. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra một số biểu hiện khác như đầy hơi, tiêu chảy/ táo bón, khó tiêu, chướng bụng, người xanh xao, ăn uống kém, cơ thể suy nhược,…

5. Một số vấn đề tiết niệu gây đau bụng trên rốn

Vùng bụng trên rốn không chỉ chứa những cơ quan tiêu hoá mà còn gồm một số cơ quan tiết niệu như thận trái, thận phải, niệu quản (dẫn nước tiểu xuống bàng quang). Do đó, trong một số ít trường hợp, tình trạng đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của một số bệnh ở đường tiết niệu như:

  • Sỏi niệu quản
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Những vấn đề ở đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng đau vùng thượng vị và tan toả xuống vùng bụng xung quanh rốn và bụng dưới. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây ra một số biểu hiện đi kèm như tiểu nhiều lần, đau khi đi tiểu, đau lưng, tiểu rắt, són tiểu, tiểu ra máu, nôn mửa, buồn nôn, tăng thân nhiệt, cảm giác ớn lạnh,…

6. Một số vấn đề về ống mật, túi mật

Thực tế nhận thấy, nhiều trường hợp bị đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của một số bệnh về ống mật và túi mật như:

  • Rối loạn vận động túi mật
  • Sỏi túi mật
  • Polyp túi mật
  • Ung thư túi mật
  • Viêm túi mật cấp – mãn tính

Một số vấn đề ở túi mật và ống mật thường gây đau vùng bụng bên phải dưới bờ sườn và trên rốn. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng, âm ỉ đến dữ dội tuỳ thuộc vào nguyên nhân cũng như giai đoạn diễn tiến bệnh.

Một số vấn đề về ống mật, túi mật
Một số vấn đề ở túi mật và ống mật thường gây đau vùng bụng bên phải dưới bờ sườn và trên rốn

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến ống mật và túi mật còn gây ra một số triệu chứng đi kèm như chậm tiêu, vàng da, đầy bụng, chán ăn, sợ các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…

7. Các vấn đề về lá lách và tuỵ đây đau bụng trên rốn

Trường hợp bị đau vùng thượng vị, nguyên nhân có thể là do các vấn đề ở tuỵ và lá lách như:

  • Viêm tuyến tụy
  • Phì đại lá lách (ung thư hạch, viêm tuyến bạch cầu, bệnh máu trắng)
  • Vỡ lá lách do chấn thương nghiêm trọng
  • Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm dẫn đến tổn thương lá lách

Các vấn đề về lá lách và tuỵ thường không có các triệu chứng điểm hình, trừ các trường hợp cấp tính. Do đó, trường hợp đau bụng trên rốn kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm nhất.

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng đau bụng trên rốn cũng có thể xảy ra một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

Ngộ độc thức ăn:

Tình trạng ngộ độc thức ăn thường xảy ra do dung nạp các thực phẩm, thức uống bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc. Theo đó, mức độ ngộ độc có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng và thậm chí đe doạ đến tính mạnh nếu không được xử lý kịp thời.

Ngoài biểu hiện đau bụng, ngộ độc thức ăn còn có thể gây ra một số triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, tiêu chảy, sốt,…. Những triệu chứng này thường khởi phát sau vài phút đến vài giờ dùng thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn.

Rối loạn tiêu hoá:

Rối loạn tiêu hoá đề cập đến tình trạng hệ tiêu hoá bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng bia rượu, lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn chỉnh (đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Tình trạng này có thể gây đau bụng dưới rốn và trên rốn, cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thành từng cơn.

Rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá đề cập đến tình trạng hệ tiêu hoá bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau

Tình trạng rối loạn tiêu hoá còn đi kèm với một số triệu chứng thường gặp như đầy hơi, rối loạn đại tiện (tiêu chảy xen kẽ táo bón), chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, miệng đắng, buồn nôn,…

Viêm ruột thừa:

Ruột thừa là đoạn ruột dư ra có chiều dài khoảng 4 – 12cm và nằm ở vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số trường hợp ruột thừa có mạc treo. Với những trường hợp này, ruột thừa có thể di chuyển đến nhiều vị trí trong ổ bụng. Do đó, trong một số trường hợp bị đau vùng thượng vị có thể là biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa.

Viêm ruột thừa thường khởi phát ở dạng cấp tính và đi kèm với những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt nhẹ, tiêu chảy, chán ăn,…

Thực tế nhận thấy tình trạng đau bụng trên rốn có nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoài những nguyên nhân trên, triệu chứng có thể xảy ra một số vấn đề sức khoẻ ít gặp hơn như các bệnh về phổi, về tim,…

Đau bụng trên rốn nguy hiểm không?

