Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Bằng Ngải Cứu với 6 cách dùng hay

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là cách làm được nhiều người quan tâm và thực hiện. Đây là một trong các mẹo chữa dân gian được lưu truyền rộng rãi. Phương pháp giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, ngăn nguy cơ tràn dịch khớp gối biến chứng.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng ứ đọng dịch bên trong khớp gối gây sưng khớp và đau nhức khó chịu, khi sờ vào có cảm giác khớp bị ấm nóng. Người bệnh bị tràn dịch khớp gối gặp phải các cơn đau nhức từ âm ỉ đến nặng nề. Trường hợp không can thiệp kịp thời có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến vận động và sức khỏe.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không?
Tràn dịch khớp gối gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp được cho rằng có liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, thói quen sinh hoạt không đảm bảo, do thừa cân béo phì, ảnh hưởng từ bệnh xương khớp khác,… Hiện nay để điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối, người bệnh có thể dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh tại nhà, dành cho đối tượng tràn dịch nhẹ, mới khởi phát triệu chứng khó chịu. Chẳng hạn như mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng loại cây này làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó đặc biệt là các bệnh về xương khớp.

Theo ghi chép, loại cây này có tính ấm, vị đắng, cay đặc trưng, có tác dụng quy vào các kinh như can, tỳ, thận. Bài thuốc từ cây ngải cứu giúp giảm viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng đau nhức xương khớp khó chịu, đuổi hàn thấp,…

Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng tìm thấy trong loại cây này nhiều hoạt chất có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, chẳng hạn như phellandrene, cadiene,… Các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp, giảm đau, cải thiện tình trạng viêm nhiễm sưng nóng.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không?
Dùng cây ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối nhẹ, có thể dùng bổ sung bên trong và đắp bên ngoài da

Nhờ những công dụng kể trên, mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu được lưu truyền rộng rãi, giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, trường hợp tràn dịch khớp gối nặng nền cần được thăm khám và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đơn giản

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều người quan tâm hiện nay. Nguyên liệu sử dụng có thành phần từ nhiên, khá lành tính, an toàn cho người bệnh, ít nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Mẹo chữa giúp người bệnh xoa dịu cảm giác khó chịu, cải thiện triệu chứng tràn dịch khớp gối. Dưới đây là các cách được áp dụng:

Uống nước ngải cứu sắc

Sử dụng ngải cứu sắc lấy nước uống là cách làm được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất có trong ngải cứu giúp kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng ứ đọng dịch khớp từ bên trong. Bài thuốc uống giúp người bệnh xoa dịu cảm giác khó chịu, giảm triệu chứng đau nhức khớp gối.

Bên cạnh đó, nhờ ngải cứu có tính ấm, giúp đuổi hàn thấp nên khi dùng có thể giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh. Ngoài ra, hiện tượng cứng khớp khi ngủ dậy cũng được cải thiện, giúp khớp linh hoạt hơn. Người bệnh sử dụng mẹo chữa này kiên trì một thời gian, khả năng vận động và các triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể. Cách dùng như sau:

  • Người bệnh sử dụng khoảng 100g ngải cứu tươi, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút cho thật sạch.
  • Sau đó vớt để ráo nước, cắt ngải cứu thành từng khúc, đun với nửa lít nước.
  • Đun trong khoảng 20 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước ngải cứu, dùng uống trực tiếp hết trong ngày.
  • Sử dụng kiên trì, sau khoảng 10 ngày tình trạng đau nhức cải thiện, giảm triệu chứng khó chịu do tràn dịch khớp gối gây ra.

Đắp ngải cứu và muối hạt

Bên cạnh sử dụng ngải cứu từ bên trong, người bệnh có thể tận dụng nguyên liệu này làm bài thuốc đắp, trực tiếp giảm đau tại khớp gối bị sưng viêm. Kết hợp với muối hạt để tăng độ nóng, giúp kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, muối hạt còn giúp phòng nguy cơ nhiễm trùng, kích hoạt máu huyết lưu thông tốt hơn.

Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đơn giản
Sao nóng ngải cứu và muối hạt chườm đắp lên vùng đầu gối bị tràn dịch

Nhờ hai nguyên liệu kết hợp, tình trạng cứng khớp được cải thiện đáng kể. Kiên trì áp dụng một thời gian, triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra dần thuyên giảm và kiểm soát tốt. Cách dùng như sau:

  • Sử dụng 100 ngải cứu tươi, ngâm với nước muối loãng rồi vớt để ráo nước.
  • Cắt nhỏ ngải cứu, sau đó cho vào chảo sao nóng với lượng muối vừa đủ.
  • Tiếp đến đổ hỗn hợp ra một cái túi vải sạch, chườm lên vùng đầu gối bị đau.
  • Thực hiện khoảng 30 phút, đến khi hỗn hợp nguội có thể sao lại và tiếp tục chườm.
  • Lưu ý nhiệt độ của muối bởi nguyên liệu này có thể giữ nhiệt khá tốt. Khi chườm tránh tình trạng nóng, bỏng da.
  • Kiên trì mỗi ngày đến khi nhận thấy hiện tượng sưng khớp, đau nhức được cải thiện.

Kết hợp ngải cứu và giấm gạo

Ngoài kết hợp với muối hạt, bạn có thể dùng ngải cứu chung với giấm gạo chữa tình trạng tràn dịch khớp gối. Theo đó, giấm gạo có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng sưng viêm đầu gối. Bên cạnh đó, hai nguyên liệu kết hợp còn giúp tăng khả năng điều trị hiện tượng tràn dịch khớp gối nhẹ.

