Đau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau bao tử nôn ra máu là biến chứng điển hình của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu người bệnh không biết cách xử lý hay thậm chí không phát hiện được sự xuất hiện của bệnh thì nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
Đau bao tử nôn ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Loét dạ dày nôn ra máu là hiện tượng máu chảy ra khỏi vùng hang vị (lòng mạch của dạ dày) với những biểu hiện đặc trưng là nôn mửa ra máu hoặc dịch có màu nâu cà phê.
Dạ dày nôn ra máu phát sinh khi niêm mạc ở dạ dày bị loét nghiêm trọng gây vỡ tính mạch dẫn đến xuất huyết. Theo chuyên gia, tình trạng này là biến chứng cấp tính ở mức độ nghiêm trọng và nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nữ giới vì thường xuyên tiêu thụ rượu bia, chất kích thích và có thói quen ăn uống không lành mạnh. Nam giới trong khoảng từ 30 đến 50 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Song bệnh lý cũng có thể xảy ra ở cả trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh với nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn lây qua đường miệng.
Chứng loét dạ dày nôn ra máu cần phải chẩn đoán và điều trị sớm. Khi được kiểm soát và xử lý kịp thời, bệnh sẽ diễn biến tốt và không để lại các di chứng. Tuy nhiên, nếu không kịp thời chữa trị, máu chảy ồ ạt, mất máu nhiều, tăng nguy cơ tử vong.
Do đó, khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến cơ quan y tế trong thời gian sớm nhất. 24 giờ đầu tiên khi phát bệnh là thời điểm vàng để kiểm soát bệnh, tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao nếu để qua thời điểm này.

Nguyên nhân khiến dạ dày nôn ra máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, có thể là do thói quen sinh hoạt không khoa học, tác dụng phụ từ thuốc hoặc có thể là do ảnh hưởng của các bệnh lý khác.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến viêm loét dạ dày nôn ra máu:
- Polyp dạ dày/ Ung thư dạ dày: Khối u lành tính/ ác tính ở dạ dày ma sát với thức ăn đang được lưu trữ khiến lòng mạch bị tổn thương. Nếu tình trạng nôn ra máu xuất hiện do nguyên nhân này thì mức độ thường nhẹ, dai dẳng và âm ỉ. Tuy nhiên, với kích thước khối u lớn sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Loét dạ dày tá tràng: Tình trạng đau bao tử nôn ra máu là biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân này khá phổ biến do vết loét ở niêm mạc và phần ruột non lan rộng, đi sâu vào lòng mạch dạ dày, dẫn đến xuất huyết.
- Sang thương mạch máu: Là tình trạng máu ở tá tràng và dạ dày bị tổn thương, giãn nở, vỡ khiến máu chảy ra khỏi hang vị. Bệnh nhân mắc sang thương mạch máu là do u máu trong gan (Hemangioma), loạn sản mạch máu, Dieulafoy (hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng, gây xuất huyết dữ dội và nguy cơ gây tử vong cao)
Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe gây rối loạn cơ chế máu đông khiến dạ dày nôn ra máu:
- Sốt xuất huyết: Số lượng các tiểu cầu bị giảm vì virus gây bệnh, khiến máu cô đặc, rối loạn sự lưu thông của máu, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng, chảy máu mũi,…
- Thiếu vitamin K: Vitamin giảm được nguy cơ tình trạng chảy máu kéo dài và có khả năng đông máu. Vì vậy nếu cơ thể thiếu dưỡng chất này, lòng mạch ở dạ dày sẽ bị chảy máu. Ngoài ra, trẻ em thiếu vitamin K có thể bị xuất huyết màng não và não
- Xơ gan: Xơ gan làm tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa, khiến áp lực bên trong lòng mạch cũng bị ảnh hưởng. Áp lực quá lớn, dạ dày nôn ra máu để giải phóng. Tình trạng xuất huyết thường sẽ xảy ra lúc xơ gan ở thời kỳ mất bù (thời kỳ cuối)
- Sử dụng thuốc chống đông: Các loại thuốc chống đông thường được sử dụng với tác dụng ngăn ngừa các cục máu đông ở động và tĩnh mạch hình thành. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sử dụng quá liều hoặc lạm dụng, tác dụng phụ của thuốc sẽ gây xuất huyết ở dạ dày, đại tràng và thực quản.
