Da Đầu Khô Bong Tróc, Ngứa Ngáy Là Bệnh Gì? [Giải đáp]

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy rất có thể là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu như vảy nến, nấm da đầu, á sừng, viêm da tiết bã nhờn… Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều phiền toái trong đời sống hằng ngày cũng như tự ti, e ngại khi giao tiếp với người khác.

Da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy là bệnh gì?

Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng da đầu khô bong tróc chỉ đơn thuần là triệu chứng chứ không phải bệnh. Nó xảy ra khi da đầu mất cân bằng độ ẩm, tiết nhiều bã nhờn, làm tăng sinh các lớp sừng bám chặt vào da đầu gây mất thẩm mỹ cộng thêm những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi.

Da đầu khô bong tróc
Da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy là bệnh gì?

Đặc biệt, những mảng da khô bong tróc trên da đầu thường dễ bị nhầm lẫn với gàu, khiến người bệnh chẩn đoán không đúng bệnh và điều trị sai cách. Vì vậy, người bệnh cần phải phân biệt rõ ràng một số bệnh lý da đầu có triệu chứng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy để có biện pháp điều trị phù hợp.

1. Bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu hay còn được gọi là bệnh giun gai, là một trong những bệnh lý nhiễm trùng do nấm sợi thuộc loài Microsporum và Trichophyton xâm nhập vào tóc và gây bệnh. Khi bị nấm da đầu sẽ làm bùng phát những cơn ngứa ngáy dữ dội, bong tróc da đầu từng mảng kèm theo xuất hiện các nốt sần đỏ viêm, có mủ… Hậu quả là gây ra rụng tóc nặng, dẫn đến hói đầu nếu không điều trị kịp thời.

Tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân cùng tác nhân có hại từ bên ngoài như sử dụng các loại hóa chất lên da đầu, lười tắm gội, vệ sinh cá nhân kém, để tóc ướt đi ngủ, lây vi khuẩn từ động vật như chó, mèo hoặc dùng chung đồ dùng với người bệnh như lược, kẹp tóc, khăn tắm, nón…

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Á Sừng Da Đầu: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Tái Phát

2. Viêm da tiết bã nhờn da đầu

Viêm da tiết bã nhờn da đầu là một dạng của bệnh chàm da và đặc trưng với tình trạng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy. Cùng với đó là các triệu chứng đỏ da đầu từng mảng, tiết nhiều bã nhờn, da đầu đóng vảy màu trắng hoặc nâu. Tuy nhiên, bệnh viêm da tiết bã nhờn da đầu thường chỉ gây ngứa ngáy nhẹ, châm chích nếu thời tiết nắng nóng.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã nhờn da đầu khá phức tạp và khó đánh giá. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do sự rối loạn hoạt động của tuyến dầu kết hợp với sự tăng sinh phát triển của các ổ nấm men. Đây cũng là một trong những bệnh lý có tính chất dai dẳng, thường xuyên tái đi tái lại nên cần phải tập trung điều trị, chăm sóc duy trì và phòng ngừa tái phát.

3. Vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là bệnh da liễu có triệu chứng đặc trưng là da đầu khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Từng mảng da bong tróc có kích thước nhỏ giống như gàu, tuy nhiên bệnh thường được phân biệt bằng các dấu hiệu khác như phát ban ửng đỏ da đầu kèm theo các nốt sần sùi gần giống với bệnh chàm da.

Da đầu khô bong tróc
Vảy nến da đầu là bệnh lý da liễu đặc trưng với triệu chứng da đầu ngứa ngáy, khô bong tróc

Cơ chế gây ra vảy nến da đầu là do hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động bất thường, làm tăng sinh các tế bào da trên da đầu và khởi phát các triệu chứng vừa kể trên. Bệnh có tính chất mạn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp bị vảy nến đều rất lành tính, không nguy hiểm.

