Cách Chữa Viêm Tai Giữa

Bài viết chia sẻ về cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng các phương pháp đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là rút gọn nội dung:

Xông hơi thảo dược:

  • Sử dụng thảo dược như bồ công anh, thổ phục linh, hoàng cầm để xông hơi.
  • Nghiền nhuyễn và đốt thành đầu điếu, đặt vào tai sau khi vệ sinh sạch.

Chế độ ăn uống khoa học:

  • Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Bổ sung rau củ quả, dầu thực vật, uống đủ nước.

Khi nào cần khám bác sĩ:

  • Đau tai và sốt không giảm.
  • Triệu chứng không giảm sau sử dụng kháng sinh.
  • Đau kéo dài hơn 3 ngày (người lớn) hoặc 24 giờ (trẻ em).
  • Tai không nghe rõ âm thanh và có các triệu chứng đặc biệt.

Điều trị nội khoa và ngoại khoa:

  • Sử dụng thuốc nhỏ tai, thuốc thoa, kháng viêm, và kháng sinh.
  • Phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật vá màng nhĩ.

Đông y và thuốc nam:

  • Sử dụng các bài thuốc Đông y như sài hồ, hoàng cầm hoặc thuốc nam như cây sậy, rau kinh giới, lá mơ.
  • Các vị thuốc nam như cây sậy, rau kinh giới, lá mơ có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.

Rau diếp cá trong vườn và lá hẹ tươi:

  • Sử dụng nước cốt của rau diếp cá để uống hàng ngày.
  • Lá hẹ tươi giã nhuyễn và nhỏ vào tai giúp giảm triệu chứng.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về cách thực hiện mỗi phương pháp và lời khuyên khi cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng nguyên nhân là do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hay bị tác động từ môi trường xung quanh. Bệnh sẽ có các triệu chứng như sưng tấy, viêm, đau, chảy dịch, sốt cao. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và phổ biến nhất ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch yếu. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa được chia sẻ bên dưới đây, giúp bệnh sớm được đẩy lùi.

Tổng quan bệnh viêm tai giữa

Để tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa, trước hết bạn cần biết cấu tạo của tai gồm có 3 phần chính là tai ngoài - tai trong - tai giữa. Theo đó, phần tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí nằm ở phía bên trong màng nhĩ, gồm một số xương nhỏ giúp tạo độ rung động và truyền âm thanh.

Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa gây ra các triệu chứng khó chịu, làm suy giảm thính giác của người bệnh

Bệnh viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu vực này bởi các loại hại khuẩn hoặc ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài. Tình trạng viêm nhiễm nhẹ sau một thời gian có thể tự thuyên giảm nếu người bệnh biết cách chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên, trường hợp viêm nhiễm nặng có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, bên cạnh đó, người trưởng thành cũng có nhiều khả năng mắc phải chứng bệnh này. Trong đó:

  • Viêm tai giữa ở trẻ em xảy ra chủ yếu, bởi vòi nhĩ của trẻ ngắn và rộng hơn so với người lớn. Bên cạnh đó, vòi nhĩ nằm ngang nên chất lỏng từ họng có thể tràn vào tai, gây viêm nhiễm. Thời gian khởi phát bệnh ở trẻ phổ biến là vào mùa đông, nhiệt độ lạnh cộng với việc chăm sóc không đúng cách khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công và phát triển.
  • Viêm tai giữa ở người lớn ít hơn so với trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, người lớn vẫn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu có thói quen sinh hoạt không đảm bảo. Một số trường hợp chủ quan, viêm tai giữa gây ra biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm tai giữa do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó liên quan tới các loại virus, vi khuẩn, chúng tấn công và gây viêm nhiễm thông qua đường hô hấp. Thường gặp ở người mắc bệnh ho, cảm cúm, viêm mũi,...