- Bệnh Hemophilia: Hemophilia hay còn gọi là bệnh máu khó đông, là một biểu hiện rối loạn máu khá hiếm gặp do thiếu hụt yếu tố làm đông máu. Người bệnh mắc bệnh này khả năng cầm máu lâu và chậm nên nguy cơ xuất huyết tiêu hóa rất cao.
Thực tế, nguyên nhân khiến đau bao tử nôn ra máu không ít. Ở một vài trường hợp, bệnh phát sinh do hệ quả của nhiều nguyên nhân và các yếu tố cộng hưởng. Ngoài những yếu tố trên, xuất huyết dạ dày xuất hiện cũng có thể do các yếu tố thuận lợi như:
- Nhiễm vi khuẩn HP
- Thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh
- Dùng thuốc chống viêm Corticoid và NSAID
- Sang chấn tâm lý trầm trọng
- Uống quá nhiều rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá
- Tình trạng căng thẳng kéo dài
- Lạm dụng thuốc chống đông liên tục trong thời gian dài

Triệu chứng đau bao tử nôn ra máu
Cơ thể luôn có những biểu hiện lạ, bất thường khi có bất kỳ căn bệnh nào ập đến. Viêm loét dạ dày nôn ra máu cũng vậy, dưới đây là một số các triệu chứng bạn cần lưu ý:
Triệu chứng thường gặp
Khi bệnh bắt đầu “hoành hành”, loét dạ dày nôn ra máu sẽ có những triệu chứng:
- Đại tiện phân đen
Phân chuyển màu đen vi sắc tố trong máu bị thay đổi khi máu chảy vào ống tiêu hóa. Tuy nhiên, khi phân đen có chất nhầy và mùi hôi tanh thì lúc này lượng máu chảy ra khá nhiều. Một số trường hợp máu chảy ồ ạt khiến máu tươi lẫn vào phân hoặc chuyển phân thành màu đỏ.
- Nôn ra máu
Đây là tình trạng thường hay gặp khi bị dạ dày nôn ra máu. Tùy theo mức độ vết loét và vị trí mà đặc điểm của dịch ói và lượng máu chảy có thể không đồng nhất. Số lượng máu dao động khoảng vài chục ml cho đến hàng lít, có màu đỏ tươi, màu nâu sậm, màu hồng và đôi khi lẫn với cả dịch tiêu hóa.
Thực tế ở một số trường hợp, nôn ra máu có thể là do xuất huyết ở đường tiêu hóa dưới. Đối với trường hợp này thì dịch ói màu sẫm và máu sẽ đông ngay lập tức ngay khi người bệnh nôn.
Để phân biệt với biểu hiện nôn ra máu do ăn tiết canh, chảy máu cam hay ho ra máu, bạn chỉ cần lưu ý màu sắc của dịch ói lúc này có màu đỏ tươi và có bọt, không kèm thức ăn.
