11 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Tại Nhà Hiệu Quả Dễ Áp Dụng

Áp dụng cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể cải thiện tình trạng vướng họng, ho dai dẳng, cổ họng ngứa rát và khó chịu. Ngoài ra, các biện pháp này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tái phát.

chữa viêm họng hạt tại nhà
Có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà bên cạnh các phương pháp y tế

11 Cách chữa viêm họng hạt tại nhà an toàn, hiệu quả

Viêm họng hạt hay còn gọi là viêm họng quá phát – một trong những thể lâm sàng của bệnh viêm họng mãn tính. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng thành họng xuất hiện các nốt nhỏ nổi cộm, không đau và có màu hồng hoặc đỏ. Các hạt đỏ hồng này thực chất là các hạch lympho ở thành họng bị tăng sản quá mức.

Hạch lympho có chức năng tương tự như amidan giúp bắt giữ và tiêu diệt virus, nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm họng xảy ra thường xuyên, hạch lympho phải hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng tăng sản và hình thành các hạt có màu hồng, đỏ.

Thực tế, các hạt ở thành họng không gây đau nhưng nổi cộm nên có thể gây ra cảm giác vướng víu, ngứa cổ họng và khó chịu khi ăn uống. Ngoài ra, viêm họng hạt còn gây ho dai dẳng, khàn tiếng, ứ đờm và nuốt vướng. Khác với viêm họng cấp, viêm họng mãn tính nói chung và viêm họng hạt nói riêng có xu hướng dai dẳng, rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.

Để kiểm soát viêm họng hạt hoàn toàn, các chuyên gia khuyến khích nên kết hợp điều trị y tế cùng với một số biện pháp tại nhà. Các mẹo tại nhà có thể cải thiện triệu chứng và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Hơn nữa, đa số các biện pháp này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.

Dưới đây là một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản, dễ thực hiện:

1. Súc họng bằng nước muối ấm

Cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng viêm họng hạt là súc họng bằng nước muối ấm 2 lần/ ngày (sáng sớm và tối trước khi đi ngủ). Các hạt lympho tăng sản ở thành họng khiến cổ họng tiết nhiều đờm gây vướng víu và ngứa. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn công việc và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa, nước muối ấm giúp tiêu diệt các tác nhân có hại trong khoang miệng và loại bỏ đờm ứ trong cổ họng. Bên cạnh đó, súc họng bằng nước muối ấm còn giúp làm dịu cổ họng bị ngứa ngáy và khó chịu. Nếu áp dụng thường xuyên, các triệu chứng của viêm họng hạt sẽ dần thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng nên súc họng sau khi di chuyển ngoài trời để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn và các dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa,…

chữa viêm họng hạt tại nhà
Súc họng với nước muối ấm giúp tiêu đờm, giảm đau rát và vướng nghẹn ở cổ họng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100ml nước ấm và 1 thìa cà phê muối biển
  • Cho muối biển vào khuấy đều và súc miệng trong 30 giây (chú ý súc ở phần cổ họng vì đây là nơi tập trung nhiều đờm và vi khuẩn)
  • Nên súc họng sau khi chải răng 2 lần/ ngày (sáng – tối)

2. Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng củ gừng

Củ gừng không chỉ là loại gia vị đơn thuần mà còn có tác dụng dược lý và được tận dụng để điều trị các chứng bệnh thường gặp. Gừng (sinh khương) có vị cay nồng, hơi đắng, tính ấm, tác dụng làm ấm phế, chỉ khái, tiêu đờm, kháng khuẩn và phát biểu. Với công năng này, sinh khương thường được tận dụng để điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp.

Không chỉ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, y học hiện đại cũng nhận thấy gừng tươi thật sự có tác dụng trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh hô hấp trên. Hoạt chất Gingerol và Cineol trong thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đặc biệt có hiệu quả với RSV – nhóm virus thường gây viêm họng và cảm lạnh.

