
Cách Chữa Gai Cột Sống Bằng Thuốc Nam Với Các Thảo Dược Quý
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa gai cột sống bằng thuốc Nam là phương pháp trị bệnh phổ biến được áp dụng từ lâu. Với ưu điểm cho hiệu quả rõ rệt ở những người mắc bệnh nhẹ, ít triệu chứng, đặc biệt an toàn, sử dược thảo dược từ tự nhiên lành tính không gây tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Hãy tham khảo và thử áp dụng một số bài thuốc dưới đây nếu chẳng may mắc phải gai cột sống.

Ưu và nhược điểm khi chữa gai cột sống bằng thuốc Nam
Gai cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu với tỷ lệ người mắc cao. Thông thường, những người từ 40 trở lên sẽ dễ bị gai cột sống, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này đang dần có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi do tư thế, thói quen sinh hoạt làm tổn thương đến cột sống.
Những tổn thương này xuất hiện và kéo dài sẽ khiến cho các đốt xương sống bị thoái hóa dần, sau đó hình thành các gai xương thừa mọc chìa ra ngoài. Nó sẽ cọ xát va chạm với các đốt xương khác hoặc thậm chí biến chứng gai cột sống chèn dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức dữ dội ở cổ lan xuống vai gáy, lưng lan xuống hông, mông và các chi, từ đó làm làm hạn chế khả năng vận động của bạn.
Điều trị gai cột sống chủ yếu dựa vào việc tích cực cải thiện triệu chứng và xử lý các gai xương kết hợp phục hồi chức năng cột sống, lấy lại sự dẻo dai, khỏe mạnh cho các vận động bình thường. Và chữa gai cột sống bằng thuốc Nam là một trong những phương pháp có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả.
Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng chọn lựa vì sự an toàn, lành tính của các loại thảo dược tự nhiên. Khắc phục hiệu quả các triệu chứng đau nhức, tê bì tứ chi và hạn chế việc phải sử dụng đến các loại thuốc Tây điều trị. Cụ thể một số ưu điểm của phương pháp này như:
- Các loại thảo dược tự nhiên rất an toàn, lành tính cho sức khỏe. Dù sử dụng trong thời gian dài cũng rất ít hoặc hiếm khi gây ra tác dụng phụ.
- Các loại thuốc Nam không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà nó còn có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại dưỡng chất sẵn có.
- Hầu hết những loại thuốc Nam được sử dụng để chữa bệnh gai cột sống đều là những loại dễ tìm hái hoặc tìm mua với giá rất rẻ, giúp tiết kiệm tối đa chi phí điều trị bệnh, giảm bớt áp lực về kinh tế cho người bệnh.
- Cách thực hiện các bài thuốc Nam cũng không quá phức tạp, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm vừa kể trên, phương pháp chữa gai cột sống bằng thuốc Nam cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Do thành phần dược tính trong các loại thảo dược tự nhiên không quá cao nên kết quả điều trị thường đến khá chậm. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Cũng do là dược liệu tự nhiên nên khả năng chữa bệnh khỏi hoàn toàn là điều không thể. Những bài thuốc Nam chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng tạm thời mà thôi. Người bệnh nên thăm khám và lắng nghe ý kiến tư vấn của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Gợi ý các bài thuốc Nam chữa gai cột sống hiệu quả và an toàn
Những bài thuốc Nam chữa gai cột sống hầu như đều được ông cha ta truyền lại, có thể coi là những bài thuốc tinh túy vừa thân thuộc vừa dễ thực hiện. Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản bạn có thể áp dụng thực hiện ngay tại nhà:
1. Chữa gai cột sống bằng lá lốt
Lá lốt là loại thực vật quen thuộc tại Việt Nam, chúng được sử dụng chủ yếu để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Bên cạnh đó, lá lốt còn được biết đến khi có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh gai cột sống. Đây là loại cây thân thảo, phần lá và rễ là dược liệu được sử dụng chủ yếu để chữa bệnh.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong lá lốt có chứa rất nhiều hoạt chất quý như: hơn 35 thành phần, trong đó có 25 thành phần được nhận diện chủ yếu thuộc nhóm β-caryophylen trong tinh dầu của lá, phần rễ chứa hoạt chất bornyl acetate, ngoài ra còn có hàm lượng lớn các chất alcaloid và flavonoid tốt cho sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra, theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị nồng với khả năng tán hàn, hạ khí, kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả nên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống, thấp khớp… Vì vậy, áp dụng các bài thuốc từ lá lốt giúp ức chế các cơn đau một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:
Cách 1: Lá lốt + đinh lăng + cây xấu hổ
- Chuẩn bị rễ và lá của cây lá lốt, một nắm đinh lăng và cây xấu hổ.
- Rửa sạch các dược liệu rồi cắt thành từng đoạn nhỏ, sao vàng hạ thổ và bảo quản ở nơi kín, thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 50g hỗn hợp dược liệu sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Có thể uống thay nước lọc và kiên trì sử dụng hằng ngày, cách tuần 1 tuần dùng 1 tuần không để đạt được hiệu quả rõ rệt mà không gây hại cho cơ thể.
