
Đau Bụng Đi Ngoài Liên Tục Là Bị Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau bụng đi ngoài liên tục gây khó khăn trong sinh đời sống và công việc của nhiều người. Tình trạng này nếu kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, vì thế không thể chủ quan. Việc tìm kiếm nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài liên tục và có hướng khắc phục phù hợp giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn.
Đau bụng đi ngoài liên tục là bị gì?
Đau bụng đi ngoài liên tục là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó phần lớn là các vấn đề về hệ tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bệnh tiêu chảy,… Không những thế, một số bệnh lý liên quan cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Việc đi ngoài liên tục làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Không những vậy, sức khỏe cũng bị tác động xấu. Người bệnh bị mất nước, mất sức đôi khi còn gặp phải các biến chứng nguy hại nghiêm trọng. Tìm ra nguyên nhân gây đau và có biện pháp khắc phục kịp thời là vấn đề mọi người cần thực hiện sớm. Cùng điểm qua một số nguyên nhân chính khiến bạn bị đau bụng đi ngoài liên tục:
Ngộ độc thực phẩm
Tình trạng ngộ độc thực phẩm khiến bạn đi ngoài thường xuyên, kèm theo cảm giác đau bụng khó chịu. Nguyên nhân là do bạn ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa độc tố hoặc các hoạt chất không phù hợp với cơ thể.
Bên cạnh cơn đau bụng dữ dội xuất hiện, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,… Trường hợp ngộ độc nặng gây co giật, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không kịp thời đưa người bị ngộ độc đi cấp cứu.
Đau bụng đi ngoài do tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau bụng đi ngoài liên tục. Phân lỏng và lượng phân sẽ giảm dần sau mỗi lần đi ngoài, phân còn lẫn chất nhầy, có bọt hoặc đôi khi chỉ là nước. Ngoài đau bụng âm ỉ, người bệnh còn bị buồn nôn, chán ăn, khát nước. Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách dùng thuốc cầm tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp, ai cũng có thể mắc phải, hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa chủ yếu do người bệnh ăn phải thức ăn không phù hợp, gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị, mắc phải các bệnh lý đường ruột, nhiễm khuẩn,…
Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ ở khu vực bụng dưới, một số trường hợp bị đau bụng trên, đau bụng quanh rốn, kèm theo đi ngoài thường xuyên. Tình trạng đau sẽ thuyên giảm dần khi người bệnh đi ngoài xong.

Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, hiện tượng đau bụng đi ngoài liên tục còn xảy ra ở phụ nữ mang thai, hormone trong có thể thay đổi, cơ ruột bị thả lỏng. Điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn, dễ làm thai phụ bị đi ngoài thường xuyên.
Ngoài ra, người ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc, ăn đồ ăn nêm nếm quá nhiều gia vị dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, từ đó gây đau bụng và đi ngoài liên tục. Một số trường hợp khác đau do hệ miễn dịch kém, bị vi sinh vật bên ngoài xâm nhập, tấn công đường ruột thông qua thức ăn, nước uống.
Các trường hợp đau bụng đi ngoài liên tục
Đau bụng đi ngoài liên tục là hiện tượng không xa lạ với nhiều người. Cơn đau có thể xuất hiện sau khi ăn, sau khi uống rượu bia, đau ở trẻ nhỏ kèm theo sốt,… Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:
- Đi ngoài sau khi ăn: Ăn phải thực phẩm gây ngộ độc, thực phẩm không hợp vệ sinh khiến cơn đau từng cơn hoặc dữ dội xuất hiện. Ngoài đau bụng khó chịu, người bệnh còn bị tiêu chảy, nôn mửa. Trường hợp ngộ độc không kịp thời cấp cứu có nguy cơ đe dọa tính mạng.
- Đi ngoài sau bữa sáng: Ăn sáng bằng các món chế biến sẵn bên ngoài có khả năng gây đau bụng, nhất là người có đường ruột yếu. Thông thường cơn đau bụng khó chịu sẽ thuyên giảm ngay sau khi người bệnh đi nặng.
- Đi ngoài khi ăn phải đồ lạ: Xảy ra ở người có hệ tiêu hóa kém, nhạy cảm. Khi ăn phải thức ăn lạ có thể bị đi ngoài liên tục ngay sau khi ăn. Trường hợp ăn phải thực phẩm gây dị ứng còn phát sinh thêm các triệu chứng khác như nổi mề đay, mẩn đỏ, phù nề, khó thở, ngứa da,…
- Đi ngoài khi uống nhiều bia rượu: Chất kích thích thần kinh có trong rượu bia, đồ uống chứa cồn có thể khiến bạn có cảm giác đầy bụng, chướng hơi khó chịu, đặc biệt là khi uống quá nhiều. Trường hợp triệu chứng nặng hơn, cơn đau bụng có thể xuất hiện khiến người bệnh đi vệ sinh liên tục trong ngày hoặc kéo dài đến ngày hôm sau. Phân lỏng, nát, đi từ 4 – 5 lần. Đừng chủ quan bởi đây có thể là tình trạng ngộ độc rượu, cần sớm thăm khám và điều trị.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày: Đau bụng đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày với tần suất 5 – 6 lần, kèm theo phân lỏng nát, không thành khuôn. Tình trạng này khiến cho cơ thể người bệnh suy kiệt, mất nước nghiêm trọng,… Cần chủ động thăm khám và chữa trị sớm.
- Đau từng cơn kèm đi ngoài: Bụng bị đau quặn từng cơn kèm theo triệu chứng đi ngoài liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề tại ổ bụng. Người bệnh cần thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Đi ngoài ở trẻ kèm theo sốt: Trường hợp cơn đau bụng đi ngoài xuất hiện ở trẻ em, kèm theo hiện tượng sốt cao có thể là do bé bị tắc ruột. Một số triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó chịu, mệt mỏi,… Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Đau bụng đi ngoài liên tục là triệu chứng bệnh gì?
Tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục có thể liên quan đến một số bệnh lý về đường ruột, hệ tiêu hóa có mức độ nguy hiểm cao. Đặc biệt lưu ý những bệnh lý như:
Polyp đại tràng
Thận trọng với tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục, mặc dù đã dùng thuốc nhưng triệu chứng không có cải thiện. Đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn bị polyp đại trực tràng. Cần thăm khám và tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Loại bỏ khối polyp để phòng ngừa các rủi ro về sau gây hại cho sức khỏe.

Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý có thể khiến người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày. Kèm theo triệu chứng này, người bệnh còn bị đau bụng ở dọc theo khung đại tràng, cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn, phân lỏng, sền sệt không thành khuôn.
Nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi khuẩn như shigella, samonella, các kí sinh trùng, nấm, hóa chất,… theo đường ăn uống đi vào cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh cũng có nguy cơ khởi phát do một số yếu tố khác như rối loạn thần kinh thực vật, áp lực hoặc căng thẳng tâm lý kéo dài gây ra,…
Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây là dạng bệnh lý liên quan đến triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân lỏng kèm theo tình trạng đau bụng âm ỉ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, trong đó có thể kể đến như tác động từ thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn phải thực phẩm gây ngộ độc, tác dụng phụ của thuốc tân dược,…
Rối loạn vi sinh đường ruột
Môi trường vi sinh đường ruột bị rối loạn, các hại khuẩn phát triển ồ ạt khiến cho bạn dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Việc đi ngoài phân lỏng, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, kèm theo tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội có thể cảnh báo hệ vi sinh đường ruột của bạn đang bị mất cân bằng.
Đau bụng đi ngoài liên tục có nguy hiểm không?
Đau bụng đi ngoài liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về hệ tiêu hóa như trên. Trường hợp không sớm phát hiện và điều trị, nhiều khả năng bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng,… Dưới đây là những trường hợp biến chứng người bệnh có thể gặp phải:

- Ung thư dạ dày: Triệu chứng đau bụng đi ngoài thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên do triệu chứng khá đại trà nên nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng ung thư với các vấn đề bình thường khác. Điều này khiến bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn, chuyển biến nặng có thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Ung thư đại tràng: Đại tiện thường xuyên, đi phân cứng sống kèm theo mùi tanh hôi. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau bụng, rát hậu môn, đại tiện ra phân lẫn máu hoặc chất nhầy bất thường. Đặc biệt bạn nên lưu ý nếu tình trạng đi ngoài ra máu có mùi hôi thối kéo dài nên thăm khám điều trị sớm.
- Ung thư gan: Ngoài đau bụng khó chịu, người bệnh còn bị mệt mỏi, chán ăn, vàng da, cân nặng sụt giảm nhanh chóng,…
- Ung thư tuyến tụy: Người bệnh bị tiêu chảy liên tục trong ngày, đau bụng, vùng lưng, eo, khó tiêu hóa và cân nặng sụt giảm không rõ nguyên do.
Đau bụng đi ngoài thường xuyên trong ngày có thể do các biến chứng của bệnh lý liên quan làm ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Bạn nên chủ động thăm khám sớm, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe và nguy cơ đe dọa tính mạng.
Cách khắc phục đau bụng đi ngoài liên tục
Dựa vào nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài liên tục để tìm giải pháp phù hợp giúp nhanh chóng khắc phục triệu chứng khó chịu này. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thuốc uống để kiểm soát, ngoài ra trường hợp nhẹ có thể điều chỉnh tại nhà thông qua một số mẹo dân gian. Cụ thể:
Dùng thuốc uống khi bị đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài liên tục uống thuốc gì cho mau khỏi? Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm tân dược được bày bán với mục đích kiểm soát tình trạng đại tiện thường xuyên, tiêu chảy, đau bụng. Theo đó một số loại thuốc đường uống thường được dùng hư smecta, anti diarrheal, tetracyclin, norfloxacin,…