- Đau vùng thượng vị dạ dày
Tình trạng đay thường xảy ra ở trên rốn và dưới xương ức và lan rộng khắp bụng. Bệnh nhân có thể cảm nhận các cơn đau thắt dữ dội với tần suất đột ngột, nhiều và mức độ đau nặng hơn bình thường
Các triệu chứng khác:
- Hay chóng mặt, ù tai, hoa mắt
- Mệt lịm
- Tiểu ít hay thậm chí là vô niệu
- Chảy mồ hôi hột, thở nhanh
- Có cảm giác nóng rát, cơ thể mệt lả, cồn cào sau khi dùng thuốc chống viêm NSAID và Corticoid
Trong trường hợp máu chảy ồ ạt, người bệnh có thể bị sốc với các tình trạng tụt huyết áp, mạch đập nhanh, người đổ nhiều mồ hôi, lạnh đầu chi, không tỉnh táo, mơ màng,…
Đa số các trường hợp đau bao tử nôn ra máu thường đến đột ngột (cấp tính) nhưng vẫn có trường hợp xuất huyết kéo dài (mãn tính). Một số triệu chứng không điển hình ở tình trạng mãn tính: thường xuyên khó thở, thiếu máu do mất quá nhiều máu, ngủ lịm,…

Phương pháp chẩn đoán đau bao tử nôn ra máu
Viêm loét dạ dày nôn ra máu cần phải được chẩn đoán trước khi bắt đầu điều trị. Vì chẩn đoán sẽ xác định được nguyên nhân chính gây bệnh và vị trí chảy máu. Xác định được hai yếu tố này thì quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Các biện pháp chẩn đoán loét dạ dày nôn ra máu phổ biến:
- Nội soi tiêu hóa: Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí chảy máu và xử lý ngay trong khi nội soi. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không thể phát hiện được những nơi xuất huyết ẩn.
- Thăm khám lâm sàng: Bước đầu tiên bác sĩ sẽ khai thác tiền sử các bệnh lý mà bệnh nhân đã mắc và thăm khám triệu chứng lâm sàng. Quá trình thu thập các triệu chứng lâm sàng giúp bác sĩ khoanh vùng được nguyên nhân chính gây bệnh và tình trạng bệnh.
- Xét nghiệm máu: Thực hiện nhằm mục đích xác định công thức của máu, ALT, AST, Creantinine, Bilirubinem Ure,….
- Đặt sonde dạ dày: Phương pháp này xác định được bệnh nhân bị dạ dày nôn ra máu ở trên hay dưới của đường tiêu hóa. Được thực hiện bằng cách đặt ống thông từ mũi xuống dạ dày.
- Chụp X-Quang Baryt: Đây là kỹ thuật chụp X-Quang có kết hợp với chất cản quang để hiện rõ hệ tiêu hóa thông qua hình ảnh chụp lại bằng tia X. Hiện nay kỹ thuật chụp X-Quang Baryt ít được chỉ định để xác định chứng loét dạ dày nôn ra máu
- Mở bụng thăm dò: Phương pháp này sẽ được thực hiện khi các biện pháp trên không xét nghiệm được nguồn bệnh và nguyên nhân gây xuất huyết. Mở bụng thăm dò sẽ xác định được vị trí đang xuất huyết và cầm máu ngay trong quá trình đang phẫu thuật.
Các biện pháp chẩn đoán trên chủ yếu được thực hiện nhằm mục đích định vị nơi xuất huyết, đánh giá tình trạng bệnh và chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra tiên lượng về mức độ diễn biến bệnh.

Cách sơ cứu bệnh nhân bị dạ dày nôn ra máu tại chỗ
Đa số người bệnh khi bị xuất huyết thường không thể xử lý được khi bệnh bùng phát, vì vậy mà người thân và những người xung quanh cần phải sơ cứu để người bệnh duy trì chỉ số sinh tồn trong khi chờ cấp cứu.
Cách sơ cứu tại chỗ cho người bị dạ dày nôn ra máu như sau:
- Đặt bệnh nhân trong tư thế nằm yên, tuyệt đối không đi lại vì sẽ khiến vết thương xuất huyết nghiêm trọng hơn. Nên đặt bệnh nhân ở khu vực thoáng mát, gác thêm gối để phần thân dưới cao hơn. Đắp thêm chăn nếu có dấu hiệu huyết áp bị hạ
- Cho bệnh nhân uống hỗn hợp muối loãng với tỷ lệ 100ml nước ấm cùng với 8g muối. Dung dịch muối loãng sẽ bổ sung điện phân khi bệnh nhân đau bao tử nôn ra máu dẫn đến tiêu chảy.
- Hoặc có thể sử dụng các thực phẩm khác như ngó sen, rễ cỏ tranh,.. để cầm máu nếu không có muối.