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường gặp ở trẻ em, người có sức khỏe kém, phụ nữ mang thai,... dưới tác động của nhiều yếu tố

Các yếu tố gây bệnh chủ yếu như:

  • Bệnh hô hấp: Những bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi, amidan,... kéo dài không được điều trị khiến vi khuẩn, virus lan rộng, tấn công các khu vực lân cận trong hệ thống tai - mũi - họng. Chính vì nguyên nhân này mà bạn có thể mắc chứng viêm tai giữa.
  • Do chấn thương: Một số trường hợp bị tai nạn, chấn thương màng nhĩ.
  • Do cơ địa: Những em bé chưa phát triển hoàn thiện cơ thể dễ bị mắc phải chứng bệnh này. Tỷ lệ bệnh nhi mắc viêm tai giữa tăng cao hàng năm. Nguyên nhân khiến các bé có nguy cơ mắc bệnh là do kích thước, hình dạng ống eustachian phát triển chưa hoàn thiện khiến cho hại khuẩn có điều kiện xâm nhập.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Một số người phải sống hoặc làm việc trong môi trường không đảm bảo, nhiều hóa chất độc hại, không khí hoặc nguồn nước ô nhiễm, nhiều tiếng ồn,... lâu ngày làm phát sinh các vấn đề sức khỏe. Nhiều bệnh lý tiềm ẩn có thể bùng phát, trong đó có bệnh viêm tai giữa.
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết: Giai đoạn chuyển mùa, trời nóng chuyển sang lạnh khiến cho cơ thể dễ bị dị ứng, chưa thích nghi với thời tiết. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng. Nếu không kiểm soát và điều trị, người bệnh có thể bị di chứng dẫn đến viêm tai giữa.

Trên đây là các yếu tố gây bệnh thường gặp, ngoài ra, viêm nhiễm còn có khả năng xuất phát từ thói quen hút thuốc lá, chế độ sinh hoạt không lành mạnh,... Bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, có thể ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai, người có đề kháng kém.

Viêm tai giữa gây ra nhiều triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết bất thường. Mỗi bệnh nhân ở độ tuổi khác nhau, thể trạng khác nhau sẽ gặp phải các triệu chứng ở mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Theo đó, hãy chủ động thăm khám nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường dưới đây:

Triệu chứng ở trẻ em:

  • Đau tai, mức độ đau tăng dần và nặng hơn khi đi ngủ khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc thường xuyên.
  • Trong tai có cảm giác khó chịu, trẻ dễ bị mất thăng bằng.
  • Giảm thính giác, không nghe rõ âm thanh dẫn đến phản ứng chậm.
  • Có dịch tiết ra từ trong tai.
  • Bé ăn không ngon, thường xuyên chán ăn, bỏ bữa.
  • Tính tình cáu kỉnh, dễ nổi nóng.
  • Cơ thể sốt cao trên 38 độ.

Triệu chứng ở người lớn:

Ngoài các triệu chứng tương tự như ở trẻ em, người lớn khi mắc chứng viêm tai giữa còn gặp phải các biểu hiện như đau nhức tai, chảy dịch mủ, suy giảm thính giác,... Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện khác tùy vào mức độ viêm nhiễm ở mỗi bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa
Viêm nhiễm gây đau nhức, khó nghe, tiết dịch ở tai bất thường,...

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đến khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm. Trường hợp viêm nặng, viêm lan rộng có thể phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

Cách viêm tai giữa chữa tại nhà

Các cách chữa viêm tai giữa tại nhà đơn giản, hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng như sau:

Xông hơi thảo dược

Xông hơi bằng thảo dược sẽ giúp người bệnh có được cảm giác thoải mái thư giãn, hỗ trợ điều trị tốt. Các loại thảo dược có thể kể đến như như bồ công anh, thổ phục linh, hoàng cầm, kim ngân hoa, bạch chỉ, huyết sâm, hạ khô. Những dược liệu này khi kết hợp sẽ giúp người bệnh giảm đau, kháng viêm, làm lành vết thương trong điều trị viêm tai giữa, đồng thời làm giảm triệu chứng ù tai, đau tai, chảy dịch mủ.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, các vị thuốc đem nghiền mịn các loại thảo dược trên rồi cho vào giấy cuộn lại như điếu thuốc. Trước khi thực hiện cần vệ sinh sạch sẽ vùng tai bị viêm bằng tăm bông hoặc nước muối sinh lý. Đốt một đầu điếu thảo dược và đặt đầu còn lại vào tai, bạn có thể quạt nhẹ để hơi thảo dược đi vào ống tai.