Sử dụng các công thức từ gừng giúp giảm ngứa cổ họng, tiêu đờm và cải thiện tình trạng ho dai dẳng do viêm họng hạt gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng các mẹo chữa từ gừng để làm ấm cơ thể và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh.

chữa viêm họng hạt tại nhà
Có thể dùng gừng ngâm mật ong để cải thiện các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra

Cách dùng gừng chữa viêm họng hạt ngay tại nhà:

  • Cách 1: Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ngậm trực tiếp 1 lát gừng tươi để làm dịu cảm giác ngứa họng và tiêu đờm. Nên ngậm gừng vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để ngăn cơn ho bùng phát.
  • Cách 2: Rửa sạch và xắt lát 1 củ gừng, đem hãm với 150ml nước trong 5 – 7 phút. Sau đó, thêm vào một ít đường phèn hoặc mật ong, khuấy đều và uống khi trà còn ấm. Khi uống trà, nên ăn kèm với gừng để gia tăng hiệu quả tiêu đờm và giảm viêm.
  • Cách 3: Chuẩn bị 100g gừng, rửa sạch, để ráo và xắt nhỏ. Cho gừng vào lọ thủy tinh và đổ mật ong vào, đậy kín để trong 15 – 20 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng 1 thìa mật ong gừng ăn trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống.

3. Trị viêm họng hạt ngay tại nhà bằng mật ong

Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đường cao cùng với nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất cần thiết. Bổ sung mật ong vào chế độ ăn hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường chức năng miễn dịch. Từ đó góp phần cải thiện tình trạng viêm họng hạt và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Y học Amsterdam, mật ong chứa defensin – 1 có khả năng chống lại các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đã kháng thuốc. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong mật ong còn giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng ho dai dẳng và ngứa cổ họng. Do đó ngoài các phương pháp y tế, bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để cải thiện tình trạng viêm họng hạt.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp 1 thìa mật ong 1 lần/ ngày vào sáng sớm để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Cách 2: Pha trà mật ong ấm uống, có thể thêm vào một ít chanh, vỏ quế hoặc cam để tăng tác dụng tiêu đờm. Nên dùng trà khi còn ấm để làm dịu cổ họng bị ngứa rát và khó chịu.
  • Cách 3: Rửa sạch quả chanh, thái mỏng cho vào chén, sau đó thêm vào 5 – 7 thìa mật ong. Ngâm chanh và mật ong trong khoảng vài giờ, sau đó ngậm từng lát chanh để tinh chất thẩm thấu sâu vào niêm mạc họng.

4. Dùng lá bạc hà tươi cải thiện viêm họng hạt

Ngoài gừng và mật ong, bạn cũng có thể sử dụng lá bạc hà để cải thiện các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra. Bạc hà có vị cay the, tính ấm, tác dụng kích thích tiêu hóa, tán phong nhiệt, thông mũi, hạ sốt và chữa đau đầu. Dùng thảo dược này có thể cải thiện tình trạng cổ họng ngứa ngáy, ứ đờm và vướng khi nuốt thức ăn, nước bọt.

Ngoài ra, nghiên cứu từ y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất menthol trong bạc hà có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Chính vì vậy, sử dụng thảo dược này có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy và đau rát ở vùng cổ họng. Hơn nữa, bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng.

điều trị viêm họng hạt tại nhà
Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng gây tê, giảm ngứa và sưng viêm ở niêm mạc thành họng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, đem rửa sạch và để ráo nước
  • Khi bạc hà đã ráo, đem vò xát nhẹ và cho vào tách
  • Hãm với 150 – 200ml nước sôi trong 5 – 7 phút
  • Sau đó, thêm vào một ít đường phèn, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm
  • Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà và nuốt lấy nước để cải thiện tình trạng ho dai dẳng, ngứa họng do viêm họng hạt gây ra.

5. Trà hoa cúc giảm triệu chứng viêm họng hạt

Trà hoa cúc được biết đến với tác dụng an thần, giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm dịu niêm mạc và trừ đờm. So với các loại thảo dược trên, hoa cúc không có vị cay the nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ để giảm các triệu chứng do viêm họng và cảm lạnh gây ra.

