Chữa Viêm Phế Quản Mãn Tính Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam hiệu quả không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là biện pháp điều trị được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi dân gian. Các bài thuốc Nam tận dụng tính vị và tác dụng dược lý của thảo dược để chữa bệnh. Việc áp dụng đúng cách có thể giảm ho, tiêu đờm, thống khiếu, nhuận phế.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam hiệu quả không?
Viêm phế quản mãn tính đặc trưng bởi tình trạng phế quản bị sưng viêm và phù nề kéo dài, từ đó gây tiết nhiều dịch nhầy, thở khò khè, thường xuyên khạc đờm và ho. Không giống với viêm phế quản cấp tính, bệnh viêm phế quản mãn tính thường xảy ra ở người tiếp xúc với hóa chất độc hại, hút thuốc lá, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm.
So với giai đoạn cấp, các triệu chứng viêm phế quản mãn tính thường ở mức độ nhẹ, bùng phát chậm nhưng thường kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Ở giai đoạn này, việc điều trị chủ yếu giúp làm giãn phế quản và khắc phục các triệu chứng bệnh lý. Chính vì vậy, sau mỗi đợt bệnh bùng phát, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc hỗ trợ chữa trị từ các loại thảo dược tự nhiên.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam là biện pháp điều trị được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian. Các bài thuốc chữa này đều tận dụng tính vị và tác dụng dược lý của có trong thảo dược giúp giãn phế quản, long đờm, giảm đau rát họng, cải thiện cơn ho hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng có biết, các triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính được kiểm soát hoàn toàn nếu kết hợp đồng thời giữa các bài thuốc nam, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Đồng thời hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc và phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn.
Từ những thông tin trên có thể nhận thấy, chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả, có độ an toàn và lành tính cao. Tuy nhiên, một số bài thuốc chữa có nguồn gốc dân gian vẫn chưa được kiểm chứng trên phương diện khoa học về tác dụng cũng như mức độ an toàn. Chính vì vậy, trước khi áp dụng, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa để tránh thực hiện những cách chữa không mang lại hiệu quả.
Chữa viêm phế quản mãn tính với 5 bài thuốc Nam
Trong y học cổ truyền lưu truyền rất nhiều bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, không phải cách chữa nào cũng mang lại hiệu quả chữa trị. Tuỳ thuộc vào mức độ các triệu chứng, thể trạng, khả năng đáp ứng, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn bài thuốc phù hợp để đẩy lùi các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính được áp dụng phổ biến:
1. Bài thuốc từ la hán quả chữa viêm phế quản
Uống trà la hán quả là một trong những cách cải thiện tình trạng ho do viêm phế quản mãn tính gây ra hiệu quả. Theo tài liệu Y học cổ truyền, la hán quả có tính mát, vị ngọt, không chứa độc tố, công dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, nhuận phế và chữa trị ho hiệu quả. Do đó, việc sử dụng trà la hán quả có thể giúp loại bỏ đờm, làm dịu vùng niêm mạc, từ đó cải thiện các biểu hiện bệnh viêm phế quản mãn tính.
Trong khi đó, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, vị thuốc này có chứa một số thành phần hoạt chất có lợi cho việc chữa trị viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và ngăn ngừa các thế bào ung thư.
Hướng dẫn cách pha trà la hán quả chữa viêm phế quản:
- Chuẩn bị 20 gam quả la hán cùng với 500ml nước sôi
- Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ly hãm với nước sôi khoảng 30 phút
- Dùng trà la quán quả lúc còn ấm để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.
Áp dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Trường hợp viêm phế quản mãn tính thường xuyên gây ho vào ban đêm, người bệnh nên uống trà vào buổi tối trước khi ngủ giúp ngăn ngừa tình trạng, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.
2. Kết hợp gừng tươi và lá trầu không chữa bệnh lý
Lá trầu không và gừng tươi là những vị thuốc Nam quen thuộc, thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp như cảm mạo, ho, viêm họng, nhất là viêm phế quản.
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, công dụng chống viêm, hoá đờm, tiêu thũng nên thường được dùng để cải thiện các triệu chứng viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra, một số nghiên cứu dược lý hiện đại còn tìm thấy một số hợp chất có tác dụng kháng sinh, ức chế tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và một số virus gây bệnh.
Trong khi đó, gừng theo ghi chép y học cổ truyền có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng giảm ho, làm ấm cơ thể, giải biểu, giảm chứng buồn nôn và nôn mửa. Thực tế cũng nhận thấy, gừng có khả năng làm ấm phổi (phế), từ đó ngăn ngừa triệu chứng ho kéo dài do thời tiết lạnh. Việc kết hợp lá trầu không và gừng sẽ giúp làm giảm lượng dịch đờm trong cổ họng, kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn và kiểm soát các biểu hiện bệnh viêm phế quản và viêm phế quản mãn tính.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi và 1 củ gừng
- Lá trầu không ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo, gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái dùng khoảng 5 lát
- Cho các dược liệu vào cối rồi giã nát, sau đó cho 1 ít nước sôi vào ngâm khoảng 30 phút
- Vắt lấy phần nước cốt, bỏ bã. Chia thành 2 lần và uống hết trong ngày
- Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hẳn
3. Phật thủ – Vị thuốc Nam chữa viêm phế quản mãn tính
Phật thủ ngoài được dùng để trưng bày còn là một vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh. Theo ghi chép y học cổ truyền, dược liệu có tính ấm, vị cay, đắng, chưa, công dụng lý khí, chỉ thống, hoá đàm. Do đó, nhân dân thường dùng phật thủ để chữa bệnh viêm dạ dày, viêm phế quản mãn tính và hen phế quản.
