Đau Bả Vai Phải, Trái: Nguyên Nhân và Cách Chữa Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau bả vai phải, trái có thể gây hạn chế các chuyển động bình thường ở vai, cánh tay và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tình trạng này thường xảy ra do thói quen sinh hoạt, vận động quá mức. Tuy nhiên, trong trường hợp bị đau bả vai có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý cần được kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân gây đau bả vai phải, trái

Bị đau bả vai phải, trái có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý tiềm ẩn như đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, túi mật,… Hoặc chỉ đơn giản là do vận động quá sức, căng cơ, sai tư thế gây ra.

Đau Bả Vai Phải, Trái: Nguyên Nhân và Cách Chữa Hiệu Quả
Tình trạng đau bả vai phải, trái có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Việc các định cụ thể nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng có thể giúp người bệnh dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bả vai phải, trái thường gặp:

1. Tư thế xấu

Việc duy trì tư thế xấu trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bả vai bên phải hoặc bên trái. Theo đó, tư thế nghiêng đầu xuống, gập lưng hoặc đặt trọng lực về một bên người như dùng điện thoại, đọc sách có thể dẫn đến yếu cơ thể. Bên cạnh đó, các tư thế này còn làm tăng áp lực lên đĩa đệm, gây rối loạn cơ – xương ở vùng cổ – vai – gáy dẫn đến đau bả vai,

Ngoài ra, trường hợp lười vận động, ngồi lâu cũng có thể tác động xấu đến cấu trúc cổ và lưng. Những cơ quan này có xu hướng suy yếu và giảm khả năng hoạt động. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống hoặc phát sinh các biến chứng khác dẫn đến đau vùng bả vai bên trái, phải.

2. Lạm dụng cơ quá mức

Việc lạm dụng các cơ ở vùng bả vai trong các hoạt động thể chất quá mức có thể dẫn đến căng cơ và đau nhức. Theo đó, tình trạng này có thể gây căng cơ, tổn thương dây thần kinh tại vùng vai bên phải, trái.

Lạm dụng cơ quá mức
Việc lạm dụng các cơ ở vùng bả vai trong các hoạt động thể chất quá mức có thể dẫn đến căng cơ và đau nhức

Đau bả vai phải, trái thường xảy ra bởi một số hoạt động như:

  • Làm việc quá sức ở vai, cánh tay
  • Liên tục mang vác các vật nặng lên cao
  • Thực hiện một chuyển động đột ngột

Ngoài cơn đau, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biểu hiện khác như:

  • Chuột rút
  • Co thắt cơ bắp
  • Khó di chuyển
  • Sưng tấy bả vai
  • Đau lưng, đau khi thở

3. Kỹ thuật nâng không chính xác

Hành động nâng một vật nặng qua đầu không đúng kỹ thuật có thể khiến bả vai và cột sống bị tổn thương và gây đau đớn. Trường hợp nâng một vật quá nặng hoặc quá xa cơ thể có thể làm tăng áp lực lên cột sống, vùng bả vai và cánh tay, nặng hơn có thể gây lệch cột sống.

Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến căng cơ, bong gân dây chằng hoặc làm tăng khả năng chấn thương bả vai, cột sống và gây đau bả vai phải, trái. Các biểu hiện có thể bao gồm hạn chế khả năng hoạt động ở cánh tay, vai và lưng kèm theo biểu hiện đau mỏi, khó chịu.

4. Đau vai gáy

Biểu hiện đau bả vai phải, trái có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh đau mỏi vai gáy. Đây là một dạng rối loạn cơ – xương thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, tê bì, ê mỏi cổ, vai và gáy. Bệnh lý thường là hệ quả của thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học hoặc liên quan đến các bệnh về xương khớp.

Đau vai gáy
Biểu hiện đau bả vai phải, trái có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh đau mỏi vai gáy

Đau vai gáy thường không quá nghiêm trọng và có thể được kiểm soát nhanh chóng nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. Số liệu thống kê nhận thấy, các biểu hiện khó chịu ở vùng cổ, vai – gáy có thể biến mất hoàn toàn sau 6 – 12 tuần nếu kịp thời thay đổi các tư thế xấu và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

5. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trong những bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi lớp ngoài đĩa đệm bị rách và rò rỉ phần nhân bên trong ra ngoài. Bệnh lý không chỉ gây ra cơn đau mà có thể làm tăng nguy cơ viêm các dây thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến đau bả vai phải, trái.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các cơn đau ở mức độ khác nhau hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. Cơn đau do bệnh lý gây ra có thể bao gồm đau nhức từ cổ lan rộng đến bả vai, cánh tay hoặc các khu vực lân cận. Một số trường hợp có thể bị bị giảm chức năng vận động ở cánh tay, bàn tay.