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất trong hoa cúc có thể tiêu diệt các vi khuẩn thường gây bệnh ở người. Do đó, uống trà hoa cúc hằng ngày sẽ góp phần kiểm soát tình trạng nhiễm trùng hầu họng do sự tấn công của virus và vi khuẩn. Bên cạnh đó, hoạt chất apigenin trong hoa cúc đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm và nâng cao hệ miễn dịch. Với những người bị viêm họng hạt, thường xuyên dùng trà hoa cúc có thể giữ ấm vùng cổ và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 5g hoa cúc khô, một ít đường phèn hoặc mật ong
  • Thêm hoa cúc vào tách, sau đó đổ một ít nước vào, tráng và đổ bỏ
  • Sau đó, cho 150 – 200ml nước sôi vào hãm trong 5 – 7 phút
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong vào, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm

6. Cách chữa viêm họng hạt bằng quả tắc

Quả quất (tắc) là vị thuốc chữa ho được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tắc có vị chua, tính ấm, tác dụng thông phổi, giải uất, giải rượu và kiện tỳ. So với quả cam, tắc chứa nhiều khoáng chất và vitamin hơn dù có kích thước khá nhỏ. Với công năng đa dạng, quả tắc thường được sử dụng để chế biến nước giải khát nhằm nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý hô hấp.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện y tế Mỹ cho thấy, chất proanthocyanidins trong quả tắc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa tiến triển của các bệnh viêm nhiễm. Đây là lý do vì sao dân gian thường dùng tắc chưng đường phèn, mật ong và trà tắc ấm để giảm tình trạng ho dai dẳng, đau rát họng, ngứa họng,… do viêm họng hạt và các bệnh hô hấp khác gây ra.

điều trị viêm họng hạt tại nhà
Dùng tắc chưng đường phèn là một trong những cách chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Cách dùng quả tắc chữa viêm họng hạt ngay tại nhà:

  • Cách 1: Chuẩn bị 5 – 7 quả tắc tùy kích cỡ và 3 – 4 thìa cà phê mật ong hoặc đường phèn giã nhuyễn. Rửa sạch tắc, cắt đôi và cho vào chén, sau đó thêm đường phèn hoặc mật ong vào đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút. Khi tắc chín, đem ra để nguội và dùng sau bữa ăn. Khi ăn, nên dùng hết nước và ăn cả quả tắc để tăng hiệu quả giảm ho, trừ đờm.
  • Cách 2: Vắt 4 – 5 quả tắc lấy nước cốt, sau đó thêm vào 150 – 200ml nước ấm và cho thêm 3 – 4 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều. Dùng trà tắc ấm uống khi có cảm giác ngứa họng để tiêu đờm, giảm ngứa ngáy và khó chịu.
  • Cách 3: Chuẩn bị khoảng 1 kg tắc và 2 kg đường. Rửa sạch quả tắc, để ráo, sau đó dùng tăm đâm vào xung quanh vỏ tắc. Cho tắc vào bình thủy tinh và đổ 2kg đường vào, đậy kín và ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng 1 thìa canh nước tắc đường kèm theo vài quả tắc hòa với nước ấm uống giúp giảm ho khan, ho có đờm và ngứa họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc này khi trời chuyển lạnh để phòng ngừa các bệnh hô hấp tái phát.

7. Hành tây và đường phèn

Ít người biết rằng, hành tây không chỉ là loại thực phẩm lành mạnh mà còn là vị thuốc chữa ho, đau họng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền, hành tây có vị cay, ngọt, tính ấm, tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và kích thích tiêu hóa. Do đó, củ hành tây thường được dùng để chữa ho, đau rát họng, tiêu đờm, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh những ghi chép trong y học cổ truyền, tác dụng của hành tây cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Các chuyên gia nhận thấy, hoạt chất allicin và phytoncide trong củ hành có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Hơn nữa, hành tây còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp nâng cao hệ miễn dịch.