Nhờ áp dụng đều đặn và kiên trì, nhiều người đã kiểm soát được tình trạng tràn dịch nhẹ, cải thiện khả năng vận động khớp gối. Sử dụng theo cách làm đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng 100g ngải cứu tươi, ngâm rửa thật sạch.
  • Tiến hành cắt khúc ngải cứu, sau khi để ráo trộn vào một ít giấm gạo.
  • Tiếp đến sao thơm hỗn hợp, cho vào túi chườm rồi chườm lên vùng đầu gối bị sưng đau.
  • Sử dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần đến khi nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Lưu ý nhiệt độ hỗn hợp để tránh làm bỏng da.

Ngải cứu kết hợp mật ong

Dùng ngải cứu và mật ong kết hợp chữa tràn dịch khớp gối tại nhà được nhiều người quan tâm. Theo đó, với cách làm này, bạn sẽ vắt lấy nước cốt của ngải cứu, cho mật ong vào và dùng uống trực tiếp mỗi ngày. Bên cạnh các công dụng của ngải cứu, mật ong còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn hữu hiệu.

Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đơn giản
Uống nước cốt ngải cứu và mật ong cải thiện tình trạng đau nhức do tràn dịch khớp gối gây ra

Sử dụng cách làm đơn giản, không chỉ hỗ trợ cải thiện nhứt mỏi, phương pháp còn có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho cơ thể người bệnh, sớm đẩy lùi triệu chứng tràn dịch khớp gối. Tham khảo ngay cách làm như sau:

  • Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, ngâm với nước muối loại bỏ hoàn toàn hại khuẩn.
  • Ép lấy nước ngải cứu, sau đó thêm một ít mật ong nguyên chất vào, khuấy đều.
  • Chia hỗn hợp nước cốt ngải cứu và mật ong thành 2 lần, uống sáng và tối.
  • Dùng kiên trì sau khoảng 14 ngày, các triệu chứng bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Dùng ngải cứu và gừng tươi

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và gừng là cách làm được áp dụng rộng rãi hiện nay. Theo đó, gừng là nguyên liệu dùng trong nhiều bài thuốc trị nhức mỏi, nhờ gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng trừ phong thấp, tán hàn, giảm đau,… Ngoài ra, loại củ này còn giúp giảm ho, làm ấm phế, giảm cơn buồn nôn khó chịu.

Trong củ gừng chứa hoạt chất kháng viêm mạnh mẽ, khi kết hợp với ngải cứu, hai nguyên liệu phát huy hiệu quả điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ, giảm sưng phồng, đau nhức khớp gối, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương. Cách dùng đơn giản như sau:

  • Sử dụng khoảng 50g ngải cứu tươi, ngâm rửa sạch, để ráo nước.
  • Gừng rửa sạch, đập dập rồi cho vào cối giã nát.
  • Ngải cứu sau khi cắt nhỏ cho vào nồi, thêm gừng vào, sao nóng.
  • Dùng hỗn hợp đắp lên vị trí bị sưng phồng.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, đắp mỗi lần 20 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Món ăn chữa bệnh từ ngải cứu

Bên cạnh các biện pháp kể trên, để giảm đau nhức khó chịu, bạn đọc có thể sử dụng ngải cứu làm nguyên liệu chế biến món ăn. Các dưỡng chất có trong loại cây này sẽ thẩm thấu, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, kháng viêm, giảm sưng và đau nhức. Gợi ý món ăn với ngải cứu như trứng gà rán, hấp cùng với ngải cứu non,…

Lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Áp dụng cho đối tượng người bệnh mới khởi phát các triệu chứng khó chịu, đau nhức nhẹ. Tuy nhiên khi áp dụng, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu
Sử dụng ngải cứu hỗ trợ chữa tràn dịch khớp gối đúng cách, tránh lạm dụng
  • Thăm khám, kiểm tra tình trạng tràn dịch khớp gối để có biện pháp can thiệp phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp chữa trị tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên, trong đó có ngải cứu.
  • Biện pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn bằng thuốc đặc trị. Người bệnh dùng đúng cách, không lạm dụng, nhất là tránh ăn quá nhiều ngải cứu.
  • Hiệu quả của bài thuốc có thể nhanh hoặc chậm, tùy vào cơ địa của từng người. Bạn cần kiên trì thực hiện để nhận được hiệu quả như mong đợi.
  • Không sử dụng ngải cứu đường ăn, uống cho đối tượng gặp vấn đề gan, ruột, phụ nữ có thai hoặc bị dị ứng với ngải cứu.
  • Trường hợp lạm dụng, sử dụng đường ăn, uống quá liều có thể gây ảo giác, buồn nôn, chân tay run, co giật,… Thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị.
  • Ngoài áp dụng mẹo chữa tại nhà, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, kết hợp tập luyện thể dục giúp cơ thể lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
  • Đồng thời, bổ sung cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, cay nóng, hạn chế uống rượu bia, đồ uống chứa cồn,…

Trên đây là gợi ý cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp phù hợp với đối tượng mắc bệnh nhẹ, mới khởi phát các triệu chứng bất thường. Trường hợp nhận thấy khớp gối sưng nặng, bị hạn chế vận động, người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Mới đây, đoàn nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã phát hiện và nghiên cứu thành công bộ đôi cây thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức. Kết quả nghiên cứu khiến nhiều chuyên gia xương khớp không khỏi bất ngờ. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...