10 Cách Chữa Viêm Niệu Đạo Tại Nhà Từ Mẹo Hay Dân Gian

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hiện nay nhiều mẹo chữa viêm niệu đạo tại nhà vẫn được lưu truyền rộng rãi. Phương dân gian dùng nguyên liệu thiên nhiên như tỏi, râu ngô, nha đam, lá trầu không,… mang lại tác dụng hỗ trợ giảm viêm, cải thiện triệu chứng cho người bệnh an toàn và lành tính.
Cách chữa viêm niệu đạo tại nhà an toàn hiệu quả
Bệnh viêm niệu đạo xảy ra khi ống dẫn nước tiểu bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, phát triển gây hại. Mỗi bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng viêm nặng, nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình mà người bệnh nào cũng gặp phải là cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu.

Hiện nay, tình trạng viêm niệu đạo có xu hướng ngày càng phổ biến. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới. Trong đó, tỷ lệ người bệnh là phụ nữ cao hơn so với nam giới do cấu tạo bộ phận sinh dục, đường tiết niệu ở dạng mở. Bệnh viêm niệu đạo cũng có các triệu chứng gần giống với viêm đường tiết niệu, tuy nhiên hai chứng bệnh này là hai tình trạng viêm nhiễm khác nhau.
Giai đoạn bệnh mới khởi phát, việc điều trị có phần dễ dàng hơn. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên. Một số trường hợp sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên so với thuốc tân dược, mẹo chữa an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn.
Mặc dù vậy, đối với trường hợp viêm niệu đạo nặng, mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không chữa dứt điểm viêm nhiễm tại cơ quan này. Khi đó, người bệnh cần can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu hơn. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh rủi ro gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Trường hợp bạn đang bị viêm nhiễm nhẹ, viêm mới khởi phát chưa có các triệu chứng nặng nề, tham khảo ngay các cách chữa viêm niệu đạo tại nhà với nguyên liệu gần gũi, dễ tìm dưới đây:
1. Sử dụng lá trầu không chữa viêm niệu đạo tại nhà
Lá trầu không được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý. Theo ghi chép, lá trầu có tính ấm, vị cay nồng, có tác dạng kháng viêm, sát khuẩn tốt. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng nguyên liệu này làm thuốc chữa bệnh, trong đó có tình trạng viêm niệu đạo gây tiểu khó, tiểu rát.

Ngoài ra, Y học hiện đại cũng chỉ ra, loại lá này có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm men gây hại tại vùng kín. Cụ thể như chứa nhiều Polyphenol, tinh dầu Eugenol,… Áp dụng mẹo chữa giảm triệu chứng khó chịu tại vùng kín, giúp ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng gây tổn thương niêm mạc niệu đạo nghiêm trọng hơn. Cách thực hiện đơn giản:
- Sử dụng một nắm lá trầu không còn tươi, không bị dập nát, hư hỏng.
- Ngâm lá trầu vào nước muối pha loãng 10 – 15 phút cho sạch tạp chất.
- Sau đó vớt lá trầu, rửa lại với nước sạch rồi cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
- Đun khoảng 5 phút, tắt bếp và đổ nước lá trầu ra thau, pha với nước mát còn âm ấm.
- Dùng nước lá trầu không nấu vệ sinh vùng kín, bộ phận sinh dục sạch sẽ.
- Áp dụng cách làm này mỗi ngày đến khi triệu chứng viêm niệu đạo thuyên giảm hẳn.
2. Mẹo chữa viêm niệu đạo bằng nha đam
Viêm niệu đạo có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống rượu bia hoặc nước ngọt có ga,… Để cải thiện tình trạng nóng trong, giảm triệu chứng khó tiểu, đau rát khi tiểu tiện, bạn có thể sử dụng nha đam tươi chữa viêm niệu đạo tại nhà.

Mẹo dân gian lành tính, nguyên liệu được dùng có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. Cụ thể như axit salixylic, chromene c-glucosyl, enzym bradykinin,… Sử dụng nha đam làm mát vùng kín, ức chế hại khuẩn lưu trú gây hại, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Dùng theo cách sau:
- Sử dụng nha đam tươi, rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ xanh.
- Phần thịt trong suốt mang xay nhuyễn, nấu nước mát hoặc uống trực tiếp mỗi ngày.
- Cách này giúp làm mát cơ thể, giảm nóng trong, cải thiện tình trạng viêm niệu đạo nhẹ tại nhà.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý không dùng chung nha đam với thuốc nhuận trường, không lạm dụng để tránh làm tổn thương đến gan.
3. Dùng lá diếp cá chữa viêm niệu đạo tại nhà
Bên cạnh hai mẹo chữa trên, bạn có thể sử dụng lá diếp cá trị viêm niệu đạo tại nhà. Theo đó, lá diếp cá có tính mát, được dùng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Đặc biệt nhờ có tính kháng viêm, kích thích tiểu tiện nên lá diếp cá được dùng giảm triệu chứng khó chịu do viêm niệu đạo gây ra, giúp giải độc, cải thiện tình trạng khó tiểu, đau rát khi tiểu tiện,…