điều trị viêm họng hạt tại nhà
Các hoạt chất trong hành tây có tác dụng tiêu đờm và ức chế vi khuẩn có hại rong khoang miệng

Cách dùng hành tây và đường phèn chữa viêm họng hạt tại nhà an toàn, dễ thực hiện:

  • Chuẩn bị 1/2 củ hành tây và 1 ít đường phèn giã nhuyễn
  • Bóc vỏ hành tây, sau đó xắt nhỏ cho vào chén cùng với đường phèn
  • Đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút và lấy ra để nguội
  • Dùng ăn cả nước và cái sau bữa ăn chính để giảm ho, ngứa họng và tiêu đờm ứ do viêm họng hạt gây ra

Ngoài mẹo chữa này, bạn cũng có thể dùng các món ăn từ hành tây để cải thiện các triệu chứng của viêm họng hạt. Bên cạnh hiệu quả trừ đờm và giảm ho, hành tây còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu giúp nâng cao thể trạng, qua đó hỗ trợ phòng ngừa viêm họng hạt và các bệnh hô hấp mãn tính tái phát.

8. Dùng tỏi chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà

Tỏi chứa các hoạt chất kháng khuẩn tương tự như hành tây nên bạn có thể sử dụng thay thế nếu không sẵn hành trong căn bếp. Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay nồng, mùi hăng, tính ấm, tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn và tiêu viêm. Từ lâu, tỏi đã được sử dụng như vị thuốc kháng sinh với khả năng tiêu diệt virus, nấm và vi khuẩn công hiệu.

Tác dụng kháng khuẩn của tỏi được xác định là nhờ hàm lượng allicin và sulfur dồi dào. Các hoạt chất này có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong khoang miệng, nhờ vậy có thể ngăn ngừa thành họng bị viêm nhiễm kéo dài dẫn đến tăng số lượng và kích thước các hạt lympho. Ngoài ra, tỏi cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng trước những tác nhân có hại.

Cách dùng tỏi chữa viêm họng hạt tại nhà an toàn, công hiệu:

  • Chuẩn bị khoảng 100g tỏi tươi và 150ml mật ong
  • Bóc vỏ tỏi, sau đó rửa sạch và để ráo nước hoàn toàn
  • Cho tỏi đã ráo nước vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào bình, đậy kín và để ở nơi khô ráo, ít ánh sáng
  • Sau khoảng 15 – 20 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi lần ăn 1 thìa cà phê mật ong và 1 tép tỏi để kháng khuẩn, tiêu đờm và giảm ho

Dùng tỏi ngâm mật ong lâu dài còn giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa viêm họng hạt tái phát. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa này khi mắc bệnh viêm amidan mãn tính, viêm họng mãn tính xuất tiết và viêm họng teo.

9. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt

Viêm họng hạt là một trong những dạng lâm sàng của viêm họng mãn tính với đặc điểm là triệu chứng dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Do đó, ngoài các mẹo chữa giúp cải thiện triệu chứng, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt để hạn chế tình trạng tái phát. Ngoài ra, thay đổi những thói quen xấu còn giúp giữ gìn sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh hô hấp thường gặp khác.

cách điều trị viêm họng hạt tại nhà
Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để cải thiện và phòng ngừa viêm họng hạt tái phát

Để cải thiện viêm họng hạt, nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt như:

  • Viêm họng hạt thường bùng phát khi có các yếu tố kích thích. Do đó, bạn cần tránh tiếp xúc với hóa chất, lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc,… Nếu môi trường làm việc có nhiều dị nguyên, cần đeo khẩu trang thường xuyên và vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm họng hạt.
  • Chuyển mùa là giai đoạn viêm họng hạt và các bệnh hô hấp dễ bùng phát. Để ngăn ngừa bệnh, cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng, giữ ấm vùng cổ, đeo khẩu trang khi ra ngoài và hạn chế đến những nơi đông người để tránh nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Không nên la hét và giao tiếp quá nhiều. Các hoạt động này có thể khiến cổ họng đau rát, ngứa và vướng khi ăn uống.
  • Nicotin và các hóa chất trong khói thuốc chính là tác nhân kích thích cổ họng viêm sưng, ngứa ngáy và đau rát. Do đó, cần tránh hút thuốc và hít khói thuốc lá thụ động.
  • Đối với những người bị viêm họng hạt do trào ngược dạ dày thực quản, cần kê gối cao khi ngủ, tăng cường tập thể dục và chia nhỏ bữa ăn để cải thiện bệnh.
  • Hạn chế căng thẳng quá mức, thay vào đó cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe. Bởi hệ miễn dịch suy yếu chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và khiến viêm họng hạt tái đi tái lại nhiều lần.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để làm sạch nấm mốc, bụi bẩn và các chất ô nhiễm. Nếu cần thiết, có thể sử dụng máy lọc không khí và thiết bị tạo độ ẩm để phòng ngừa các bệnh hô hấp khi thời tiết khô lạnh.

10. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bên cạnh thói quen sinh hoạt, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra. Sự xuất hiện của các hạt lympho tăng sản ở thành họng khiến cổ họng vướng nghẹn, ngứa ngáy và khó chịu khi ăn uống. Do đó, lựa chọn các món ăn phù hợp có thể làm giảm các triệu chứng và giúp niêm mạc họng phục hồi, tái tạo nhanh chóng.

cách điều trị viêm họng hạt tại nhà
Nên dùng các món ăn mềm, lỏng và ít gia vị để làm dịu cổ họng khi bị viêm họng hạt

Chế độ ăn giúp hỗ trợ chữa viêm họng hạt ngay tại nhà:

  • Dùng thức ăn mềm, ấm và ít gia vị để tránh làm tăng áp lực lên niêm mạc hầu họng. Sử dụng thức ăn cứng, khô, chứa nhiều muối và gia vị cay nóng có thể khiến cổ họng đau rát và thậm chí chảy máu.
  • Hạn chế dùng các loại hạt, thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì các loại thực phẩm này dễ gây ứ đờm. Thay vào đó, nên uống nước ấm, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để hỗ trợ tiêu đờm, làm loãng đờm và thúc đẩy quá trình thải đờm ra khỏi niêm mạc hô hấp.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng như rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C, các thực phẩm giàu kẽm và đạm. Ngoài ra, cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa và mỗi bữa ăn phải cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không sử dụng đồ uống chứa cồn và cà phê. Các loại thức uống này có thể khiến cơ thể mất nước và làm tăng độ đặc của đờm.
  • Thêm các loại gia vị và thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn vào chế độ ăn như gừng, hành tây, tỏi, thìa là, mật ong, nghệ, bạc hà, ngải cứu, mật ong,…

Sau khi triệu chứng thuyên giảm, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn hợp lý để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát. Chế độ dinh dưỡng phù hợp còn có thể kiểm soát chứng trào ngược dạ dày – một trong những nguyên nhân gây viêm họng thường gặp.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm họng hạt tại nhà

Thực hiện các cách chữa viêm họng hạt tại nhà có tác dụng giảm ho, ngứa rát cổ họng, đờm ứ và vướng nghẹn khi nuốt. Tuy nhiên trước khi áp dụng các biện pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các cách chữa viêm họng hạt tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Nếu triệu chứng không thuyên giảm hoàn toàn, bạn nên cân nhắc dùng thuốc và đốt viêm họng hạt nếu cần thiết.
  • Ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm, bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra khi thời tiết thay đổi, nên sử dụng một số thảo dược có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus và vi khuẩn có hại.
  • Nếu viêm họng hạt tái phát nhiều lần, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn (trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang mãn tính). Đối với những trường hợp này, cần kết hợp điều trị viêm họng hạt và bệnh lý nguyên nhân để ngăn ngừa tái phát.
  • Hầu hết các mẹo chữa tại nhà đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn. Do đó, các mẹo chữa này có thể dùng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Áp dụng các cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể cải thiện triệu chứng và nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp thêm với các biện pháp y tế để kiểm soát triệu chứng một cách triệt để. Tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa tại nhà khiến bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...