4. Bệnh á sừng da đầu

Á sừng da đầu là bệnh da liễu thường gặp ở những người có cơ địa làn da ở vùng đầu nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Á sừng khiến cho da đầu người bệnh khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy và nứt nẻ, rướm máu do cơ chế chuyển hóa liên tục, tăng sinh tế bào quá mức của làn da.

Bệnh được đánh giá có liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền, cơ địa và các tác nhân bên ngoài như da đầu tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng trong thời gian dài… Các triệu chứng của bệnh thường chỉ dừng lại ở mức gây khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh chứ không thực sự nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng.

Tìm hiểu khái niệm: Á Sừng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

5. Viêm da tiếp xúc

Da đầu tiếp xúc với không khí hanh ẩm, khô lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến da đầu bị bong tróc vảy. Nếu không được chăm sóc điều trị kịp thời, da đầu bị bí bách, tích tụ bụi bẩn sẽ gây ra ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy, trong trường hợp này bạn chỉ cần chú ý hơn trong việc chăm sóc tóc, dùng dầu gội có khả năng làm sạch sâu và dịu nhẹ cũng như che chắn vùng đầu kỹ lưỡng trước khi ra ngoài.

6. Gàu

Gàu là tình trạng da đầu bong tróc vảy từng mảng, nguyên nhân là do da đầu tiết nhiều dầu nhờn. Dấu hiệu nhận biết và phân biệt giữa gàu với các mảng da bong tróc khác đó là gàu có màu trắng trơn, kích thước nhỏ và thường bám vào chân tóc thay vì bám vào da đầu như những bệnh lý ở da đầu khác.

Da đầu khô bong tróc
Gàu là hậu quả của quá trình tăng sinh tế bào chết quá mức và khiến da đầu khô, bong tróc

Trên thực tế, gàu chính là kết quả của quá trình tăng sinh tế bào chết quá mức, khiến cho da đầu bị viêm đỏ, hình thành các vảy bong bám dính vào chân tóc. Đây là tình trạng rất phổ biến, ai cũng có thể dễ dàng mắc phải. Bệnh hoàn toàn không nguy hiểm đến sức khỏe mà chỉ khiến người bệnh cảm thấy e ngại, giảm sự tự tin vì mái tóc không hoàn hảo.

Ngoài những bệnh lý vừa kể trên thì một số trường hợp gặp phải tình trạng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy còn xuất hiện do vài nguyên nhân như:

  • Hầu hết các bệnh lý da liễu đều có tính di truyền, ông bà, bố mẹ di truyền gen bệnh cho thế hệ con cháu đời sau.
  • Do lạm dụng một số loại thuốc trị bệnh hoặc sử dụng sai cách làm phát sinh tác dụng phụ da đầu khô bong tróc.
  • Do căng thẳng quá mức, nghỉ ngơi không đủ, cơ thể kiệt sức và suy giảm sức đề kháng.

Xem thêm bài viết: Da Tay Bị Bong Tróc Là Thiếu Chất Gì? Cách Bổ Sung Khắc Phục

Hướng dẫn cách xử lý tình trạng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy

Hầu hết các trường hợp bị da đầu khô bong tróc, ngứa ngày đều có thể kiểm soát được dù có do bất cứ nguyên nhân gì. Tình trạng này cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lơ là trong việc xử lý khắc phục để cải thiện chất lượng cuộc sống và lấy lại sự tự tin cho mái tóc.

1. Áp dụng điều trị bằng các biện pháp tại nhà

Hầu hết các trường hợp da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy thường khá nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn một số biện pháp chữa trị tại nhà không cần kê đơn để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Một số nguyên liệu tốt được sử dụng phổ biến để cải thiện tình trạng da đầu khô bong tróc như:

Giấm táo

Trong giấm táo có chứa hàm lượng cao các loại vitamin khoáng chất cùng acid amin có lợi trong việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng acid acetic cùng một số các chất chống oxy hóa trong giấm táo có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống nấm mạnh, từ đó giảm thiểu sự hình thành của các mảng vảy trắng trên da đầu hiệu quả.