Tùy vào nhu cầu, tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm nước và chất điện giải để giúp cân bằng môi trường sinh hóa trong cơ thể. Cần lưu ý không nên dùng bừa bãi, không tự ý sử dụng để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Bởi, mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên thuốc Tây y có khả năng phát sinh tác dụng phụ cao, nhất là ở người có cơ địa nhạy cảm. Một số tác dụng không mong muốn có thể kể đến như ảnh hưởng gan, thận, gây đau dạ dày,… Người bệnh cần lưu ý khi dùng, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ an toàn sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Áp dụng các mẹo chữa dân gian lành tính
Áp dụng mẹo dân gian giúp giảm đau bụng, cầm đại tiện là hướng khắc phục được nhiều người lựa chọn. Phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu tại nhà. Tham khảo một vài mẹo như:
- Uống mật ong ấm: Dùng 10ml – 15ml mật ong pha cùng với nước ấm, uống sau khi ăn để làm ấm bụng, giảm đau và cầm đại tiện.
- Dùng rau sam: Sử dụng khoảng 100g rau sam, 50g cỏ sữa tươi. Sắc hai nguyên liệu lấy nước uống mỗi ngày giúp giảm triệu chứng khó chịu. Nếu bạn bị đại tiện ra máu, thêm vào thang thuốc 20g nhọ nồi, 20g rau má để cầm máu.
- Dùng lá ổi: Hái khoảng 7 – 9 lá ổi non, trộn với muối trắng nhai nuốt nước cốt, bỏ bã. Thực hiện ngày 2 – 3 lần giúp giảm tiêu chảy, giảm đau bụng đi ngoài.
- Dùng lá trà xanh: Áp dụng tương tự như cách nhai lá ổi. Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Dùng lá mơ lông: Sử dụng 30g – 50g lá mơ lông cùng với 2 lòng đỏ trứng gà, rửa sạch lá mơ, sau đó thái nhỏ và trộn với trứng. Rán hoặc hấp trứng chín, ăn hàng ngày.
Các mẹo chữa dân gian kể trên giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu, giảm tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, đau bụng. Tuy nhiên, phải dựa vào nguyên nhân gây đau bụng để có hướng can thiệp phù hợp hơn. Phương pháp dân gian chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không có khả năng chữa trị dứt điểm các bệnh lý trong cơ thể.
Đau bụng đi ngoài liên tục nên ăn gì?
Bên cạnh sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp giúp giảm đau bụng đi ngoài liên tục, bạn đọc nên lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày. Giai đoạn này khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp để giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, bạn đọc cần lưu ý:

- Uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất đi trong cơ thể do đi ngoài nhiều lần. Ngoài ra, bạn nên bổ sung chất điện giải cho cơ thể thông qua nước muối, sinh tố hoa quả. Tránh dùng rượu bia, thức uống chứa cồn, chứa gas khiến tình trạng đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung các thảo dược, gia vị có tính ấm, giúp làm ấm bụng, giảm tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần. Ngoài ra, các thảo dược này còn có khả năng tiêu diệt các hại khuẩn gây hại. Chẳng hạn như củ gừng, mật ong,…
- Ăn những món chế biến mềm, loãng, dễ tiêu hóa. Tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng,… Bổ sung thêm các loại protein tốt thông qua rau xanh, trứng,…
- Bổ sung thực phẩm chứa lượng nhiệt cao như mì, khoai tây nghiền, thịt nạc, sữa,… Chúng cung cấp vitamin, protein, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích hoạt động nhu động ruột.
- Ăn sữa chua giúp bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp ngăn triệu chứng đau bụng, điều tiết phân, hạn chế tiêu chảy,…
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng và giảm tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục.
- Bổ sung tinh bột trong giai đoạn đi ngoài thường xuyên, bởi tinh bột có thể kìm hãm tình trạng này. Ngoài ra, tinh bột còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi thể lực nhanh chóng. Ăn với dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
Ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bạn giảm thiểu rủi ro cơn đau nghiêm trọng hơn. Đồng thời, việc cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cải thiện đề kháng, sức khỏe, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trường hợp nhận thấy cơn đau nhẹ, tần suất đi đại tiện trong ngày không quá nhiều lần, bạn có thể áp dụng mẹo chữa hoặc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy theo hướng dẫn để cải thiện. Tuy nhiên nếu triệu chứng ngày càng trở nặng, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ và thăm khám sớm, tránh gặp phải các rủi ro nguy hại sức khỏe.
Đau bụng đi ngoài liên tục là tình trạng thường gặp, hiện nay có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh rất da dạng, bạn cần xác định yếu tố tác động, tình trạng bệnh lý để có hướng khắc phục phù hợp. Nhất là khi nhận thấy cơn đau kéo dài, đi đại tiện thường xuyên kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác.
Có thể bạn quan tâm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!