Bài thuốc sắc từ dược liệu chữa bệnh lý:
- Chuẩn bị 6 gam phật thủ và 6 gam bán hạ, mang đi rửa sạch rồi để ráo
- Cho tất cả dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ
- Chia lượng nước thu được thành nhiều lần và uống hết trong ngày
Uống trà phật thủ giúp tiêu đờm, giảm ho:
- Chuẩn bị khoảng 30 gam phật thủ, sau khi ngâm rửa sạch thì vớt ra để ráo
- Cho dược liệu vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ
- Sau đó chắt lấy 200ml nước và cho thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất vào khuấy đều và uống khi còn nóng
- Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng dần thuyên giảm
4. Bài thuốc Nam từ lá hẹ chữa viêm phế quản mãn tính
Lá hẹ không chỉ được biết đến là một loại rau rất tốt cho sức khoẻ mà còn là thảo dược chữa nhiều bệnh lý như khàn tiếng, ho, mất giọng do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gây ra, trong đó có viêm phế quản mãn tính.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá hẹ có tính ấm, vị chua, không chứa độc tố và tác dụng phụ nên có thể sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, các bài thuốc từ lá hẹ chữa viêm phế quản mãn tính còn phù hợp với người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít lá hẹ tươi, mang đi ngâm rửa sạch rồi cắt thành từng khúc
- Sau đó cho dược liệu vào chén cùng với 1 ít đường phèn đã giã và mang hấp cách thuỷ
- Sau 15 phút thì tắt bếp, ăn cả nước lẫn cái
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 đến khi các triệu chứng thuyên giảm
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung lá hẹ vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản mãn tính. Ngoài công dụng chữa bệnh lý, lá hẹ còn chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin giúp tăng cường tiêu hoá, phòng ngừa táo bón hiệu quả.
5. Chữa viêm phế quản mãn tính với bài thuốc Nam tỏi ngâm mật ong
Tỏi ngâm mật ong là một trong những bài thuốc Nam quen thuộc thường dùng trong điều trị viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho khan và ho có đờm. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng do bệnh viêm phế quản mãn tính gây ra.
Theo đó, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng mạnh, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng bội nhiễm ở phế quản. Còn mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm ho, loại bỏ đờm ứ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc kết hợp 2 dược liệu này chữa trị có thể kiểm soát được tình trạng thở khò khè, ho, khạc nhổ đờm ở bị viêm phế quản mãn tính.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 200 gam tỏi đã bóc vỏ, rửa sạch rồi xếp vào lọ thuỷ tinh
- Sau đó đổ mật ong vào lọ xấp xỉ với lượng tỏi, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát
- Ngâm trong 15 ngày thì có thể dùng được
- Mỗi lần uống 1 muỗng mật ong và ăn kèm 1 tép tỏi
Do tỏi và mật ong đều có tính nóng, do đó bài thuốc này không áp dụng với những trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, người bị viêm loét dạ dày tiến triển. Trong trường hợp này, người bệnh có thể pha trà mật ong và nghệ vàng để hạn chế kích thích lên cơ quan tiêu hoá, đồng thời cải thiện các triệu chứng do viêm phế quản mãn tính hiệu quả.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam cần lưu ý gì?
Việc sử dụng các vị thuốc Nam chữa viêm phế quản có thể làm giảm các triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa tiến triển đồng thời làm giảm nguy cơ lạm dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả nếu thực hiện đúng cách, ngược lại áp dụng cách chữa không phù hợp có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Vì vậy, trước khi áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các bài thuốc Nam chữa trị viêm phế quản mãn tính chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
- Song song với việc điều trị, người bị viêm phế quản mãn tính cần chủ động cách lý với những tác nhân gây kích ứng, dị ứng như phấn hoá, hoá chất, bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá,…
- Nếu sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn cần mang khẩu trang và đồ bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên. Bên cạnh đó nên trồng nhiều cây xanh giúp lọc bụi bẩn cũng như cải thiện chất lượng không khí.
- Các bài thuốc Nam tận dụng các thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn, lành tính cao nhưng thường phát huy tác dụng chậm hơn so với thuốc tân dược. Để đạt được hiệu quả chữa trị, người bệnh cần áp dụng đều đặn trong thời gian dài.
- Trước khi thực hiện bài thuốc chữa bệnh, bạn cần rửa sạch dược liệu và ngâm với nước muối pha loãng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Trong thời gian áp dụng bài thuốc Nam chữa trị, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh nên ngưng áp dụng và đến gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết để được thăm khám và xử lý kịp thời.
- Hiệu quả của những bài thuốc Nam phụ thuốc nhiều vào yếu tố cơ địa và mức độ bệnh lý. Nếu nhận thấy cách chữa không đáp ứng sau 3 tuần áp dụng, người bệnh nên cân nhắc thay thế phương pháp điều trị khác.
Bài viết đã tổng hợp một số bài thuốc Nam chữa viêm phế quản mãn tính cũng như lưu ý trong quá trình áp dụng. Hy vọng những thông trên sẽ giúp người bệnh dễ dàng trong việc lựa chọn bài thuốc phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!