Sau khi đã sơ cứu, bệnh nhân nên di chuyển nhẹ nhàng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị triệu chứng đau bao tử nôn ra máu
Có nhiều phương pháp điều trị loét dạ dày nôn ra máu từ Tây Y, Đông Y cho đến mẹo dân gian. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
Bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng loét dạ dày nôn ra máu
- Nghệ và mật ong
Nghệ chứa Curcumin có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn HP, giảm tiết axit trong dạ dày, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Kết hợp với mật ong có tác dụng giảm viêm loét, kháng khuẩn. Bài thuốc nghệ và mật ong cái thiện rất tốt các triệu chứng bị dạ dày nôn ra máu
- Chuối xanh
Chuối xanh có tính mát, bổ tỳ, lợi tiểu và nhuận tràng. Chứa nhiều dưỡng chất như: các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất,… nên có khả năng tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân gây bệnh
- Lá tía tô
Trong lá tía tô có lượng lớn Glucosid và Tanin, hai hoạt chất này có tác dụng phục hồi và se lành vết loét. Đồng thời, nó còn hỗ trợ giảm lượng axit tiết trong dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược.
Chữa với phương pháp Tây y
Khi tình trạng bệnh kéo dài, không cải thiện khi áp dụng các mẹo dân gian, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiếp nhận điều trị dựa theo phác đồ nội và ngoại khoa nhằm chữa triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Một số thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh:
- Thuốc giảm tiết dịch vị: thuốc ức chế bơm proton (Ranitidin, Cimetidin), thuốc kháng thụ thể Histamin H2(Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole,…)
- Thuốc Antacid (kháng axit): Calci Carbonat, Natri Bicarbonat, các muối Magie và Nhôm Hydroxit
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Misoprostol, Sucralfate, Bismuth
- Thuốc kháng sinh (sử dụng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn H): Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn sử dụng loại thuốc nào để chữa trị.
Bài thuốc Đông y chữa đau bao tử nôn ra máu
Trị đau bao từ với phương pháp Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc, nổi bật trong số đó có thể kể đến là bài thuốc Sơ can Bình Vị Tán
Sơ can Bình Vị Tán được bào chế hoàn toàn từ các dược liệu quý từ thiên nhiên như: cam thảo, bạch thược, đương quy, tam thất, chè dây, sài hồ,… Đây là sự kết hợp của ba chế phẩm đặc trị trong một liều trình, bài thuốc giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng gây bệnh và hạn chế được tác dụng phụ từ phương pháp chữa bằng thuốc Tây.

Phòng tránh loét dạ dày nôn ra máu
Người bệnh bị dạ dày nôn ra máu sau khi đã được kiểm soát và điều trị khỏi thì không nên chủ quan. Bởi tình trạng cấp tính thường hay xảy ra và diễn biến rất nhanh, vì vậy cần phải phòng ngừa bằng những cách sau đây:
- Tích cực điều trị các bệnh lý gây ra bệnh
- Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, thực phẩm có nồng độ axit cao như chanh, dưa chua, tắc
- Tránh dùng thuốc chống viêm Corticoid và NSAID, có thể thay thế bằng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 hoặc Acetaminophen để giảm đau và chống viêm
- Cân bằng tâm trạng, kiểm soát căng thẳng
- Duy trì đồng hồ sinh hoạt hợp lý
- Uống 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, sữa chua và ngũ cốc để trung hòa dịch axit và tái tạo niêm mạc tổn thương
- Có thể kết hợp điều trị với các loại thảo dược có hỗ trợ làm liền ổ loét như lá khôi, nghệ, chè dây, đậu bắp,….
Trên đây là tất tần tật các triệu chứng, nguyên nhân, dấu hiệu,… cũng như cách phòng tránh của bệnh đau bao tử nôn ra máu. Người bệnh cần nắm rõ những thông tin này để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm giảm tối thiểu nguy cơ dẫn đến tử vong.
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!