Chữa Suy Thận Bằng Đông Y – Ưu Nhược Điểm và Lưu Ý Cần Biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên
Chữa suy thận bằng Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn bên cạnh phương pháp Tây y. Phương pháp điều trị này được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao, có thể áp dụng lâu dài và hỗ trợ phục hồi chức năng thận. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chữa suy thận bằng Đông y cũng tồn lại một số hạn chế nhất định.
Ưu – Nhược điểm khi chữa suy thận bằng Đông y
Theo y học hiện đại, thận là cơ quan quan trọng nhất trong hệ bài tiết với nhiệm vụ chính là thanh lọc, đào thảo độc tố. Ngoài ra, cơ quan này còn có chức năng sản xuất hồng cầu, ổn định huyết áp và điện giải. Chính vì vậy, thận thường có thể bị tổn thương và suy yếu bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Suy thận nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Trong Đông y, thận có chức năng chính là đào thải, hấp thu các hợp chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ chủ cốt thuỷ, tàng tinh, điều khiển chức năng sinh sản. Do đó, với những trường hợp bị suy thận có thể gây ra một số triệu chứng điển hình như:
- Ấu thổ: Chán ăn, thường xuyên buồn nôn, khó chịu do ure huyết gây ra
- Chứng huyết hư: Người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, đau tay chân,… do thiếu máu
- Long bế: Nước tiểu có màu mất thường (có màu đậm hoặc nhạt hơn), tiểu ít, tiểu nhiều lần,…
- Hư lao: Sức khỏe suy giảm nghiêm trọng do thiếu hụt hormone erythropoietin, từ đó khiến hồng cầu thiếu oxy
- Phùng thũng: Người bị suy thận đặc trưng bởi tình trạng sưng phù cơ thể, nhất là ở mặt, bàn chân, cổ do chất lỏng tích tụ
- Tiết tả: Áp lực lên cầu thận dẫn đến tình trạng tiêu chảy, xơ gan
- Xuất huyết: Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm cần được khắc phục sớm. Lúc này người bệnh có thể bị chảy máu tiêu hoá.
Suy thận có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Các biểu hiện do bệnh lý gây ra thường diễn tiến theo cấp độ từ nhẹ đến nặng. Thông thường, sau khi kiểm soát giai đoạn bùng phát, người bệnh thường áp dụng một số bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng thận và tránh lạm dụng thuốc Tây. Phương pháp này được nhiều người bệnh áp dụng và đánh giá cao. Tuy nhiên, tương tự những phương pháp điều trị khác, chữa suy thận bằng Đông y cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm:
- Các bài thuốc Đông y chữa suy thận được đánh giá có độ lành tính cao, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Trường hợp mắc bệnh lý nền, người cao tuổi nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
- Hiệu quả chữa suy thận bằng Đông y thường kéo dài hơn so với sử dụng thuốc Tây.
- Kết hợp điều trị căn nguyên giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý. Điều này còn hạn chế nguy cơ tái phát lâu dài.
- Các bài thuốc Đông y chữa suy thận còn giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng thận.
Nhược điểm:
- Các bài thuốc Đông y chữa suy thận thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với các biện pháp y tế. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp suy thận giai đoạn đầu hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định.
- Tác dụng của các bài thuốc Đông y chữa suy thận thường phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh.
- Người bệnh có thể gặp tình trạng “tiền mất tật mang” nếu điều trị tại những phòng khám Đông y kém chất lượng, không uy tín.
- Trong thời gian thực hiện các bài thuốc Đông y chữa trị, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng.
Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Việc tự ý chữa trị có thể không mang lại hiệu quả như mong đơi, đồng thời phát sinh một số tác dụng không mong muốn.
TÌM HIỂU THÊM: Các Phương Pháp Điều Trị Suy Thận Phổ Biến Hiện Nay
Các bài thuốc Đông y chữa suy thận an toàn và hiệu quả
Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và các triệu chứng do suy thận gây ra, thầy thuốc Đông y sẽ hướng dẫn một số bài thuốc phù hợp với tình trạng. Bên cạnh dùng các bài thuốc uống, người bệnh có thể kết hợp một số biện pháp hỗ trợ như bấm huyệt, diện chẩn để tăng hiệu quả chữa trị.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong điều trị suy thận:
1. Bài thuốc Đông y chữa tỳ thận khí hư
Suy thận có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng phổ biến như chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đầy hơi, lạnh tay chân, táo bón, đau nhức lưng gối, tiểu đêm thường xuyên, mạch trầm bì,… Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chữa tỳ thận khí hư. Nếu thực hiện đều đặn có thể giúp làm giảm các triệu chứng, đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị các dược liệu: Phụ tử, sao du nhục, sơn dược, tiên mao, ba kích, phục linh bì mỗi loại 15 gam, bạch truật 10 gam, bách bản, đẳng sâm mỗi loại 20 gam, quế chi 2 gam.
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ
- Sau đó chắt lấy lượng nước thuốc sắc được chia thành 2 lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang
2. Chữa chứng thận dương hư bằng Đông y
Thận được chia thành thận dương và thận âm. Theo đó, với những trường hợp thận dương hư đi kèm với một số biểu hiện như đau thắt lưng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (nữ giới), suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (nam giới), tiểu ít,… Thường được hướng dẫn bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau, bổ thận, lợi tiểu, hoạt tinh,… để cải thiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một số vị thuốc như: Đương quy, đậu sinh ký, quế quảng, phụ tử chế mỗi loại 8 gam. địa hoàng thán 16 gam, đỗ trọng, lộc giác giao mỗi loại 12 gam, kỷ tử 10 gam.
- Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với 6 chén nước
- Đun trên lửa nhỏ đến khi sắc lại còn khoảng 1/3 thì tắt bếp
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng liên tục trong vòng 12 tuần để cảm nhận hiệu quả
3. Bài thuốc can thận âm hư
Với những trường hợp thận âm suy yếu, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y can thận âm hư để khắc phục. Thể bệnh này thường gây ra một số biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, tiểu ít, đau nhức xương khớp, tiểu ra máu,… Việc áp dụng bài thuốc đều đặn và đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng trên, đồng thời giúp trung tu dưỡng can thận hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị: Phục linh 12 gam, hạn liên thảo, rễ cỏ xước, nữ trinh tử, kỷ tử, thục địa mỗi loại 15 gam, trạch tả, hoài sơn, đan bì, cúc hoa mỗi loại 10 gam.
- Sau khi rửa sạch các dược liệu thì cho vào ấm đun với lượng nước vừa đủ
- Đun trên lửa nhỏ trong vòng 45 phút
- Sau đó chắt lấy phần nước thuốc sắc được và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 tháng, áp dụng liên tục trong 1 tháng để cảm nhận các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
4. Bài thuốc Đông y chủ trị khí âm lưỡng hư
Như đã đề cập, tình trạng suy thận có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Với những trường hợp bệnh lý khởi phát do khí âm lưỡng hư, thầy thuốc có thể hướng dẫn người bệnh áp dụng bài thuốc Đông y phù hợp giúp khắc phục triệu chứng. Thể bệnh này có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng lâm sàng như thường xuyên tiểu đêm, nhất là vào ban đêm, da khô ráp, mặt nhợt nhạt, lưỡi đạm có răng, mạch trầm tế,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị địa hoàng thán, mạch môn, sơn dược, biển đậu, phục linh bì mỗi loại 15 gam, bách bản 30 gam, ngũ vị tử 10 gam, kỷ tử 12 gam, thái tử sâm 20 gam
- Các vị thuốc mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với lượng nước phù hợp
- Đun trên lửa nhỏ trong vòng 45 phút thì tắt bếp
- Chia lượng nước thuốc thu được thành 3 lần và uống sau bữa ăn
- Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
5. Bài thuốc Đông y chữa suy thận gây lâm chứng
Lâm chứng đặc trưng bởi một số triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu nhắt, tiểu buốt và đau tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, thể bệnh này còn đi kèm với một số biểu hiện như lòng bàn chân, bàn tay nóng, lưỡi đỏ, mạch tế, sác. Để kiểm soát triệu chứng bệnh lý, hỗ trợ phục hồi chức năng thận, thầy thuốc có thể hướng dẫn bài thuốc tri bá địa hoàng hoàn gia vị.

Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 12g hoài sơn, 12g sơn thù, 24g thục địa, 9g trạch tả, 9g hoàng bá, 9g đan bì, 9g bạch linh, 10g tri mẫu.
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
- Đến khi sắc lại còn 1/3 nước thì tắt bếp
- Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang
Bên cạnh áp dụng các bài thuốc chữa trên, người bệnh thường được hướng dẫn kết hợp với một số biện pháp không dùng thuốc như bấm huyệt, diện chẩn để tăng hiệu quả các bài thuốc điều trị. Ưu điểm của những biện pháp này là không xâm lấn, lành tính, chi phí thực hiện thấp, cải thiện sức khỏe, tinh thần đáng kể.
Tuy nhiên, việc tự ý thực hiện, áp dụng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Đông y để được thăm khám và thực hiện đúng cách.
- Bấm huyệt: Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng lực ở ngón tay tác động vào các huyệt vị trên cơ thể giúp đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu. Một số huyệt vị tác động tích cực đến quá trình điều trị suy thận như huyệt thái khê, thận du, quan nguyên, dũng tuyền, khí hải,…
- Diện chẩn: Diện chẩn được là phương pháp điều trị kết hợp giữa Đông y và Tây y. Theo đó, bác sĩ sẽ day ấn và làm nóng các huyệt đạo trên mặt có tác động đến thận.
ĐỌC THÊM: Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu: Phương Pháp Hiệu Quả Từ YHCT
Một số lưu ý khi chữa suy thận bằng Đông y
Chữa suy thận bằng Đông y không chỉ giúp cải thiện chức năng thận, làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra mà còn bồi bổ tăng cơ, tăng cường sức khoẻ tổng thể. Hơn nữa, việc kết hợp các bài thuốc Đông y và phương pháp y tế phù hợp còn hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây đáng kể.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế phát sinh tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không tự ý áp dụng các bài thuốc Đông y chữa suy thận nếu chưa tham khảo ý kiến thầy thuốc/ bác sĩ chuyên khoa. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần thăm khám, bắt mạch để được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Khác với phương pháp Tây y, các phương pháp Đông y chữa suy thận thường phát huy tác dụng chậm. Do đó, đòi hỏi người bệnh cần áp dụng đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh gián đoạn trong quá trình điều trị.
- Trong thời gian thực hiện các bài thuốc Đông y chữa bệnh, bệnh nhân cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng thông báo với thầy thuốc để được xử trí kịp thời.
- Không tự ý kết hợp thuốc Đông y với thuốc Tây hoặc các viên uống bổ sung khác. Bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc và phát sinh một số tác dụng không mong muốn.
- Với trường hợp người bệnh áp dụng biện pháp bấm huyệt, diện chẩn cần được thực hiện bởi thầy thuốc/ bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.
- Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh xác định nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận cũng như các biểu hiện đi kèm từ sớm.
- Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị suy thận, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ, tăng cường tập luyện để giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.
Chữa suy thận bằng Đông y là phương pháp điều trị được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần đến gặp thầy thuốc/ bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!