7 Cách Chữa Suy Thận Bằng Thuốc Nam Từ Các Thảo Dược Quý
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên
Các cách chữa suy thận bằng thuốc nam từ các thảo dược quý được nhiều người bệnh áp dụng và đạt hiệu quả tốt. Biện pháp hỗ trợ điều trị này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh suy thận ở giai đoạn đầu nếu áp dụng thường xuyên.
Có nên chữa suy thận bằng thuốc Nam?
Suy thận đề cập đến tình trạng chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, bệnh thường xảy ra ở đối tượng nam giới có độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh thường là hệ quả của các bệnh nội khoa như đái tháo đường, viêm hoặc sỏi đường tiết niệu, cao huyết áp, quan hệ tình dục quá độ, lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài, lối sống không khoa học,… Chức năng chính của thận là thanh lọc, đào thải độc tố. Bên cạnh đó, thận còn đóng vai trò quan trọng trong điều hoà huyết áp, lọc máu và sản sinh hormone.

Chức năng thận suy giảm không chỉ gây rối loạn tiểu tiện mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể, đặc biệt là chức năng sinh lý ở nam giới. Đa số các trường hợp bị suy thận có thể gây khởi phát một số vấn đề như suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, vô sinh – hiếm muộn,… Nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Sau khi kiểm soát giai đoạn bùng phát của bệnh lý, nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc Nam để ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề, hỗ trợ phục hồi chức năng thận và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tân dược. Việc áp dụng các bài thuốc này đều đặn và đúng cách có thể rút ngắn thời gian điều trị, điều hoà hoạt động của thận hiệu quả.
Tuy nhiên, do tận dụng các vị thuốc Nam nên các bài thuốc chữa suy thận tại nhà thường mang lại hiệu quả hạn chế, phù hợp với những trường hợp bệnh lý đã ổn định. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với phương pháp y tế để kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc Nam chữa suy thận đều không mang lại hiệu quả rõ rệt. Ngược lại, các triệu chứng bệnh lý có thể bùng phát nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc Nam chữa suy thận nhằm hạn chế phát sinh rủi ro và một số tác dụng phụ không mong muốn.
7 Cách chữa suy thận bằng thuốc Nam từ các thảo dược quý
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, thận được xem là cơ quan quan trọng của cơ thể. Chính vì vậy, các vấn đề về thận luôn được quan tâm và nghiên cứu chữa trị. Trong dân dân gian lưu truyền nhiều cách suy thận bằng thuốc Nam từ các thảo dược quý như nhân sâm, thục địa, đông trùng hạ thảo,… Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý và khả năng đáp ứng, người bệnh có thể lựa chọn cách chữa phù hợp giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số cách chữa suy thận bằng thuốc Nam được áp dụng phổ biến:
1. Bài thuốc Nam từ thục địa chữa suy thận
Thục địa là một trong những vị thuốc quý thường có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo tài liệu Y học cổ truyền, thục địa có tính ôn, vị ngọt, quy vào kinh Tâm, Thận và Can. Nhờ vào tác dụng bổ thận, lợi tiểu, giảm đau nên vị thuốc này được tận dụng trong điều trị thận yếu, suy thận, kinh nguyệt không đều, ho suyễn,… Trong đó, thục địa chủ yếu bồi bổ thận, dùng để dưỡng âm. Vì vậy, vị thuốc này còn có mặt trong nhiều cổ phương như bài Tứ vật (thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung) hay Lục vị địa hoàng hoàn (thục địa, sơn thù, hoài sơn, bạch linh, trạch tả).

