
Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Bằng Đông Y qua các bài thuốc hay
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. So với thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Không chỉ giúp cải thiện tràn dịch khớp gối, thuốc Đông y còn bồi bổ cơ thể, khắc phục các vấn đề liên quan khác.
Tràn dịch khớp gối trong Đông y
Tràn dịch khớp gối là một trong các bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh liên quan đến tình trạng khí huyết tắc nghẽn, không chuyển đến khớp gối đủ khiến khớp bị sưng phù, tích tụ dịch.

Ngoài ra, bệnh còn xảy ra do sức đề kháng của cơ thể kém, hệ miễn dịch giảm sút tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại có điều kiện tấn công, làm tổn thương kinh lạc, tăng tiết dịch khớp bất thường. Bên cạnh đó, bệnh có khả năng do tuổi tác gây ra, ảnh hưởng sưng viêm hoặc các bệnh lý mãn tính trước đó.
Bên cạnh điều trị tràn dịch khớp gối bằng các biện pháp Tây y, nhiều người bệnh hiện nay đã tìm đến các bài thuốc Đông y để điều trị chứng bệnh nay. So với thuốc tân dược, các thang thuốc Đông y lành tính, do vị thuốc đều là thảo dược trong tự nhiên, ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Nguyên tắc chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y theo các thầy thuốc như sau:
- Giải quyết tắc nghẽn mạch, khắc phục nguyên nhân gây bệnh.
- Bồi bổ khí huyết, giúp gân cốt chắc khỏe, tăng khả năng chịu lực.
- Cải thiện các triệu chứng, giúp bệnh nhân phục hồi thể trạng, duy trì vận động khớp gối.
- Các bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân từ nhẹ đến nặng.
- Có thể kết hợp châm cứu, bấm huyệt bên cạnh dùng thuốc để nâng cao hiệu quả.
Người bệnh áp dụng phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, có thầy thuốc giỏi. Đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị để sớm điều trị khỏi bệnh, phòng ngừa biến chứng.
Ưu và nhược điểm chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y hiện nay được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Các bài thuốc được chỉ định phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm nổi trội, dùng thuốc Đông y vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Dưới đây là ưu và nhược điểm của phương pháp này, bạn đọc có thể tham khảo:
Về ưu điểm:
- Thuốc có tác dụng khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh, phát huy tác dụng trong thời gian dài nhờ vào các loại thảo dược quý trong tự nhiên. Đồng thời, thuốc còn giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát.
- Dược liệu tự nhiên nên khá an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn so với các thuốc tân dược hiện được bày bán trên thị trường.
- Hầu như các loại thuốc được làm thủ công, bào chế với dạng phơi khô truyền thống không chứa chất bảo quản.
- Bên cạnh cải thiện tràn dịch khớp gối, bài thuốc Đông y còn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường đề kháng, mạnh gân cốt,…
Về nhược điểm:
- Người bệnh phải tốn thời gian để chuẩn bị, sắc thuốc. Do đó, phương pháp này thường không phù hợp với đối tượng không có nhiều thời gian, phải di chuyển xa nhà thường xuyên,…
- Do dược liệu tự nhiên nên công dụng của bài thuốc chậm hơn so với thuốc tân dược, người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài mới thu được kết quả như mong đợi.
- Một số vị thuốc có mức giá cao, phải nhập khẩu, khó tìm mua và khó trong khâu kiểm định chất lượng dược liệu.
Chính vì thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở Đông y uy tín, chất lượng, có thầy thuốc giỏi để điều trị. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn, kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt để cơ thể sớm phục hồi, tránh gây tổn thương ảnh hưởng quá trình điều trị tràn dịch khớp gối.
Các bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y là cách làm được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thuốc có thành phần thảo dược tự nhiên khá lành tính, ít gây phản ứng phụ khi dùng. Tùy tình trạng sức khỏe, mức độ sưng viêm khớp gối, thầy thuốc sẽ chỉ định thang thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Dưới đây là các bài thuốc được dùng phổ biến:
Bài thuốc 1
Bài thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, mạnh gân cốt, đồng thời giúp thông kinh lạc, tăng cường lưu thông máu huyết. Ngoài ra, các dược liệu có trong bài thuốc giúp cơ thể thải độc, phục hồi thể trạng suy nhược, gầy yếu, giúp xương khớp giảm đau, tê mỏi và sưng tấy.

- Dược liệu gồm: 12 gram mỗi vị tần giao, quế chi, phòng phong, ma hoàng, đương quy, hoàng bá.
- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch, để ráo, cho vào nồi nấu cùng với 1 lít nước. Đun đến khi nước cạn còn 250ml, tiếp tục sắc lần 2, thu được lượng nước như lần 1. Trộn nước thuốc 2 lần sắc, chia đều thành 2 phần dùng hết trong ngày. Kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang, uống thuốc vào buổi sáng, tối.
Bài thuốc 2
Bài thuốc được chỉ định nhằm mục đích bồi bổ thận, bổ máu huyết cho người bệnh, đồng thời còn giúp thải độc, ích can, giúp cơ thể cải thiện, giảm hiện trạng gầy yếu, suy nhược. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng chữa chứng tý, mạnh gân cốt, giúp phòng tránh và điều trị viêm đa khớp hay tràn dịch khớp gối.
- Dược liệu gồm: 12 gram mỗi vị gồm đào nhân, hồng hoa, 8 gram thục địa, 4 gram thỏ ty tử, câu kỷ tử, cao quy bản, xích thược, xuyên khung, sơn thù, sơn dược, 3 gram hoài ngưu tất.
- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch, để ráo nước, phơi khô. Tán dược liệu thành bột mịn rồi thêm mật ong vào vừa đủ vo thành viên hoàn. Phơi viên thuốc dưới bóng râm rồi cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản nơi khô ráo. Dùng mỗi lần 4 – 6 viên, uống với nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Sử dụng trước bữa ăn 30 phút,kiên trì dùng ngày 2 lần sáng và tối, áp dụng trong 20 ngày liên tiếp.
Bài thuốc 3
Tác dụng của bài thuốc giúp chỉ thống, giảm sưng viêm do tràn dịch khớp gối gây ra. Đồng thời, thang thuốc còn có tác dụng kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng tổn thương khớp gối, trừ tế thấp, thanh nhiệt cơ thể, ích can thận, bổ máu.
- Dược liệu gồm: 20 gram mỗi vị tang ký sinh, địa hoàn, 12 gram mỗi vị xuyên khung, tần giao, thược dược, đương quy, ngưu tất, phòng phong, độc hoạt, đỗ trọng, phục linh và nhân sâm.
- Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch và để ráo nước, tiếp đến cho tất cả vào nồi, nấu cùng với 5 chén nước đến khi nước cạn còn 1 chén. Tiếp tục nấu lần hai, tương tự thu được 1 chén nước thuốc. Trộn 2 lần nước sắc lại, chia đều uống 2 lần hết trong ngày. Dùng kiên trì mỗi ngày 1 thang trong khoảng 20 – 30 ngày.
Bài thuốc 4
Bài thuốc được chỉ định cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối giúp trừ phong, tán hàn, cải thiện sưng viêm, đỏ khớp. Bên cạnh đó, các vị thuốc còn giúp kích thích tuần hoàn máu, làm bền thành mạch, giúp giảm các cơn đau nhức, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể đào thải độc tố.
- Dược liệu gồm: 8 gram quế chi, 10 gram thiên niên kiện, lá lốt, 12 gram hà thủ ô, trinh nữ, sinh địa, 16 gram mỗi vị thổ phục linh, cỏ xước.
- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch, để ráo nước, sắc nấu với 5 chén nước cạn còn 1 chén. Chắt lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày, dùng liên tục trong 2 tuần, uống sau bữa ăn.
Bài thuốc 5
Bài thuốc này có tác dụng chấn cốt thủy, giúp trừ tý, hàn nhiệt, đả thông huyết mạch, giúp giải phóng khí huyết ứ trệ, bổ hư tổn, ôn trung, hạ khí. Bên cạnh đó, dược liệu còn giúp giảm đau, tránh tình trạng sưng khớp, ứ dịch khớp gối trở nên nặng nề hơn, giúp trục tuyết tý,…

- Dược liệu gồm: 800 gram thục địa, 400 gram mỗi vị câu kỷ tử, cao quy bản, sơn dược, cao lộc hương, sơn thủ, 300 gram mỗi vị đào nhân, hoài ngưu, 10 gram mỗi loại xích thược và xuyên khung.
- Thực hiện: Rửa và phơi khô dược liệu, sau đó tán thành bột. Trộn thêm mật ong vừa đủ kết dính để vo thành viên hoàn, kích thước bằng hạt bắp. Bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy, mỗi ngày dùng khoảng 8 gram, uống trực tiếp với nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Sử dụng kiên trì mỗi ngày 2 lần sau khi ăn 30 phút, dùng liên tục trong khoảng 20 ngày.