Bệnh lý có tính chất mãn tính, tiến triển chậm và gần như không thể điều trị hoàn toàn. Các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát các biểu hiện lâm sàng, cải thiện khả năng hoạt động và làm chậm quá trình thoái hoá. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

6. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch chính là các túi nhỏ nằm tại các khớp, bên trong túi có chứa chất lỏng. Nhiệm vụ của bao hoạt dịch là làm giảm áp lực, hạn chế va đập mạnh và giảm các tổn thương ở khớp vai. Khi bao hoạt dịch bị tổn thương do va chạm trực tiếp hoặc té ngã có thể gây sưng viêm và đi kèm với biểu hiện đau nhức. Trường hợp xảy ra ở khớp vai có thể gây đau nhức ở bả vai bên trái hoặc bên phải.

Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch gây đau nhức ở bả vai trái hoặc phải, khi di chuyển, vận động cơn đau tiến triển nặng hơn

Một số biểu hiện nhận biết viêm bao hoạt dịch khớp vai, bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức ở bả vai trái hoặc phải, khi di chuyển, vận động cơn đau tiến triển nặng hơn
  • Khớp bị sưng, tấy đỏ
  • Cứng khớp
  • Gặp khó khăn trong các hoạt động ở vai
  • Có thể tiết dịch nhiều dẫn đến tràn dịch khớp, ứ đọng trong bao hoạt dịch

7. Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, tấn công vào lớp lót. Đa số các trường hợp viêm khớp dạng thấp ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở vai, khớp cổ tay, đầu gối.

Viêm khớp dạng thấp có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Đau: Hiện tượng viêm khiến các khớp dần trở nên suy yếu, nhạy cảm hơn, căng cứng và dễ phát sinh cơn đau tại các khớp bị viêm.
  • Cứng khớp: Biểu hiện cứng khớp do bệnh lý gây ra thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thông thường, các khớp có xu hướng mềm ra sau khi tình trạng co cứng xuất hiện trên 1 giờ.
  • Nóng da: Vùng da xung quanh khớp bị viêm thường bị nóng hơn so với khu vực da khác
  • Đỏ da: Khu vực khớp bị viêm thường chuyển sang màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với các vùng da lân cận.

Khi viêm khớp dạng thấp xảy ra ở vai, bệnh nhân thường có cảm giác đau ở bả vai phải, trái đi kèm với biểu hiện co cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Để tránh phát sinh các biến chứng nặng nề, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm.

8. Thoái hoá khớp vai

Lớp sụn bao quanh khớp có nhiệm vụ chính là bao phủ và bảo vệ các đầu xương. Tuy nhiên, theo thời gian các sụn khớp có thể bị bào mòn hoặc tổn thương do quá trình thoái hoá khớp vai. Từ đó gây ra các biểu hiện tại bả vai bên trái và bên phải.

Thoái hoá khớp vai
Bệnh thoái hoá khớp vai có thể bùng phát cơn đau nhức sâu bên trong vai, gây suy giảm chức năng vận động

Các biểu hiện thoái hoá khớp vai có thể tiến triển và trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Nhất là ở người có tiền sử chấn thương vai do hoạt động thể thao hoặc tai nạn, các biểu hiện khó chịu, cơn đau trở nên nặng nề hơn sau vài năm.

Bệnh thoái hoá khớp vai có thể bùng phát cơn đau nhức sâu bên trong vai, gây suy giảm chức năng cũng như các hoạt động quan trọng của vai. Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh có thể gây co cứng khớp tại bên vai bị thoái hoá, thậm chí làm mất khả năng vươn tay về sau.