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu Y học hiện đại cũng nhận thấy trong thục địa có chứa một số thành phần hoạt chất như B-sitosterol, mannitol, campesterol, rehmannin, stigmasterol, catalpol, arginine, glucose,… Có tác dụng giúp hạ đường huyết, cân bằng huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu, kháng viêm, hỗ trợ phục hồi chức năng thận đáng kể.
Người bị suy thận có thể áp dụng một số bài thuốc từ thục địa để cải thiện như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16 gam thục địa, thỏ ty tử, phụ tử chế, đương quy, sơn thù và nhục quế mỗi loại 8 gam, đỗ trọng, lộc giác giao mỗi loại 12 gam. kỷ tử 10 gam. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Dùng nước thuốc thu được chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang và áp dụng liên tục trong vòng 3 tháng
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị hoài sơn và sơn thù mỗi loại 12 gam, phụ tử chế, phục linh, xa tiền tử, đan bì, trạch tả và ngưu tất mỗi loại 8 gam, quế nhục 4 gam, thục địa 16 gam. Dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi sắc với lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm. Bài thuốc này phù hợp với người bị thận dương hư kéo dài gây phù chi dưới, tiểu tiện ít.
- Bài thuốc 3: Để làm giảm chứng thận hư do đái tháo đường, mỏi gối, đau lưng, lạnh chi dưới và tiểu tiện nhiều lần. Người bệnh dùng phụ tử chế, phụ linh, trạch tả, đan bì mỗi loại 8 gam, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12 gam, thục địa 16 gam, nhục quế 4 gam. Các vị thuốc mang đi rửa sạch và cho vào ấm đun với lượng nước vừa đủ. Chia lượng nước thuốc sắc được thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Có thể bạn quan tâm: Chữa Suy Thận Bằng Đông Y Có Hiệu Quả Không? Một Số Lưu Ý Cho Bạn
2. Bài thuốc từ nhân sâm chữa yếu sinh lý do suy thận
Suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, di tinh, rối loạn cương dương,… được xem là hệ quả do bệnh suy thận gây ra. Do đó, ở những trường hợp gặp phải các biến chứng này có thể áp dụng các bài thuốc từ nhân sâm để cải thiện. Với công dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị các rối loạn sinh lý ở nam giới, nhân sâm là một vị thuốc quý phù hợp với người bị suy thận.

Việc áp dụng các bài thuốc từ nhân sâm đúng cách và đều đặn còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, bồi bổ cơ thể, phục hồi thể tạng. Từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược, uể oải do suy thận gây ra. Tuy nhiên, không nên áp dụng bài thuốc chữa suy thận từ nhân sâm với những trường hợp mắc chứng gan mật cấp tính, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, tăng huyết áp, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị nhân sâm, nhung hươu và nhục quế mỗi loại 6 gam, dương khởi thạch, thục địa, kỷ tử, sơn thù nhục, ba kích mỗi loại 10 gam. hoàng kỳ 30 gam, dâm dương hoắc 15 gam, cam thảo sao vàng 3 gam. Nhân sâm và nhung hươu mang đi sấy khô, tán thành bột mịn và chia thành 2 lần uống hết trong ngày. Những vị thuốc còn lại mang đi sắc và chia thành 2 lần uống.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạch thược, bạch truật, ngũ gia bì, nhân sâm, bạch linh và nhục quế mỗi loại 30 gam, cam thảo sao vàng 15 gam, bào khương 6 gam. Các dược liệu mang đi sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 6 gam uống cùng với nước sắc gừng tươi và đại táo. Mỗi ngày uống 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị thục địa, quy bản mỗi loại 300 gam, dâm dương hoắc 100 gam, tử hà xa 250 gam, nhân sâm và nhung hươu mỗi loại 50 gam, đỗ trọng và hà thủ ô mỗi thứ 200 gam. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 5 gam uống cùng với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần và áp dụng đều đặn trong thời gian dài.
3. Râu ngô – Vị thuốc Nam chữa suy thận
Chức năng thận suy giảm có thể là hệ quả của bệnh viêm đường tiết niệu kéo dài hoặc do sỏi thận. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng râu ngô để giúp lọc sạch đường tiết niệu, làm tan sỏi và hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Theo ghi chép Y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can và giải độc. Do đó, thảo dược này thường mang lại hiệu quả tốt trong chữa trị các vấn đề về thận như suy thận, sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu ra máu,…