Ngoài ra, y học hiện đại cũng chỉ ra trong lá diếp cá có chứa các chất như decanoyl acetaldehyd giúp diệt hại khuẩn e.coli, giải độc cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch. Nhờ đó, tình trạng viêm nhiễm được kiểm soát, phòng nguy cơ lan rộng. Cách dùng như sau:
- Sử dụng lá diếp cá tươi, rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng.
- Sau đó cho lá diếp cá vào cối xây lấy nước uống.
- Ngoài ra bạn có thể ăn sống lá diếp cá kèm bữa cơm hàng ngày để cải thiện tình trạng viêm niệu đạo.
Khi uống lá diếp cá, một số người có thể không thích mùi tanh của lá rau tươi. Do đó, bạn có thể thay bằng cách sấy khô, sao vàng rồi hãm với nước sôi như hãm trà, cho vào một chút đường cho dễ uống hơn.
4. Cách giảm viêm niệu đạo bằng lá trà xanh
Sử dụng lá trà xanh chữa viêm niệu đạo tại nhà giúp giảm cảm giác khó chịu, ức chế vi khuẩn xâm nhập sâu gây biến chứng hại sức khỏe. Nhờ trong lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, sát khuẩn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lá trà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Dùng lá trà xanh chữa viêm niệu đạo giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng khó tiểu, tiểu buốt, đau rát khó chịu. Không chỉ giúp khắc phục tình trạng viêm tại cơ quan này, mẹo chữa còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng ăn không tiêu, làm đẹp da, cải thiện xương khớp, hệ tiêu hóa. Cách dùng lá trà trị viêm niệu đạo đơn giản:
- Sử dụng một nắm lá trà xanh tươi, ngâm với nước muối pha loãng cho sạch tạp chất.
- Cho lá trà vào nồi nấu với nửa lít nước, đun sôi khoảng vài phút rồi chắt lấy nước uống.
- Kết hợp nấu lá trà xanh vệ sinh vùng kín để diệt hại khuẩn từ bên ngoài.
Lưu ý một số đối tượng không thích hợp áp dụng mẹo chữa này như người đang bị bệnh dạ dày, huyết áp, thiếu canxi, suy nhược thần kinh,… Để tránh gặp phải rủi ro ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh, bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Sử dụng giấm táo trị viêm niệu đạo tại nhà
Dùng giấm tạo trị viêm niệu đạo tại nhà có tác dụng diệt hại khuẩn, cân bằng độ pH tại đường sinh dục. Mẹo chữa được nhiều người quan tâm và áp dụng. Nhờ giấm táo có tính axit nhẹ, giúp kháng viêm, chống khuẩn hữu hiệu.

Sử dụng nguyên liệu này hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy vùng kín, giảm cảm giác khó chịu do viêm niệu đạo gây ra. Bên cạnh đó, phương pháp tại nhà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, phù hợp với đối tượng viêm niệu đạo nhẹ, chưa biến chứng. Cách làm như sau:
- Sử dụng 2 chén giấm táo cho vào trong chậu nước ấm.
- Khuấy đều, vệ sinh bộ phận sinh dục, vùng kín sạch sẽ rồi tiến hành ngâm mình vào chậu nước giấm táo.
- Sau 30 phút, dùng nước sạch tắm lại.
- Áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần giúp làm sạch vùng kín, loại bỏ vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm.
Không áp dụng phương pháp này cho đối tượng có vết thương hở ở vùng kín, người bị dị ứng với thành phần có trong giấm táo.
6. Chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng tinh dầu tràm
Trị viêm niệu đạo tại nhà bằng tinh dầu tràm cũng là mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, tinh dầu tràm có công dụng cải thiện triệu chứng viêm nhiễm, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, tình trạng viêm niệu đạo được kiểm soát, tránh lan rộng làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Tìm mua và sử dụng tinh dầu nguyên chất, chất lượng. Ngoài giúp cải thiện tình trạng viêm niệu đạo, mẹo chữa còn giúp người bệnh phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm liên quan khác. Cách dùng đơn giản như sau:
- Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm vào trong chậu nước ấm khoảng 2 lít đến 2,5 lít.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục, vùng kín sạch sẽ trước khi ngâm vào trong nước hòa tinh dầu tràm.
- Thực hiện 15 phút mỗi ngày giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu.
7. Cải thiện viêm niệu đạo bằng cây mã đề
Bài thuốc dân gian trị viêm niệu đạo tại nhà với cây mã đề được nhiều người áp dụng. Phương pháp đơn giản, giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng đau rát, tiểu buốt do viêm nhiễm niệu đạo gây ra. Cách làm đơn giản, dược liệu có thể tìm hái xung quanh nhà.