Các biện pháp khắc phục đau bả vai phải, trái

Tình trạng đau bả vai phải, trái có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục khác nhau. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tiến hành thăm khám để xác định căn nguyên khởi phát, từ đó áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện tình trạng đau nhức bả vai được áp dụng phổ biến:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Trường hợp cơn đau bả vai bùng phát khi thực hiện một số hoạt động thể chất như tập luyện, mang vác,… Lúc này người bệnh cần dành từ 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi giúp cải thiện cơn đau. Việc tạm dừng các hoạt động thể chất có thể giúp giảm đau, đồng thời hạn chế triệu chứng diễn tiến nặng nề.

Dành thời gian nghỉ ngơi 
Việc tạm dừng các hoạt động thể chất có thể giúp giảm đau, đồng thời hạn chế triệu chứng diễn tiến nặng nề

Tuy nhiên, bạn cũng không nên dừng các hoạt động trong thời gian dài hoặc ngừng hoàn toàn. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng cứng khớp, yếu cơ lưng và khiến cơn đau bùng phát nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ngồi/ đứng một chỗ quá lâu cũng làm tăng nguy cơ bùng phát cơn đau ở bả vai. Do đó, người bệnh nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng để tránh tổn thương khớp vai, cột sống.

2. Chườm lạnh/ chườm nóng

Trường hợp bị đau bả vai trái, phải kèm theo biểu hiện viêm đỏ, đau nhức, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh từ 10 – 20 phút để cải thiện triệu chứng. Biện pháp chườm ấm được thực hiện từ 15 – 20 phút giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau bả vai và thư giãn các cơ hiệu quả.

Để tránh làm tổn thương mô và bỏng da, bạn nên bọc một lớp vải mỏng bên ngoài trước khi chườm lạnh hoặc chườm nóng lên da. Theo đó, người bị đau bả vai nên xen kẽ giữa chườm nhiệt và chườm đá để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Xoa bóp

Trường hợp bị đau nhức bả vai trái, phải do co thắt cơ, bạn có thể cải thiện bằng biện pháp massage, xoa bóp để giúp thả lỏng cơ bắp, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông đến khu vực bị ảnh hưởng.

Xoa bóp 
Trường hợp bị đau nhức bả vai trái, phải do co thắt cơ, bạn có thể cải thiện bằng biện pháp massage, xoa bóp

Theo đó, người bệnh có thể tham vấn chuyên khoa cách xoa bóp tại nhà hoặc đến các cơ sở chuyên nghiệp để tiến hành xoa bóp, giúp cải thiện cơn đau, đồng thời giải phóng căng thẳng và thư giãn tốt hơn.

4. Điều trị y tế

Trường hợp cơn đau bả vai trái, phải tiến triển nặng, các biện pháp trên không đáp ứng, lúc này người bệnh cần tiến hành thăm khám để được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc và vật lý trị liệu để khắc phục triệu chứng.

  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ chuyên khoa có thể xây dựng chương trình vật lý trị liệu phù hợp với từng trường hợp bệnh. Đa số các bài tập đều tập trung vào thư giãn, kéo căng cơ và tăng cường sức mạnh ở khớp vai, cổ. Vật lý trị liệu thường bắt đầu từ từ và thường mang lại hiệu quả trong vài tuần đến vài tháng.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Đối với trường hợp bị đau bả vai dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để kiểm soát triệu chứng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau opioid, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid,…
  • Thuốc tiêm: Trường hợp không đáp ứng thuốc đường uống. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào vùng vai bị đau nhức để kiểm soát cơn đau. Thuốc tiêm steroid thường được chỉ định nhằm kiểm soát cơn đau ngắn hạn, không được dùng như liệu pháp lầu dài vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

5. Can thiệp phẫu thuật

Đa số các trường hợp bị đau bả vai đều được kiểm soát sau khi sử dụng thuốc và áp dụng tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu tiến triển nặng nề, khởi phát do các bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.

Can thiệp phẫu thuật 
Trường hợp triệu chứng tiến triển nặng nề, khởi phát do các bệnh mãn tính, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được thực hiện để loại trừ các yếu tố gây chèn ép lên mạch máu, cơ bắp, cột sống và rễ thần kinh tại vùng cổ, vai như gai xương, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, đốt sống bị trượt,…

Đau bả vai phải, trái có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp khởi phát do thói quen sinh hoạt, vận động có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp bị đau bả vai do bệnh lý cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nặng nề.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...