TOP 5 Cách Dùng Ngải Cứu Chữa Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Và Lưu Ý

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà. Cách chữa này có tác dụng giảm đau nhức, làm ấm kinh lạc, tán hàn, giải phóng khí huyết ứ trệ. Từ đó cải thiện cơn đau và một số triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Công dụng của ngải cứu trong chữa thoái hoá đốt sống cổ

Ngải cứu hay ngải diệp là vị thuốc quý thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có tính ấm, vị đắng, cay, mùi thơm đặc trưng, công dụng tán hàn thấp, lý khí huyết, làm ấm kinh và cầm máu.

Top 5 Cách Chữa Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Bằng Ngải Cứu và lưu ý
Các cách chữa bệnh từ thảo dược ngải cứu có thể làm giảm đau nhức, tê bì, cứng khớp tại vùng đốt sống cổ bị thoái hoá

Với dược tính và công năng đa dạng, ngải diệp thường có mặt trong các bài thuốc chữa đau bụng do lạnh, động thai, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, các bệnh về xương khớp như thoái hoá đốt sống cổ, thoái hoá khớp, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy do nhiễm phong, hàn.

Thoái hoá đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tình trạng này có thể là hệ quả của quá trình thoái hoá, do chấn thương, lao động quá sức, tính chất công việc ngồi/ đứng nhiều, thói quen ít vận động, thời tiết thay đổi và một số bệnh nội khoa khác.

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, nhiều người bệnh còn tận dụng ngải cứu và một số thảo dược tự nhiên khác trong các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ. Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều nhưng thông qua một số thực nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học nhận thấy tinh dầu trong vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng tuần hoàn máu, giảm chèn ép dây thần kinh.

Do đó, các mẹo chữa bệnh từ thảo dược ngải cứu có thể làm giảm đau nhức, tê bì, cứng khớp tại vùng đốt sống cổ bị thoái hoá. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát và chưa xuất hiện các biến chứng.

5 Cách dùng ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ an toàn và hiệu quả

Ngải cứu không chỉ là vị thuốc chữa bệnh mà còn là loại rau ăn thông dụng. Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này có độ an toàn cao, lành tính, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

1. Bài thuốc ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ và muối biển

Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu kết hợp với muối biển không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau đốt sống cổ mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp khác như thoái hoá khớp, loãng xương, xương khớp suy yếu do thời tiết thay đổi, ảnh hưởng tuổi tác,… Cách chữa này giúp làm ấm kinh, thúc đẩy khí huyết lưu thông, đuổi hàn thấp, cải thiện khả năng vận động.

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng ngải cứu và muối biển
Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu kết hợp với muối biển giúp cải thiện tình trạng đau đốt sống cổ hiệu quả

Để tăng tác dụng giảm đau ở vùng cổ, người bệnh thường kết hợp ngải cứu với muối biển. Muối không chỉ là một loại gia vị mà còn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo tài liệu y học cổ truyền, muối có tính hàn, vị mặn, không độc, công dụng lương huyết, giải độc, dẫn thuốc vào kinh lạc.

Do đó, việc kết hợp ngải cứu và muối biển có thể tận dụng được tinh chất từ dược liệu đi sâu vào kinh lạc, xua đuổi hàn thấp. Từ đó cải thiện tình trạng đau nhức và một số biểu hiện đi kèm do thoái hoá đốt sống cổ gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi và một ít muối biển
  • Ngải cứu sau khi rửa sạch, để ráo nước thì cho vào chảo sao nóng cùng với muối
  • Sau đó dùng túi vải mỏng bọc hỗn hợp này lại và chườm đắp lên vùng cổ bị đau nhức
  • Chườm đắp đến khi thuốc hết nóng là được (có thể sao nóng và đắp lại từ 2 – 3 lần trong trường hợp cần thiết).

2. Kết hợp ngải cứu và gừng tươi chữa bệnh lý

Ngoài mẹo chườm đắp từ ngải cứu và muối biển, dân gian còn lưu truyền bài thuốc kết hợp ngải cứu và gừng tươi (sinh khương) để chữa thoái hoá đốt sống cổ. Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay nồng, không độc, công dụng tán hàn, giải biểu, chống buồn nôn, tăng tuần hoàn máu.