Bên cạnh đó, các khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hoá có trong râu ngô còn giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Việc áp dụng các cách chữa suy thận từ râu ngô thường xuyên có thể nâng cao sức khỏe ở người bị suy giảm chức năng thận. Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa sau:
Bài thuốc từ râu ngô chữa viêm bàng quang, thận hư yếu:
- Chuẩn bị 100 gam râu ngô, 40 gam sài đất, rau má, ý dĩ, mã đề mỗi loại 50 gam
- Các thảo dược sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
- Đun đến lửa nhỏ đến khi nước sắc lại khoảng 1/2 thì tắt bếp
- Chia lượng nước thuốc thu được thành 2 lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm
Bài thuốc râu ngô chữa suy thận kèm phù nề toàn thân:
- Chuẩn bị râu ngô 30 gam, bạch mao căn 50 và tử tô 10 gam (hạt của cây tía tô)
- Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm đun với lượng nước vừa đủ
- Sau đó chia nước thuốc sắc được thành 2 lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang
Trà râu ngô thanh lọc cơ thể, lợi tiểu:
- Chuẩn bị khoảng 30 – 50 gam râu ngô tươi hoặc 20 gam râu ngô đã phơi khô
- Sau khi rửa sạch thì cho cho nồi đun với 700ml nước
- Chia nước râu ngô thu được thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Thực hiện từ 10 – 15 ngày và lặp lại thường xuyên để giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch vi khuẩn.
4. Hà thủ ô chữa suy thận hiệu quả
Hà thủ ô hay giao đằng là một trong những vị thuốc quý có công dụng dưỡng huyết bổ âm, nhuận tràng thông thiện, bổ can thận và giải độc hiệu quả. Do đó, dược liệu này thường được tận dụng trong chữa trị suy thận, thận hư yếu gây ra các biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, râu tóc bạc sớm, di tính, đau lưng mỏi gối, tăng huyết áp, huyết ứ, táo bón,…

Thực tế cho thấy, vị thuốc hà thủ ô cải thiện hiệu quả các biểu hiện thận suy yếu hiệu quả. Hơn nữa, việc áp dụng các bài thuốc từ thảo dược này đúng cách và đều đặn còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, uống trà hà thủ ô còn khắc phục tình trạng khí hư ở nữ giới cũng như một số vấn đề sinh lý phái mạnh như tảo sinh, di tính, vô sinh hiếm muộn,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 – 4 gam hà thủ ô thái lát phơi khô cho vào bình
- Sau đó cho nước vào và đun sôi khoảng 20 phút
- Để nguội và chia thành nhiều lần uống trong ngày
- Trà hà thủ ô còn mang lại hiệu quả với trường hợp nam giới suy giảm chức năng thận gây suy giảm ham muốn, tinh trùng yếu, loãng.
Lưu ý: Không nên sử dụng bài thuốc từ hà thủ ô nếu thận yếu gây tiểu tiện lỏng, người bị đàm thấp, tỳ hư. Bên cạnh đó, người bệnh cần phân biệt à thủ ô (thủ ô đỏ) và hà thủ ô trắng (dây sữa bò. hà thủ ô nam).
Tìm hiểu thêm: Suy Thận Có Ăn Yến Mạch Được Không? Hướng Dẫn Sử Dụng
5. Bài thuốc từ lá diếp cá chữa bệnh lý
Rau diếp cá hay ngư tinh thảo là vị thuốc Nam thường được dùng để chữa bệnh trĩ, chứng táo bón và cải thiện chức năng tiêu hoá. Bên cạnh đó, thảo dược này còn được tận dụng trong cải thiện chứng thận hư yếu, suy thận và một số vấn đề ở đường tiết niệu. Theo tài liệu y học cổ truyền, rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, lợi thấp, tiêu thũng và lọc máu nên khắc phục tốt tình trạng tiểu nhắt, tiểu nhiều lần trong ngày do suy thận gây ra.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy, ngư tinh thảo chứa các thành phần kháng khuẩn mạnh như decanoyl – acetaldehyde, quercein,… Đặc biệt, dioxy-flavonon trong vị thuốc này còn có tác dụng làm bền mạch máu. Do đó, bài thuốc từ lá diếp cá thích hợp với người bị suy thận đi kèm với các vấn đề tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…