Theo ghi chép, cây mã đề có tính hàn, vị ngọt, được dùng giải nhiệt, giải độc cơ thể, trị tiểu rắt, tiểu buốt hay tiểu ra máu,… Cho đến nay, công dụng và bài thuốc từ cây mã đề vẫn còn mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe, khá lành tính và ít gây phản ứng phụ cho người dùng. Cách sử dụng như sau:
- Sử dụng môt nắm lá mã đề tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
- Cho 30g mã đề và râu ngô vào trong nồi nấu với một 1 muỗng cà phê đường.
- Sắc nước trong 5 – 7 phút rồi chắt lấy nước uống.
- Phần nước thu được chia thành 2 lần uống trong ngày.
8. Dùng râu ngô trị viêm niệu đạo tại nhà
Râu ngô hay còn được gọi là râu bắp có tính mát, thường được dùng nấu nước uống cho lợi tiểu. Do đó, nguyên liệu này được kết hợp dùng chung với mã đề như cách làm kể trên để tăng hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu.

Theo đó, râu ngô có vị ngọt thanh, tính mát, giúp thông tiểu, thanh nhiệt cơ thể, ngoài ra còn hỗ trợ tán sỏi cho người bệnh. Từ xưa nguyên liệu này đã được chỉ định sử dụng cho các trường hợp mắc bệnh về đường tiết niệu, bàng quang gây tiểu rắt, tiểu khó.
Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng tìm ra trong loại thảo dược này có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, K và các khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Dung mẹo chữa theo cách đơn giản sau:
- Sử dụng một lượng râu ngô vừa đủ, rửa rồi cho vào nồi đun với nước uống.
- Đun sôi khoảng 2 phút tắt bếp chắt lấy nước chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Ngoài ra, bạn có thể kết hợp chung râu ngô với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả trị viêm niệu đạo.
9. Chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng rau mùi tây
Uống nước rau mùi tây giúp bạn giảm triệu chứng viêm niệu đạo hữu hiệu, mẹo chữa được nhiều người áp dụng hiện nay. Nhờ trong rau mùi tây chứa các hoạt chất kháng viêm, kích thích tiểu tiện hiệu quả. Trong đó có thể kể đến như chất apiozit, acid béo omega 3, omega 6,…

Chúng hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm nhiễm tốt. Ngoài ra, trong rau mùi tây còn chứa nhiều vitamin B, A, C, cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, giúp làm sạch thận, thải độc cho cơ thể qua đường tiểu. Áp dụng mẹo chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng rau mùi tây theo cách làm như sau:
- Sử dụng vài lá rau mùi tây sạch, ngâm với nước muối loãng.
- Sau đó rửa lại với nước sạch, cho vào nồi đun sôi.
- Chắt lấy nước chia thành nhiều lần uống trong ngày giúp lợi tiểu, kháng viêm.
Phương pháp không phù hợp với đối tượng bị viêm loét dạ dày. Sử dụng với liều dùng vừa đủ, không lạm dụng để tránh gây phản ứng phụ không mong muốn.
10. Phương pháp giảm viêm niệu đạo bằng tỏi
Sử dụng tỏi chữa viêm niệu đạo tại nhà là mẹo chữa được áp dụng rộng rãi. Nhờ tỏi chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ như allicin, vitamin, khoáng chất. Trong đó, đặt biệt là chất allicin, đây là một dạng kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn e.coli gây viêm đường tiết niệu.
Dùng tỏi tại nhà còn giúp hỗ trợ cải thiện đề kháng, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh. Áp dụng cách chữa với tỏi đơn giản, thông qua việc thêm tỏi vào công thức chế biến món ăn, dùng tỏi sống, tỏi ngâm,… Không chỉ giúp giảm triệu chứng viêm niệu đạo, việc ăn tỏi đúng cách còn giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, ổn định huyết áp, ngăn ngừa lão hóa sớm,…
Một số lưu ý khi chữa viêm niệu đạo tại nhà
Trên đây là một số cách chữa viêm niệu đạo tại nhà với nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm. Mẹo chữa giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi áp dụng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Mẹo chữa dân gian thích hợp với đối tượng mắc viêm niệu đạo nhẹ, không thích hợp cho người bị viêm nặng, tổn thương lan rộng ra khu vực xung quanh.
- Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của phương pháp tại nhà nhanh hay chậm. Đồng thời người bệnh nên kiên trì áp dụng do thảo dược cần có thời gian phát huy tác dụng, chậm hơn so với thuốc tân dược.
- Không nên lạm dụng, chỉ sử dụng với liều dùng vừa phải.
- Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng để tránh vi khuẩn lưu trú tiếp tục tấn công khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín, bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp, không nên dùng loại có chất tẩy mạnh gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm.
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Không nên ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể. Hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để kiểm soát bệnh tật.
- Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi cơ thể để sớm can thiệp điều trị khi cần thiết.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm các cách chữa viêm niệu đạo tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm. Mẹo dân gian đơn giản, dễ áp dụng, tuy nhiên đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Trường hợp áp dụng một thời gian không nhận thấy cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và lựa chọn hướng điều trị phù hợp hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!