Da đầu khô bong tróc
Giấm táo có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm da đầu và cân bằng độ ẩm cho da đầu

Cách thực hiện

  • Pha loãng giấm táo cùng nước theo tỷ lệ 1:1 và trộn đều lên.
  • Làm cho tóc ướt và đổ hỗn hợp này đầu, vắt tóc cho bớt nước và ủ trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Gội lại bằng nước sạch và lau khô tóc.

Cây hương thu

Mẹo chữa da đầu khô bong tróc bằng cây hương thu rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Đặc tính của loại cây này là sát khuẩn, chống viêm nên được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý ngoài da. Đặc biệt, nấu cây hương thu lấy nước là cách nhiều người truyền tai nhau để loại bỏ vảy trắng trên đầu. Không những vậy, tinh dầu chiết xuất từ loại cây này còn hỗ trợ làm dịu và thông thoáng da đầu.

Cách thực hiện

  • Cây hương thu rửa sạch, đem nướng sơ rồi cho vào nồi nước nấu sôi khoảng 5 phút.
  • Đến khi thấy nước trong nồi ngả nâu thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước đem đi gội đầu. Lưu ý không cần gội lại bằng nước lạnh.
  • Kiên trì gội đầu bằn nước cây hương thư từ 3 – 4 lần/ tuần sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chứng qua từng ngày.

Bồ kết

Từ xa xưa, bồ kết được biết đến là loại dược liệu tự nhiên có tác dụng làm sạch tóc và nuôi dưỡng tóc đen óng ả, mềm mượt. Trong bồ kết có chứa hoạt chất saponin 10% làm tạo bọt và có đặc tính làm sạch sâu, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám vảy trắng trên da đầu.

Cách thực hiện

  • Nướng bồ kết cho đến khi tỏa mùi thơm, cho vào nồi nước nấu trong vòng 5 – 7 phút để các tinh chất trong bồ kết tiết hết ra.
  • Khi nước ngả sang màu cánh gián thì đổ ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để gội đầu.

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả, đặc biệt phù hợp với da khô. Vì vậy, để xử lý tình trạng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng kết hợp một ít tinh dầu tràm trà và dầu gội thông thường để gội đầu. Massage nhẹ nhàng để các mảng sừng bám trên da đầu mềm lại, biến mất dần và cải thiện ngứa ngáy, sưng viêm ửng đỏ.

Da đầu khô bong tróc
Tinh dầu tràm trà vừa có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô vừa giúp giảm ngứa ngáy, bong tróc da đầu hiệu quả

Cách thực hiện

  • Pha và trộn đều một lượng dầu gội vừa đủ với vài giọt tinh dầu tràm trà.
  • Tiến hành gội đầu và kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Xả sạch tóc với nước và lau cho thật khô.

Baking soda

Theo các chuyên gia da liễu, trong baking soda có chứa thành phần Sodium Bicarbonate giúp làm sạch tế bào chết đang bám chặt trên da đầu và cải thiện ngứa ngáy hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Làm ướt da đầu, dùng một lượng baking soda vừa đủ ra tay và thoa đều từ gốc đến ngọn tóc.
  • Để tóc nghỉ trong khoảng 5 phút và gội lại bằng nước sạch.
  • Thấm khô bằng khăn sạch và sấy tóc cho khô.

Ngoài những nguyên liệu vừa kể trên, bạn cũng thay thế bằng chanh tươi, lá bạc hà hay dầu oliu… đều được. Vì đây đều là những dược liệu có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm mạnh, hỗ trợ làm mềm tóc và phục hồi những hư tổn một cách tự nhiên.