Xông hơi thảo dược giúp thư giãn hiệu quả
Xông hơi thảo dược giúp thư giãn hiệu quả

Chế độ ăn uống khoa học

Việc có một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy mạnh quá trình trị bệnh. Trong các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống sẽ làm tăng các chất trung gian gây viêm tại chỗ và gia tăng các dấu hiệu của stress oxy hóa trong dịch ở trẻ em bị OME. Nếu tình trạng ăn uống không ổn định có thể dẫn đến tình trạng tiền viêm và tăng phản ứng của niêm mạc chống lại các tác nhân lây nhiễm.

  • Tránh uống những đồ uống có cồn, chất kích thích và sử dụng chúng khi để vào tủ lạnh. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có lượng đường như bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt,...
  • Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình các loại rau củ quả để bổ sung vitamin cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ bệnh viêm tai giữa, làn da của bạn cũng sẽ tươi sáng, khỏe mạnh hơn.
  • Thay vì ăn mỡ động vật, bạn có thể chuyển qua các loại dầu chiết xuất từ thực vật như dầu gạo lứt, dầu olive, dầu mè, dầu gấc, dầu hướng dương,...
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tránh các loại nước có chứa fluoride hay clo.
  • Thay vì sử dụng muối trắng bình thường bạn nên sử dụng muối iod hoặc muối hồng himalaya,...

Khi nào nên khám bác sĩ?

Khi quan sát thấy các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần mau chóng đi khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Triệu chứng đau tai và sốt cao không giảm, cần thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.
  • Nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài những các triệu chứng không thuyên giảm hay thậm chí nặng hơn, người bệnh nên đi khám để tránh các biến chứng xấu.
  • Các triệu chứng đau nhức, khó chịu kéo dài hơn 3 ngày ở người lớn và ở trẻ em kéo dài 24 giờ.
  • Nếu tai không nghe được rõ âm thanh bên ngoài do dịch tích tụ quá nhiều và không biến mất sau vài tháng. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị để giúp thoát hết dịch bằng cách đặt một ống nhỏ vào màng nhĩ.
  • Dịch tai chảy ra ngoài rất nhiều, có mùi khó chịu, hay chứa máu, mủ hoặc cũng có thể là dịch trong suốt.

Tây y chữa bệnh viêm tai giữa

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Người bệnh sẽ được vệ sinh tai, dùng các loại thuốc điều trị kết hợp với các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà.

Đối với tình trạng viêm tai, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ tai, thuốc thoa ngoài tai, thuốc kháng viêm và kháng sinh. Nếu trong trường hợp nhiễm nấm, bạn nên sử dụng thuốc điều trị để chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Một vài loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm tai bao gồm thuốc kháng sinh nhỏ tai như ciprofloxacin, axit axetic và corticosteroid tại chỗ, ofloxacin hoặc neomycin/polymyxin. Các thuốc chống nấm phổ biến như gentian, cresylate axetat, nystatin, clotrimazole…

Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị viêm tai
Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị viêm tai

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp này là điều trị xâm lấn sử dụng các thủ thuật hay thậm chí là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ làm sạch bệnh tích và phục hồi chức năng nghe của người bệnh. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp lỗ thủng và chảy tai kéo dài hơn 6 tuần dù được điều trị nội khoa đầy đủ, có cholesteatoma, có dấu hiệu viêm xương chũm mạn tính.

Các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa phổ biến gồm: Phẫu thuật vá màng nhĩ, vá màng nhĩ kết hợp chỉnh sửa xương con, phẫu thuật xương chũm.

Với bệnh nhân có Polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai hoặc mô hạt, phẫu thuật cắt bỏ polyp sẽ là phương án điều trị hiệu quả hơn so với dùng thuốc. Tuy nhiên nếu những khối polyp này mọc ra từ dây thần kinh số VII, ống bán khuyên ngang hoặc niêm mạc xương bàn đạp có thể dẫn tới tai biến liệt mặt, viêm mê nhĩ sau mổ.