Do đó, bài thuốc kết hợp ngải cứu và gừng tươi thường được áp dụng với các trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ chuyển nặng khi thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao. Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn 2 lần/ ngày có thể cải thiện cơn đau và một số biểu hiện đi kèm. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế hiện tượng cứng khớp, cải thiện chức năng vận động rõ rệt.

Kết hợp ngải cứu và gừng tươi chữa bệnh lý
Bài thuốc kết hợp ngải cứu và gừng tươi phù hợp với trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ chuyển nặng khi thời tiết chuyển lạnh

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, 1 – 2 củ gừng tươi
  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem giã nát và mang đi sao đến khi có mùi thơm
  • Cho hỗn hợp vào túi vải sạch và chườm đắp lên vùng bị đau nhức
  • Chườm đến khi hết ấm là được
  • Áp dụng bài thuốc từ 2 lần/ ngày đến khi cơn đau thuyên giảm

3. Bài thuốc ngâm từ ngải cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ

Trường hợp thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh gây ra hội chứng đau vai gáy, tê bì lan rộng đến lưng, hông và chi dưới. Lúc này người bệnh có thể áp dụng bài thuốc ngâm từ ngải cứu để cải thiện. Cách chữa này có tính ấm giúp thông mạch, giảm đau và tán phong hàn, khứ ứ hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngâm chân bằng ngải cứu thường xuyên còn thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Bài thuốc này phù hợp với người cao tuổi bị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay, bàn chân mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, cơn đau bùng phát khi thời tiết thay đổi.

Bài thuốc ngâm từ ngải cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ 
Ngâm chân bằng ngải cứu thường xuyên còn thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo
  • Cho dược liệu vào nồi cùng với 1.5 lít nước và đun sôi
  • Sau đó đổ nước ra chậu đựng, cho thêm 1 ít muối và nước mát vào đến khi có độ ấm vừa phải
  • Dùng nước này ngâm chân đến khi nguội hẳn (nên áp dụng vào buổi tối trước khi ngủ)

4. Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng nước sắc ngải cứu

Bài thuốc nước sắc từ ngải cứu có thể giúp cải thiện cơn đau do bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây ra. Với tính ấm, tác dụng tán huyết ứ, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống (giảm đau), cách chữa này không chỉ làm giảm đau do bệnh lý gây ra mà còn mang lại hiệu quả cho những trường hợp đau xương khớp do phong, hàn xâm nhập.

Không chỉ được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian, bài thuốc uống từ ngải cứu cũng được khoa học công nhận về một số tác dụng như giảm mệt mỏi, căng thẳng, chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu đến các khớp xương.

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng nước sắc ngải cứu 
Bài thuốc nước sắc từ ngải cứu có thể giúp cải thiện cơn đau do bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây ra

Tuy nhiên, không dùng bài thuốc uống từ thảo dược này cho những người bị âm hư, huyết nhiệt, người mắc các bệnh về da, viêm ruột cấp. Bên cạnh đó, trong thời gian dùng bài thuốc này, người bệnh không tự ý kết hợp với các loại thuốc giảm đau xương khớp, nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo
  • Cho dược liệu vào ấm đun với 1 lít nước đến khi sôi thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành nhiều nhiều lần và uống hết trong ngày

Để tiết kiệm thời gian, người bệnh có thể dùng ngải cứu phơi/ sấy khô hoặc trà ngải cứu túi lọc hãm với nước nóng uống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ.

5. Bổ sung các món ăn từ ngải cứu chữa bệnh lý

Ngải cứu là loại rau ăn quen thuộc trong nhiều món ăn. Vì vậy, dược liệu này không chỉ được dùng trong các bài thuốc dùng ngoài, thuốc uống mà còn được dùng để chế biến một số món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống cổ.