Triệu chứng đau bụng trên rốn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trường hợp khởi phát do rối loạn tiêu hoá, ăn uống không khoa học thì triệu chứng này có thể thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu đau bụng trên rốn do các bệnh về thực quản, gan, dạ dày, tuỵ, lá lách,… tình trạng này có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm hoăc đi kèm với một số biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cách xử lý đau bụng trên rốn đơn giản

Để cải thiện tình trạng đau bụng trên rốn ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau:

1. Một số biện pháp giảm đau tạm thời

Triệu chứng đau bụng kéo dài có thể gây khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như hiệu suất lao động – học tập. Với những trường hợp triệu chứng khởi phát do chế độ ăn uống, sinh hoạt, bạn có thể cải thiện thông qua một số biện pháp khắc phục tại nhà.

Một số biện pháp giảm đau tạm thời
Chườm ấm lên vùng bụng trên rốn là một trong những các giúp giảm đau an toàn, dễ thực hiện

Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau bụng trên rốn:

  • Uống trà gừng ấm: Trường hợp đau thượng vị do rối loạn tiêu hoá, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, bạn có thể uống trà gừng ấm để cải thiện. Bên cạnh tác dụng giảm đau, mẹo chữa này còn giúp làm giảm tình trạng đắng miệng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Chườm ấm: Chườm ấm lên vùng bụng trên rốn là một trong những các giúp giảm đau an toàn, dễ thực hiện. Nhờ vào nhiệt độ ấm của túi chườm có thể làm dịu cơn trơn ở dạ dày, giãn mao mạch, thực quản, giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả. Khi chườm ấm, bạn nên nằm và thả lỏng để giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Dùng mật ong nguyên chất giúp giảm đau bụng: Ăn mật ong trực tiếp là một trong những mẹo giúp giảm đau thượng vị hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp trung hòa axit dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, một số hoạt chất có trong mật ong còn có đặc tính giúp ức chế vi khuẩn, virus, nấm gây viêm nhiễm ruột – dạ dày.
  • Massage bụng: Thực hiện massage bụng có thể giúp cải thiện tình trạng đau bụng trên rốn hiệu quả. Khi massage, bạn cần dùng lực vừa phải để tránh gây tổn thương cũng như kích thích cơn đau bùng phát mạnh. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp sử dụng tinh dầu khuynh diệp để giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau và thư giảm.
  • Sử dụng thuốc không kê toa: Nếu cơn đau không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo trên, bạn có thể tham khảo bác sĩ sử dụng một số loại thuốc không kê toa. Loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến Paracetamol. Tuy loại thuốc này có thể làm triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn ở những trường hợp gặp các vấn đề về dạ dày, gan. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như triệu chứng gặp phải để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp.

Ngoài ra, trường hợp bị đau thượng vị cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm đau tại nhà như ngồi thiền, tắm nước ấm, uống nghệ mật ong, nghỉ ngơi,…

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống

Thực tế nhận thấy, các trường hợp bị đau bụng trên rốn thường xảy ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, điều độ. Do đó, để làm giảm đau bụng cũng như phòng ngừa triệu chứng tái phát, bạn cần chủ động trong việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống
Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa chua, các loại hạt,…

Lối sống khoa học giúp khắc phục và phòng ngừa đau vùng thượng vị:

  • Tránh ăn quá no hoặc để bụng đói. Bởi những thói quen này có thể tác động xấu đến hệ tiêu hoá và gây ra chứng buồn nôn, đau bụng.
  • Cần ăn đủ nữa, không nhịn ăn hoặc ăn uống đúng giờ. Với những trường hợp gặp các vấn đề về dạ dày, thực quản cần chia nhỏ các bữa ăn chính để làm giảm áp lực lên thượng vị, tránh tình trạng đau bụng và nôn mửa sau khi ăn.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa chua, các loại hạt,… Hạn chế dùng thức ăn nhanh, bia rượu, thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ, muối,…
  • Hạn chế vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn. Thay vào đó, bạn cần vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau bữa ăn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu như dùng chất kích thích, hút thuốc lá, thức khuya, lạm dụng bia rượu, dùng các món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,… Thói quen này có thể làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá và khiến tình trạng đau bụng trên rốn trở nên nặng nề hơn.
  • Tránh tình trạng nhịn tiểu, cần đi tiểu và đại tiện ngay khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cung cấp đủ từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như kịp thời điều trị những bệnh lý tiềm ẩn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau vùng bụng trên rốn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng có thể gây sai lệch và điều trị không đúng phương pháp. Vì vậy, trường hợp nhận thấy tình trạng đau bụng trên rốn không thuyên giảm sau vài ngày hoặc đi kèm với những biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục
  • Đau bụng trên rốn ở mức độ nặng, cơn đau lan rộng ra sau lưng, bụng dưới và xung quanh rốn
  • Sốt cao, mất nước, cơ thể mệt mỏi
  • Hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng có mức độ nghiêm trọng

Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân gây đau bụng trên rốn và các biện pháp khắc phục tại nhà. Với những trường hợp triệu chứng khởi phát do lối sống, ăn uống không khoa học có thể cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, triệu chứng tiến triển nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...