Chữa Vảy Nến Bằng Phương Pháp Tiêm Sinh Học [Tìm hiểu]
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là hướng điều trị thường được chỉ định đối với trường hợp vảy nến trung bình đến nặng. Thuốc được tiêm theo đường tĩnh mạch giúp ức chế hoạt động của tế bào lympho T và ngăn chặn quá trình kháng nguyên di chuyển sang hạch bạch huyết. Tuy nhiên cho đến hiện nay, phương pháp này vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều, ngoài ra chi phí điều trị cũng khá đắt đỏ.
Chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì?
Vảy nến là một trong các bệnh lý da liễu khởi phát do ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, rối loạn hệ miễn dịch hoặc tác động cơ học bên ngoài,…Do không có liên quan đến nhiễm khuẩn, virus nên cho đến nay các phương pháp điều trị vảy nến chỉ mang tính kiểm soát triệu chứng, chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Người bệnh sau khi thăm khám có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc bôi, uống hoặc dùng quang hóa trị liệu ngoài da. Các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, vảy nến vẫn có thể tái phát. Chẳng hạn khi thời tiết thay đổi, tổn thương ngoài da, dị ứng thức ăn,…
Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay các chuyên gia đã tìm ra và đưa vào sử dụng một số thuốc sinh học điều trị vảy nến. Theo đó, chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học đã ra đời. Ghi nhận các ca bệnh áp dụng cho kết quả nhanh, kiểm soát chứng vảy nến không cần nhiều thao tác phức tạp. Để hiểu hơn về phương pháp này, bạn tham khảo thông tin sau:
Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến
Thuốc sinh học chữa vảy nến được sản xuất dựa trên một dạng protein từ tế bào sống qua nuôi cấy trong phòng thì nghiệm. Khi được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ tác động lên bộ phận bị vảy nến, khác với những loại thuốc khác hoạt động trên toàn hệ thống miễn dịch. Đây là điểm khác biệt chỉ có ở thuốc sinh học.
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học dựa trên cơ chế ức chế hoạt động của tế bào lympho T giúp ổn định hệ miễn dịch trong cơ thể. Bởi, đây là loại tế bào ảnh hưởng trực tiếp quá trình tự miễn, chúng hoạt động quá mức sẽ khiến quá trình đào thải tế bào da diễn ra mạnh mẽ, làm dày sừng và bong tróc da nhanh chóng.

Khi tế bào lympho bị ức chế, hoạt động đào thải tế bào chết sẽ dần ổn định lại bình thường. Thuốc sinh học được dùng theo đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh, áp dụng cho đối tượng vảy nến trung bình đến nặng. Trước khi tiến hành các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan để người bệnh cân nhắc lựa chọn.
Đối tượng áp dụng chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học
Không phải đối tượng nào cũng phù hợp với hướng điều trị bằng thuốc tiêm sinh học. Theo các chuyên gia, chỉ có trường hợp vảy nến trung bình nặng mới được xem xét sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể:
- Bệnh nhân mắc vảy nến nặng hoặc trung bình nặng sẽ được tư vấn áp dụng thuốc tiêm sinh học để kiểm soát nhanh triệu chứng tại chỗ, ngăn ngừa các biến chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt là những người đang bị ảnh hưởng từ 3%-10% diện tích da trên cơ thể hoặc trường hợp vảy nến lan rộng hơn 10%.
- Áp dụng tiêm thuốc cho trường hợp người bệnh đồng thời mắc bệnh lao phổi, người bị ung thư, nhiễm HIV không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường khác.
- Sử dụng thuốc tiêm sinh học cho trường hợp bệnh nhân vảy nến chịu nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời sống.
Các trường hợp người có thể trạng yếu, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ thường không áp dụng phương pháp này. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thuốc sinh học có thể gây tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Tác dụng phụ có thể gặp phải
Thuốc sinh học chữa vảy nến có thể gây ra một số phản ứng phụ cho người bệnh trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên các tác dụng phụ không quá nguy hiểm, thường nhẹ và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Có thể kể đến một số vấn đề như sau:

- Người bệnh khi được tiêm thuốc có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên do tác dụng của thuốc.
- Cơ thể có thể kích hoạt phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với thuốc khiến da nổi mề đay mẩn ngứa, đặc biệt tại vị trí tiêm thuốc.
- Một số bệnh nhân bị cúm, đau đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu,….
Do thuốc có khả năng tác động làm thay đổi hệ miễn dịch nên khi sử dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể. Vì thế, nếu trường hợp bạn đang mắc tiểu đường, có thói quen hút thuốc lá,…sẽ dễ gặp phải tác dụng phụ hơn những người khác. Ngoài ra, thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đối với bệnh nhân cao tuổi.
Chi phí thực hiện bao nhiêu?
Bên cạnh những thắc mắc về chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì, cơ chế hoạt động như thế nào,…người bệnh còn quan tâm nhiều đến chi phí thực hiện. Theo thông tin hiện nay, chi phí điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học khá đắt đỏ. Tùy theo loại thuốc, thời gian, liều dùng và cơ sở y tế mà chi phí sẽ có mức chênh lệch nhất định.
Về có bản, người bệnh có thể phải bỏ ra đến 10.000-30.000USD/ năm cho liệu trình điều trị với thuốc sinh học. Con số này tương đương khoảng 200 – 700 triệu VNĐ. Đây không phải là khoản chi phí phù hợp cho mọi đối tượng người bệnh. Do đó, trước khi áp dụng bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể để người bệnh cân nhắc và lựa chọn phương án tốt nhất và phù hợp nhất tình trạng bệnh, cũng như điều kiện kinh tế.
Ưu và nhược điểm chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học cho đến hiện nay vẫn nhận được không ít ý kiến trái chiều. Trên thực tế, mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong điều trị vảy nến nhưng thuốc sinh học vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bạn đọc có thể điểm qua các ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau:

Ưu điểm: Sau khi được nghiên cứu và đưa vào áp dụng, phương pháp chữa vảy nến bằng thuốc tiêm sinh học đã mang lại nhiều giá trị, cụ thể như:
- Thuốc có hiệu quả nhanh, người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng vảy nến bắt đầu thay đổi chỉ sau 2-4 tuần dùng thuốc. Một số loại thuốc còn mang lại hiệu quả ngay sau khi tiêm thuốc vài ngày.
- Phác đồ dùng thuốc sinh học với liều dùng ít hơn so với những loại thuốc thông thường, thao tác thực hiện đơn giản.
- Khi sử dụng thuốc tiêm, người bệnh có thể không phải dùng thêm bất kỳ loại thuốc bôi hoặc thuốc uống, hay cả phương pháp quang hóa trị vảy nến.
- Tuân thủ theo lịch hẹn tiêm ngừa của bác sĩ, không cần lo lắng dùng thuốc quá liều hay thiếu liều lượng, bởi các thao tác đều có bác sĩ thực hiện, giảm sát.
Nhược điểm: Tuy nhiên, thuốc sinh học tiêm vào cơ thể vẫn có khả năng gây ra các phản ứng phụ không mong muốn như đã đề cập. Ngoài ra, phương án này trên thực tế vẫn không là giải pháp có khả năng điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Một số nhược điểm vẫn còn tồn tại như:
- Chi phí điều trị cao, người bệnh phải bỏ ra khá nhiều tiền để chi trả cho quá trình điều trị hàng năm. Ngoài ra, do thuốc được nhập khẩu nên giá sẽ cao hơn nhiều so với các thuốc thông thường.
- Điều trị lâu dài thuốc có thể mất đi hiệu quả tối đa so với thời gian đầu do cơ thể bắt đầu tạo kháng thể chống lại thuốc.
- Ngoài ra một vài rủi ro có thể xảy ra nếu thực hiện tại cơ sở không đảm bảo chất lượng, vấn đề ở tay nghề của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, trước khi thực hiện điều trị bằng thuốc sinh học, các bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ trao đổi, tư vấn về những vấn đề liên quan, nhằm giúp bệnh nhân sớm điều trị khỏi vảy nến, phòng nguy cơ tái phát.
Các thuốc sinh học chữa vảy nến phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại thuốc sinh học được sản xuất nhằm điều trị chứng vảy nến. Các thuốc được dùng tại thị trường Việt Nam đều có nguồn gốc từ nước ngoài, được nhập khẩu và có chứng nhận an toàn trước khi ứng dụng điều trị cho người bệnh. Một số thuốc phổ biến như:

Thuốc Alafacept
Thuốc sinh học Alafacept được dùng cho đối tượng người bệnh mắc chứng vảy nến thể mảng với mức độ nặng, diễn ra trong thời gian dài không khỏi. Loại thuốc này được các chuyên gia đánh giá có tác dụng nhanh nhưng khá an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn những loại thuốc khác. Tuy nhiên trước khi thực hiện người bệnh sẽ được test tế bào TCD4 (tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch) 2 tuần/lần để đảm bảo an toàn.
Thuốc Efalizumab
Thuốc sinh học Efalizumab đạt chứng nhất của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm tại Hoa Kỳ, gọi tắt là FDA, vào năm 2003. Thuốc được sử dụng cho đối tượng mắc vảy nến mảng vừa đến phức tạp, diễn biến dai dẳng. Người bệnh được các chuyên gia đưa ra những khuyến cáo như sau:
- Thuốc có hiệu quả cao với vảy nến mảng, trường hợp vảy nến thể khớp thường không có tác dụng hữu hiệu.
- Không dùng thuốc sinh học Efalizumab chung với những thuốc chữa vảy nến thuộc nhóm ức chế TNF.
Người bệnh sẽ phải thực hiện xét nghiệm tiểu cầu trước khi dùng thuốc, do thuốc có khả năng làm suy giảm tiểu cầu của người bệnh. Định kỳ 3 tháng/lần bạn phải thực hiện xét nghiệm này. Trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không áp dụng điều trị bằng thuốc sinh học Efaliumab.
Nhóm thuốc ức chế TNF
Thuốc ức chế TNF gồm các dạng như Adalimumub, Etanerceopt, Infliximb,…có tác dụng ức chế và giảm TNF (đây là một Cytokine được tạo ra bởi đại thực bào, tế bào lympho T, tế bào sừng hoặc bạch cầu đơn nhân. Thuốc mang lại nhiều giá trị trong điều trị chứng vảy nến. Tuy nhiên khi dùng người bệnh có khả năng tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành khối u trong cơ thể.
Thuốc sinh học Etanercept
Thuốc sinh học chữa vảy nến Etanercept dùng cho trường hợp vừa và nặng, có hiệu quả sau 4-8 tuần sử dụng. Người bệnh sẽ được xét nghiệm máu, ure,…thận trọng trước khi tiêm thuốc. Ngoài ra, thuốc không phù hợp cho đối tượng đang bị viêm gan, suy tim, lao phổi. Mỗi 3 tháng/lần cần xét nghiệm kiểm tra để xác định khả năng đáp ứng của cơ thể và hiệu quả điều trị.
Thuốc Secukinumab
Đây cũng là một trong những loại thuốc sinh học chữa vảy nến được sử dụng cho người mắc bệnh nặng hoặc trung bình nặng, thời gian phát bệnh dai dẳng. Thuốc Secukinumab giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do vảy nến gây ra, ức chế tế bào protein IL – 17A phát sinh phản ứng viêm gây ảnh hưởng đến cơ thể. Nhờ đó, tình trạng bong tróc da, ngứa ngáy thuyên giảm đáng kể.
Một số lưu ý khi chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là hướng điều trị mang lại hiệu quả nhanh, tác dụng tại chỗ đẩy lùi triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc sinh học theo cơ chế vẫn gây ra một vài tác dụng phụ đối với cơ thể. Do đó, trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh một vài vấn đề như:

- Thực hiện tiêm thuốc điều trị vảy nến theo lịch hẹn của bác sĩ. Không nên tự ý ngưng liệu trình hoặc lạm dụng thuốc có thể khiến cơ thể gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh lý nền nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và an toàn hơn.
- Trong quá trình dùng thuốc, để tăng thêm hiệu quả bạn nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất chính, cân bằng dinh dưỡng hỗ trợ củng cố sức đề kháng và hệ miễn dịch. Theo đó, người bệnh nên bổ sung nhiều rau, trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,…Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích hay thuốc lá,…
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho cơ thể. Để giảm áp lực lên da đang bị tổn thương bạn nên chọn quần áo thoải mái, chất liệu mềm và hạn chế để cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi.
- Sử dụng nước ấm để tắm, chọn sản phẩm làm sạch da phù hợp. Nên cấp ẩm thêm cho da theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thư giãn, để tâm lý thoải mái, tránh áp lực. Bạn có thể tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, góp phần tăng hiệu quả điều trị.
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên như đã đề cập, giải pháp này vẫn còn tiềm ẩn rủi ro và chi phí thực hiện đắt đỏ. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu vảy nến, bạn nên chủ động điều trị can thiệp ngay, phòng tránh bệnh chuyển nặng gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!