Bài thuốc 6
Thầy thuốc chỉ định thang thuốc cho bệnh nhân nhằm mục đích kích thích máu huyết lưu thông, trừ ứ bế, điều kinh, mạnh gân cốt. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn mang lại tác dụng kiểm soát hiện tượng rối loạn tiểu tiện, giúp tiểu tiện thuận lợi hơn, chống đau nhức xương khớp, giảm đau đầu gối,…
- Dược liệu gồm: 30 gram mỗi vị lá lốt, rễ cỏ xước, rễ cây vòi voi, rễ bưởi bung.
- Thực hiện: Mang dược liệu rửa sạch tạp chất, để ráo nước sau đó cho vào nồi nấu cùng với 3 chén nước sạch, nấu cạn còn 1 chén. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống hết trong ngày, dùng kiên trì trong 10 – 20 ngày để kiểm soát tình trạng tràn dịch khớp gối.
Bài thuốc 7
Tác dụng của bài thuốc giúp gân cốt khỏe mạnh, kháng khuẩn, giảm đau nhức, bổ trung, ích thận, khu trừ phong thấp, đẩy lùi triệu chứng tràn dịch khớp gối khó chịu.
- Dược liệu gồm: 12 gram mỗi vị ma hoàng, quế chi, hoàng bá, tần giao, đương quy, phòng phong, 8 gram mỗi vị xích thược, tri mẫu, tang chi, thương truật, thương hoạt, độc hoạt, 3 gram mỗi vị phong kỷ, uy linh tiên và ngưu tất.
- Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu, cho vào nồi đun với 1 lít nước, đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén, chắt nước thuốc. Tiếp tục cho vào 1 lít nước nấu lần 2, trộn 2 chén nước thuốc vào nhau, chia thành 2 lần uống hết trong ngày. Sử dụng kiên trì trong khoảng 20 – 30 ngày để kiểm soát triệu chứng.
Bài thuốc 8
Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối, giúp tiêu viêm, lợi khớp, bổ ngũ tạng, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn, giảm đau nhức, tê bì, cải thiện tình trạng sưng viêm khớp gối.
- Dược liệu gồm: 20 gram tang ký sinh, địa hoàng, 12 gram xuyên khung, đương quy, thược dược, tần giao, độc hoạt, phòng phong, phục linh, ngưu tất, nhân sâm, đỗ trọng, tang ký sinh, 20 gram địa hoàng, 4 gram mỗi vị quế tâm, tế tân.
- Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó để cho ráo nước. Cho dược liệu vào nồi nấu cùng với 5 chén nước lọc, cạn còn 1 chén. Tiếp tục cho nước vào đun thu được chén thuốc thứ 2. Trộn 2 chén nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang trong khoảng 20 ngày.
Trên đây là một số bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y, bạn đọc có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ định các thang thuốc phù hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị để thu được hiệu quả tốt và an toàn nhất.
Lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y với các bài thuốc từ thảo dược tư nhiên an toàn, lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. So với dược tính mạnh và tiềm ẩn rủi ro như thuốc tân dược, thuốc Đông y hiện nay được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.

Tuy nhiên khi lựa chọn cách điều trị bằng phương pháp Đông y, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, có thầy thuốc giỏi. Tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi.
- Thảo dược tự nhiên nên bài thuốc Đông y lành tính,tuy nhiên hiệu quả điều trị phải đòi hỏi tính kiên nhẫn, chăm chỉ của người bệnh. Dùng thuốc trong thời gian nhất định mới nhận thấy kết quả rõ rệt.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không nên tự ý dùng thuốc.
- Không tự ý kết hợp thuốc Đông và Tây y, bởi các loại thuốc có thể gây tương tác, ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị. Do đó, người bệnh chỉ nên kết hợp sau khi được bác sĩ, thầy thuốc hướng dẫn sử dụng.
- Nếu trong thời gian điều trị, người bệnh nhận thấy cơ thể có các biểu hiện lạ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… nên thông báo để được thầy thuốc hỗ trợ xử lý.
- Tái khám theo lịch hẹn, theo dõi tiến độ điều trị và khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể.
- Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các loại thực phẩm phù hợp, bổ dưỡng, nhất là rau củ quả, trái cây tươi. Đồng thời kiêng ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, quá béo, quá ngọt,… Kiêng uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
- Tập luyện thể dục, nâng cao đề kháng cho cơ thể, giữ tinh thần lạc quan, giảm lo âu, tránh stress, căng thẳng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Thuốc Đông y có các ưu và nhược điểm nhất định, bạn đọc nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, không nên tự ý kết hợp các loại thuốc bừa bãi để tránh gặp tương tác thuốc hại sức khỏe và làm gián đoạn kết quả điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!