Hướng dẫn bài thuốc từ rau diếp cá chữa suy thận:
- Chuẩn bị khoảng 100 gam lá diếp cá phơi khô
- Sau đó cho dược liệu vào bình hãm với 1 lít nước sôi và dùng uống thay trà mỗi ngày
- Thực hiện liên tục trong 2 tháng, sau đó nghỉ 7 ngày và lặp lại liệu trình
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng 20 gam lá diếp cá, 10 gam cam thảo đất và 15 rau dệu. Sắc uống mỗi ngày trong trường hợp bệnh đi kèm với sỏi thận.
6. Bồ công anh chữa suy thận
Theo tài liệu Y học cổ truyền, bồ công anh có tính tình, vị ngọt đắng, công dụng tán ưng tiêu ung, thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, vị thuốc này thường được tận dụng chữa trị nóng trong, suy giảm chức năng thận, chống loãng xương, xơ gan cổ trướng, tắc mật dẫn đến hình thành u hoặc sỏi thận, chống rối loạn quá trình lọc máu ở gan,…
Trong khi đó, một số nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy, bồ công anh có chứa các hoạt chất pectin, taraxasterol, choline, sắt, magie cùng nhiều vitamin thiết yếu. Những thành phần hoạt chất này mang lại hiệu quả trong việc cải thiện chức năng thận, kiểm soát các rối loạn ở cơ quan này. Với những trường hợp suy thận ở mức độ nhẹ có thể áp dụng bài thuốc chữa từ bồ công anh để cải thiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị bồ công anh, nhân trần, quấy bì mỗi vị thuốc 20 gam
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 500ml nước rồi đun trên lửa nhỏ
- Đến khi nước thuốc sắc lại còn 1/2 thì tắt bếp
- Chia lượng nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
7. Bài thuốc Nam từ cây nhân trần chữa suy thận
Sau khi giai đoạn bùng phát bệnh suy thận đã được kiểm soát, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây nhân trần để cải thiện, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng thận hiệu quả. Nhờ vào dược tính có trong thảo dược có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ lọc sạch đường tiết niệu, phục hồi chức năng và bồi bổ thận hiệu quả.

Một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy một số thành phần hoạt chất có trong nhân trần như coumarin, pinen, capilen, flavonoid,… Có khả năng ức chế hoạt động của các gốc tự do và chống oxy hoá hiệu quả. Hơn nữa, vị thuốc Nam này còn thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương ở thận do bệnh lý gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 30 gam nhân trần và 1 ít râu ngô, sau khi đã ngâm rửa sạch thì cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước
- Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
Một số lưu ý khi chữa suy thận bằng thuốc Nam
Đa số các cách chữa suy thận bằng thuốc Nam đều được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Việc áp dụng cách chữa này đúng cách và thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe và làm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa suy thận bằng thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay phế phương pháp y tế. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc chữa này.
- Một số bài thuốc chữa suy thận từ các thảo dược dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa được minh chứng trên phương diện khoa học. Để tránh phát sinh tác dụng không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
- Nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu kết hợp các bài thuốc Nam với tân dược. Bởi một số loại thuốc có thể làm giảm tác dụng khi sử dụng đồng thời với dược liệu tự nhiên.
- Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa, bạn nên chủ động theo theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được được trí kịp thời.
- Thận là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh nhằm hạn chế áp lực lên cơ quan này. Từ đó tạo điều kiện để thận phục hồi, sửa chữa các tế bào bị hư tổn.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp điều hoà huyết áp, nâng cao thể trạng, tăng cường chức năng của cơ quan nội tạng và làm giảm áp lực lên thận đáng kể.
- Loại bỏ một số thói quen xấu như nhịn tiểu, quan hệ tình dục quá độ, thức khuya, làm việc quá sức,…
Bài viết đã tổng hợp 7 cách chữa suy thận bằng thuốc nam từ các thảo dược quý và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Bài viết dành cho bạn
- Bệnh Suy Thận Có Quan Hệ Được Không? Lời Khuyên Của Chuyên Gia
- Bị Thận Yếu Nên Ăn Hạt Gì? TOP 10 Loại Hạt Tốt Nhất Bạn Không Nên Bỏ Qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!