Xem thêm: Các Loại Thuốc Trị Á Sừng và Kem Bôi Tốt Nhất Hiện Nay

2. Sử dụng dầu gội đầu hóa học đặc trị

Đối với những trường hợp tình trạng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy nhiều thì bên cạnh áp dụng các mẹo dân gian vừa kể trên, người bệnh cũng có thể cân nhắc sử dụng dầu gội đặc trị các bệnh lý da liễu để tăng hiệu quả điều trị. Việc chọn mua những loại dầu gội này cũng khá đơn giản vì không thuộc nhóm thuốc kê đơn bởi bác sĩ. Một số loại dầu gội được các chuyên gia khuyên dùng nhiều như:

  • Dầu gội chứa thành phần acid salicylic: Sản phẩm dầu gội phổ biến trong nhóm này điển hình là Neutrogena T/Gel với tỷ lệ Acid Salicylic 3%. Đây là dẫn xuất của beta – hydroxy axit có khả năng làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn và kiểm soát sự hoạt động ổn định của tuyến bã nhờn.
  • Dầu gội chống nấm: Nếu tình trạng da đầu khô bong tróc xuất phát từ việc nhiễm nấm da đầu thì việc thay đổi loại dầu gội thông thường chuyển sang dầu gội chống nấm là điều cần thiết. Một số loại dầu gội kháng nấm phổ biến như Selenium sulphide, Zinc pyrithione hay Ketoconazole, những sản phẩm này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và hạn chế vảy gàu bong tróc da đầu.
  • Dầu gội chứa Biotin: Những người bị da đầu khô bong tróc do tóc xơ yếu, thiếu dưỡng chất nên sử dụng những loại dầu gội có chứa thành phần Biotin với khả năng giúp tóc trở nên óng mượt và chắc khỏe từ gốc đến ngọn.
Da đầu khô bong tróc
Một số loại dầu gội hóa học đặc trị có khả năng khắc phục hiệu quả triệu chứng da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy

Ngoài dầu gội thì một số trường hợp bị nặng sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc uống có chứa thành phần corticoid, thuốc kháng histamin H1 hay nhóm thuốc ức chế Calcineurin… Lưu ý trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ liều dùng vì những loại thuốc này đều có tác dụng khá mạnh, dễ gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nổi mề đay, phát ban…

Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội hóa học đặc trị các bệnh lý da liễu khác nhau. Đặc điểm chung của sản phẩm đó là có khả năng làm sạch sâu, đem lại tác dụng điều trị tương đối nhanh (chỉ mất khoảng 4 – 5 tháng sử dụng). Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên lạm dụng quá mức để tránh làm tổn thương da đầu do tiếp xúc thường xuyên với các hoạt chất hóa học.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát

Để phòng ngừa bệnh tái phát và quay trở lại gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống, tốt nhất bạn nên thay đổi các thói quen xấu có thể làm ảnh hưởng đến da đầu và tạo dựng những thói quen tốt như:

  • Giữ vệ sinh da đầu hằng ngày, sau khi gội đầu phải gội sạch hoàn toàn lớp bọt dầu gội, tránh gây bít tắc da đầu, gây khô rát và ngứa ngáy.
  • Nếu có thói quen sử dụng dầu xả để làm mượt tóc thì chỉ nên bôi dầu xả vào phần đuôi tóc, không nên bôi trực tiếp vào da đầu.
  • Không nên sử dụng các loại sản phẩm có chứa hóa chất mạnh dễ gây kích ứng lên da đầu như rượu, thuốc tẩy…
  • Rửa sạch da đầu nếu sử dụng những sản phẩm dùng để tạo kiểu tóc như gel xịt tóc, tuyệt đối không để qua đêm.
Da đầu khô bong tróc
Thay đổi thói quen chăm sóc tóc, ưu tiên chọn sản phẩm an toàn và hạn chế dùng hóa chất lên tóc

Da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy không phải tình trạng quá nguy hiểm, tuy nhiên lại dễ dàng khiến cho tóc yếu đi, rụng tóc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của mái tóc. Do đó, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen chăm sóc tóc, sử dụng thuốc hay áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, an toàn cho da đầu. Nếu áp dụng những biện pháp trên không hiệu quả, da đầu càng có xu hướng diễn tiến nặng hơn, tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện da liễu càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...