Phẫu thuật vá màng nhĩ

Quy trình phẫu thuật này nhằm khắc phục tình trạng màng nhĩ thủng do nhiễm trùng và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp cải thiện chức năng nghe. Phương pháp tạo hình màng nhĩ thường được thực hiện trên những bệnh nhân không bị nhiễm trùng hoặc ung thư trong xương tai.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sử dụng mảnh ghép lấy từ cơ thể của bệnh nhân, thường là từ cân cơ, màng sụn, hoặc sụn tai, để sửa chữa màng nhĩ. Sau giai đoạn phục hồi từ 6 đến 8 tuần, bệnh nhân thường trải qua sự cải thiện trong khả năng nghe của mình.

Phương pháp Đông y

Chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y được xem là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao.

Bài thuốc 1

  • Dược liệu: Sài hồ, long đờm thảo, ngưu bàng tử, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 12g, bạc hà 6g và kim ngân hoa 20g.
  • Cách thực hiện: Cho các dược liệu và nồi đun sôi cùng 5 bát nước, sau đó chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.

Thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị cao
Thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị cao

Bài thuốc 2

  • Dược liệu: Hoài sơn 12g, bạch linh, bạch thược, cốc ma, bạch biến đậu, hoàng liên mỗi vị 8g, thuyền thoái 4g và trạch tả 12g.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên cần được làm sạch, thêm lượng nước vừa đủ và sắc đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Người bệnh chia lượng thuốc trong ngày thành 3 lượt uống. Sau một thời gian sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 3

  • Dược liệu: Thục địa, hoàng bá, quy bá mỗi vị 16g và tri mẫu 12g.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng các vị thuốc đã chuẩn bị cùng lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ trong khoảng thời gian 30 phút. Lọc bỏ phần bã và uống thuốc kiên trì cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc 4

  • Dược liệu: Long đởm thảo, mộc thông, sa tiền tử, sinh địa, liên kiều, hoàng cầm, trạch tả mỗi vị 12g, chi tử, đương quy mỗi loại 8g, kim ngân hoa 16g và 4g cam thảo cùng một số vị thuốc bổ dưỡng khác.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc và đem sắc cùng với 500ml nước trong khoảng 30 phút. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang để làm giảm các triệu chứng viêm tai giữa.

Các vị thuốc Nam

Để giúp các triệu chứng của bệnh sớm được đẩy lùi mà không gây tác dụng phụ hay tốn quá nhiều chi phí, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng các vị thuốc nam như sau:

Cây sậy

Theo y học dân gian, cây sậy vị đắng ngọt, tính mát, đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể đặc biệt là tình trạng viêm tai giữa. Bạn có thể sử dụng phần thân của cây sậy để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng như thanh nhiệt cơ thể, các loại bệnh như các chứng viêm dạ dày cấp, chữa ho, viêm phế quản, nôn mửa, táo bón và đặc biệt là tình trạng viêm tai giữa.

  • Chuẩn bị 2 cây sậy non, đem rửa sạch với nước để khô ráo.
  • Hơ nóng phần bẹ non hoặc nướng trên than hoa là tốt nhất. Tiếp đến là dùng chày và cối giã nát ra, bỏ bã và lọc lấy phần nước.
  • Sử dụng nước cốt để nhỏ vào tai mỗi lần một giọt vào sáng, trưa và tối.

Cây sậy đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh
Cây sậy đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh

Rau kinh giới

Theo các nghiên cứu cho thấy, rau kinh giới có chứa hợp chất flavonoids, giúp kháng viêm hiệu quả và giảm các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này để hỗ trợ điều trị cảm cúm, giảm các cơn đau dạ dày, làm sạch hệ hô hấp,…

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới có thể kết hợp cùng xương bồ, ngân hoa,cam thảo, liên kiều, hoa xuyên chí (mỗi loại 20 gram) cùng 500ml nước lọc.
  • Đem tất cả các nguyên liệu đã rửa sạch và cho vào nồi nước. Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn một nửa.
  • Nước cần uống khi còn ấm với 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần uống trước các bữa ăn.