Bổ sung các món ăn từ ngải cứu chữa bệnh lý 
Các món ăn từ ngải cứu giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống cổ hiệu quá

Dưới đây là một số món ăn từ ngải cứu giúp giảm đau và một số biểu hiện đi kèm do bệnh lý gây ra:

  • Cháo ngải cứu và đường đỏ: Dùng ngải cứu tươi 50g, 100g gạo tẻ và đường đỏ. Ngải cứu sau khi ngâm rửa sạch thì mang sắc lấy nước. Kế đến cho gạo vào nước sắc nấu đến khi chín nhừ thì tắt bếp, cho đường đỏ vào khuấy đều và ăn khi còn nóng. Chia thành 2 phần và ăn hết trong ngày. Dùng món cháo này từ 3 – 5 ngày để làm giảm đau nhức ở đốt sống cổ.
  • Ngải cứu nấu với thịt nạc: Ngải cứu nấu với thịt nạc phù hợp với người bị thoái hoá đốt sống cổ đi kèm biểu hiện chán ăn, suy nhược cơ thể. Để thực hiện món ăn này, cần chuẩn bị thịt nạc băm, ngải cứu tươi và gia vị vừa đủ. Ngải cứu sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ và để riêng. Cho thịt vào chảo xào sơ với một ít gia vị, thêm nước vào, đun sôi rồi cho ngải cứu vào. Đun đến khi chín thì nêm gia vị vừa ăn và dùng khi còn nóng.
  • Gà hầm ngải cứu: Chuẩn bị 200g ngải cứu tươi, hạt sen, tam thất, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử mỗi vị 10g, 1 con gà ri. Gà sau khi làm sạch thì để ráo. Kế đế cho tất cả dược liệu vào bụng gà rồi cho vào nồi, đổ nước xâm xấp và theo gia vị vào hầm đến khi mềm nhừ. Mỗi tuần ăn 1 lần để bồi bổ sức khỏe, giảm mệt mỏi, cải thiện cơn đau nhức ở vùng cổ do bệnh lý gây ra.

Một số lưu ý khi dùng ngải cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ

Ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể giúp cải thiện cơn đau và một số biểu hiện đi kèm, tăng khả năng vận động ở khớp cổ. Cách chữa này được nhiều người bệnh thực hiện bởi có độ an toàn, lành tính, có thể áp dụng tại nhà và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi dùng ngải cứu chữa thoái hoá đốt sống cổ 
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú nên tham vấn chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc chữa từ ngải cứu

Tuy nhiên, trước khi thực hiện các bài thuốc chữa này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các cách dùng ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho biện pháp y tế. Trong trường hợp cơn đau khởi phát nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, người bệnh cần sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị y tế để kiểm soát bệnh lý.
  • Người bệnh nên ưu tiên các bài thuốc dùng ngoài để cải thiện các triệu chứng bệnh lý thay vì dùng thuốc uống. Bởi các bài thuốc chườm đắp có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ cũng như những tình huống rủi ro. Tuy nhiên khi áp dụng, cần bao bọc kỹ dược liệu để hạn chế gây bỏng rát da, kích ứng.
  • Không dùng các bài thuốc uống từ vị thuốc cho người có âm hư, viêm ruột cấp, huyết nhiệt hoặc mắc các bệnh về gan. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người mắc bệnh nội khoa nên tham vấn chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc chữa từ thảo dược này.
  • Tránh tự ý kết hợp các bài thuốc uống từ ngải cứu chữa thoái hoá cột sống cổ với tân dược, nhất là thống chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống đông máu.
  • Mặc dù được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian nhưng các nghiên cứu về hiệu quả chữa bệnh từ ngải cứu vẫn còn hạn chế. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc vào cách chữa này.
  • Thoái hoá cột sống cổ là bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển chậm và gần như không thể điều trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện để giúp cải thiện sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho xương khớp, hỗ trợ phục hồi tổn thương và làm chậm quá trình thoái hoá.

Ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người bệnh áp dụng bởi có độ an toàn, lành tính cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn bài thuốc phù hợp, tránh phát sinh tác dụng không mong muốn và rủi ro.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...