Bài Thuốc Dân Gian Chữa Vảy Nến Từ Vỏ Cây Núc Nác

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác là phương pháp đang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Vỏ cây núc nác là một vị thuốc quý với nhiều công dụng như thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn, kháng viêm,…nhờ đó đã được đưa vào sử dụng làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có mang lại hiệu quả thật sự? Hãy cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết sau.
Công dụng chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu kéo dài dai dẳng, dễ tái phát khiến nhiều người lo ngại. Bệnh khiến các vùng da trên cơ thể bị tổn thương, kể cả ở các khu vực nhạy cảm như bộ phận sinh dục. Nguyên nhân hình thành thường liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn tự miễn hoặc tác động của các yếu tố bên ngoài làm khởi phát tổn thương lên bề mặt da.

Để đẩy lùi các triệu chứng vảy nến khó chịu, người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng các loại thuốc Tây thường có dược tính mạnh, dễ gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt nếu dùng quá liều hoặc không đủ liều lượng, bệnh vảy nến có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Do đó, nhiều người khi phát hiện cơ thể có xuất hiện các mảng vảy nến bất thường thì liền tìm đến thảo dược thiên nhiên để kiểm soát, điều trị tại nhà. Trong đó, mẹo chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác hiện nay vẫn được nhiều người quan tâm, áp dụng. Vậy, vỏ cây núc nác có tác dụng như thế nào, mang lại lợi ích gì lại được tận dụng như thế?
Cây núc nác là một vị thuốc quý được người xưa ghi chép có vị đắng, tính mát. Tác dụng chính giúp giải nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, nhuận phế, chỉ thống,…dùng để điều trị một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa hoặc da liễu. Trước đây loại cây này thường mọc hoang, tuy nhiên sau này vì biết được lợi ích của nó nên nhiều người đã bắt đầu trồng để thu hái làm thuốc.
Người ta thường dùng vỏ và hạt cây núc nác sấy khô, sao vàng dùng chữa bệnh. Riêng phần vỏ của loại cây này mang lại nhiều công dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý. Một trong số đó được ghi nhận là có hiệu quả đối với bệnh vảy nến. Ngoài ra còn góp phần giảm triệu chứng các vấn đề da liễu khác như mề đay, bệnh sởi,…

Ngày nay, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, vỏ cây núc nác chứa nhiều thành phần dược tính như chất tanin, flavonoid, crysin, oryxylin A,…Chúng có tác dụng trong việc gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, các chất được tìm thấy trong vỏ cây núc nác còn hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn, ức chế tình trạng phù nề.
Do là nguyên liệu thiên nhiên nên an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng vỏ cây núc nác chữa vảy nến nhẹ tại nhà mà không lo ngại như việc sử dụng tân dược. Tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, không nên gấp gáp kết hợp nhiều phương pháp khác nhau có thể gây ra tương tác thuốc khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề, nhất là gây khó khăn cho việc điều trị vảy nến về sau.
Bài thuốc chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác
Chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác thực hiện khá đơn giản. Người bệnh có thể sử dụng vỏ cây nấu nước uống hoặc dùng ngoài da. Việc kết hợp điều trị bên trong lẫn bên ngoài giúp bạn thúc đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như tăng hiệu quả đẩy lùi vảy nến, phòng tái phát. Bạn có thể tham khảo 2 cách cơ bản như sau:
Chữa vảy nến từ bên trong cơ thể
Các dưỡng chất có trong cây núc nác sẽ tỏa ra trong nước thuốc và thẩm thấu vào sâu cơ thể khi người bệnh trực tiếp dùng theo đường uống. Chúng sẽ phát huy tác dụng kiểm soát bệnh từ bên trong, loại bỏ độc tố và cân bằng hoạt động của hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể người bệnh. Nhờ đó, sau một thời gian, chứng vảy nến nhẹ bắt đầu thuyên giảm và ít tái phát hơn. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 9g-15g vỏ cây núc nác khô, rửa sạch bụi bẩn.
- Sau đó cho vào trong ấm nấu với lượng nước vừa đủ sắc thuốc uống hoặc bạn có thể nấu thành cao.
- Dùng nước nấu từ vỏ cây núc nác uống mỗi ngày để sớm giảm bong da, ngứa ngáy do vảy nến gây ra.
Chữa vảy nến bên ngoài da
Bạn có thể kết hợp uống thuốc cây núc nác sắc và tắm nước nấu từ vị thuốc này để kiểm soát triệu chứng khó chịu ngoài da. Để tăng thêm hiệu quả, bạn cũng có thể kết hợp một vài nguyên liệu khác, sau đó nấu cách thủy rồi thoa lên vùng da vảy nến. Các cách như sau:

- Cách 1: Sử dụng vỏ cây núc nác nấu với nước lấy nước tắm hàng ngày. Vệ sinh da bằng cách massage nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh làm da tổn thương, trầy xước nặng hơn.
- Cách 2: Dùng các vị thuốc gồm 1 nắm rễ núc nác, 10 củ sinh địa, thạch tín tán nhỏ, giấm chua 200ml. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào một cái bát, hấp cách thủy cho cô đặc lại, dùng thuốc thoa lên khu vực da bị vảy nến.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc có chứa thạch tín, nguyên liệu này rất độc nên không để thuốc day vào mắt hoặc bộ phận nhạy cảm. Tốt nhất trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.
Lưu ý khi chữa vảy nến bằng vỏ cây núc nác
Mặc dù là nguyên liệu thiên nhiên tuy nhiên cách chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác vẫn có thể gây ra phản ứng phụ nếu người bệnh sử dụng sai cách. Do đó, trước khi dùng, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ, thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý thêm một vài vấn đề sau đây:

- Tránh lạm dụng, chỉ dùng thuốc với liều lượng được hướng dẫn. Không tự ý kết hợp bài thuốc từ vỏ cây núc nác với các vị thuốc khác có thể gây phản ứng phụ. Ngoài ra không nên dùng chung nhiều loại thuốc Đông, Tây, Nam kết hợp nếu chưa được bác sĩ, thầy thuốc chỉ định.
- Trường hợp phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em hoặc người đang gặp vấn đề sức khỏe khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
- Tránh cào gãi khu vực da bị vảy nến, giữ gìn vệ sinh cơ thể, môi trường sống, tránh để da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi.
- Vì là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả sẽ phát huy chậm hơn thuốc tân dược, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định dưới sự theo dõi của thầy thuốc.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất, tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thịt cá phù hợp. Không nên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc những chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái. Bạn có thể tham gia tập luyện thể dục, thể thao vừa sức để tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây hại từ môi trường.
- Thăm khám y tế nếu vảy nến không có chiều hướng thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho tình trạng vảy nến nặng.
Chữa vảy nến từ vỏ cây núc nác là mẹo được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp cho trường hợp mắc vảy nến nhẹ. Những bệnh nhân có biểu hiện lan rộng vảy nến, triệu chứng nặng nề và thường xuyên tái phát cần theo dõi và điều trị y tế chuyên sâu.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!