Lá mơ

Lá mơ là loại lá có vị hơi ngăm đắng nhẹ, mùi đặc trưng, tính mát có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai, mũi, họng và đặc biệt là viêm tai giữa. Các nghiên cứu cho biết, trong lá mơ có chứa hoạt chất có lợi như carotene, vitamin C, methyl mercaptan, acid amin,… Vậy nên, loại dược liệu này có thể sử dụng để cải thiện tốt các vấn đề về tai bao gồm tiêu viêm, tiêu mủ, giảm tình trạng đau nhức.

Ngoài ra phải kể tới thành phần alkaloid peaderin và tinh dầu sulfat dimetyl disulphite trong lá mơ. Một loại kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa một cách hiệu quả.

  • Chuẩn bị 3 - 4 là mơ và rửa sạch, đem ngâm nước muối khoảng 15 phút và vớt ra để ráo nước.
  • Đem hơ lá mơ trên lửa nhỏ hơ lá mơ trên lửa nhỏ rồi vò thật nhỏ và nhét vào tai viêm. Để lá qua đêm để hút sạch mủ trong tai, sử dụng mỗi ngày 1 lần/tuần.
  • Một điều cần lưu ý là lá mơ chỉ có tác dụng hút mủ chứ không thể điều trị triệt để ổ viêm bên trong tai. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng bài thuốc mà chỉ nên xem đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị tạm thời.

Chữa viêm tai bằng lá hẹ tươi

Lá hẹ tươi có vị cay, tính bình cùng những thành phần có lợi cho sức khỏe như nhiều acid amin như tryptophan, threonin, leucine, lysine, isoleucine,… đặc biệt có thiosulfonate chuyển hóa thành allicin sau khi cắt hoặc nghiền nhuyễn. Allicin có tác dụng kháng khuẩn có thể kháng khuẩn, virus, nấm và đào thải độc tố, ngăn ngừa nhiễm trùng tai trong. Ngoài ra, hàm lượng odorin trong lá hẹ còn giúp hạn chế mẩn đỏ, ngứa ngáy, nhiễm trùng, giảm sưng tấy trong tai khi bị viêm.

  • Chuẩn bị lá hẹ tươi và đem đi ngâm với muối loãng trong khoảng 10 - 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Xay hoặc giã nhuyễn lá hẹ và lọc lấy nước, cho vào lọ sạch đậy kín nắp.
  • Nước vừa thu được đem nhỏ trực tiếp vào tai mỗi ngày khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3 giọt. Sử dụng đều đặn cho tới khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
  • Phương pháp này có thể sử dụng ngay cả khi bị các loại côn trùng như muỗi, kiến ​​bò vào tai, bạn cũng có thể sử dụng cách này để phòng tránh nhiễm trùng.

Lá hẹ tươi có tính bình cùng những thành phần có lợi cho sức khỏe
Lá hẹ tươi có tính bình cùng những thành phần có lợi cho sức khỏe

Rau diếp cá trong vườn

Diếp cá là loại cây có vị cay, tính mát, mùi tanh, giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố. Ngoài ra, loại rau này còn có còn chứa nhiều tinh dầu kháng viêm, kháng khuẩn mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm khá tốt.

Cách sử dụng:

  • Sắc nước: Diếp cá rửa sạch và để khô tự nhiên. Kết hợp diếp cá cùng táo đỏ và đun cùng 600 ml nước lọc với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại 200 ml. Chia phần nước uống 3 lần/ ngày, sử dụng kiên trì cho đến khi khỏi bệnh.
  • Nhỏ tai: Diếp cá cần loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước. Đem lá đi giã nhuyễn và dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã. Lấy phần nước cối của diếp cá và nhỏ vào phần tai bị viêm khoảng 1 – 2 giọt/ lần. Kiên trì thực hiện từ 7 – 10 ngày để thấy kết quả tích cực.

Qua bài viết chia sẻ về những cách chữa viêm tai giữa được chia sẻ phía trên. Hy vọng người bệnh sẽ áp dụng và đạt được kết quả như mong đợi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bệnh. Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...