Cách 2: Lá lốt + sữa bò
- Chuẩn bị 100g lá lốt và 300ml sữa bò.
- Lá lốt rửa thật sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi đem xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
- Hòa phần nước cốt này vào sữa bò, cho vào nồi đun lên. Lưu ý chỉ đun trên lửa nhỏ để sữa nóng lên không cần sôi.
- Chia phần nước này làm 2 phần, uống vào các bữa phụ trong ngày sẽ giúp giảm đau gai cột sống hiệu quả.
2. Đinh lăng chữa gai cột sống
Đinh lăng là loại dược liệu sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa trị những vấn đề về xương khớp, cột sống, điển hình như gai cột sống, thoái hóa cột sống. Theo quan niệm Đông y, đinh lăng có tính mát, vị ngọt và hơi nhẵn đắng có tác dụng đả thông huyết mạch, giảm đau, giải độc và bồi bổ khí huyết. Còn trong y học hiện đại, đinh lăng có chứa hàm lượng cao Saponin và các vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe, kích thích tuần hoàn máu, giảm đau nhức và hỗ trợ làm lành các tổn thương nhanh hơn.
Phần thân, rễ, cành vá lá đinh lăng được sử dụng chủ yếu để làm vị thuốc chữa bệnh. Không chỉ chủ trị các bệnh lý liên quan đến tổn thương cột sống, xương khớp, nhiều người còn dùng đinh lăng để bồi bổ cơ thể đang bị suy yếu, lợi tiểu, điều trị tê thấp, tê bì tay chân hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách 1: Sắc nước đinh lăng
- Chuẩn bị 20g rễ và lá đinh lăng.
- Rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô.
- Rang trên chảo nóng cho đến khi dược liệu tỏa mùi thơm.
- Cho vào ấm sắc cùng 500ml nước trên lửa vừa cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Rót nước ra chén, chia làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
Cách 2: Đinh lăng kết hợp với một số vị thuốc khác
- Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, giao đằng, ma mãnh thảo, huyết rồng, sơn thục và ngưu tất nam mỗi loại 8g cùng quế chi và trần bì mỗi loại 4g.
- Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ.
- Kiểm tra khi nước thuốc trong nồi cạn xuống còn khoảng 2 chén thì tắt bếp.
- Chia làm 3 phần nhỏ và uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang và liên tục trong vòng 10 ngày để đạt được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
3. Giảm đau gai cột sống bằng xương rồng
Xương rồng không chỉ được trồng để làm cảnh, làm thức ăn mà còn được biết đến với khả năng chữa gai cột sống hiệu quả. Trong Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn và chứa độc tố nên trên thực tế chỉ có vài loại xương rồng sử dụng (phổ biến nhất là xương rồng bẹ và xương rồng ba chia) được trong hơn 2000 chủng loại.
Các nghiên cứu khoa học cho biết trong xương rồng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: taraxerol, tartric, euphorbol, friedelan-3a-ol, acid citric,… có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giải độc, trị đau bụng, táo bón, các cơn đau nhức do gout, gai cột sống…

Cách thực hiện:
Cách 1: Xương rồng + muối trắng giảm đau, kích thích lưu thông máu huyết
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng tươi, một ít muối biển hạt to và 1 miếng vải mỏng.
- Xương rồng nhỏ bỏ gai, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng cho ra hết nhựa mủ rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho lên bếp nướng vàng đều hai mặt, sau đó dùng khăn quấn lại và chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Khi thấy xương rồng hết nóng thì tiếp tục nướng bẹ khác và chườm.
- Kiên trì thực hiện cách này hằng ngày, liên tục trong vòng 1 tháng.
Cách 2: Xương rồng + cám gạo tăng khả năng kháng viêm, giảm đau nhức
- Chuẩn bị 3 bẹ xương rồng, 1 chén cám gạo, 1/2 chén giấm, muối biển và lá chuối hột.
- Xương rồng rửa sạch, nhổ bỏ gai và ngâm nước muối cho sạch mủ trong vòng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Băm nhuyễn xương rồng và cho cám gạo, giấm vào trộn chung. Đổ hỗn hợp này vào chảo sao nóng cho đến khi chúng kết dính lại với nhau.
- Đặt một tấm lá chuối hột xuống sàn, đổ hết hỗn hợp này ra lá, trải đều và dùng thêm 1 tấm lá chuối đặt lên rồi người bệnh đặt lưng nằm xuống trong vòng 30 phút.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 15 ngày sẽ đạt được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
4. Chữa bệnh gai cột sống bằng cây xấu hổ
Trong Đông y, cây xấu hổ là vị thuốc có tính mát, vị ngọt với khả năng giảm đau, tiêu sưng, chống viêm và an thần rất hiệu quả. Còn trong y học hiện đại, cây xá hổ có chứa nhiều hoạt chất làm ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm bớt khả năng cảm thụ cảm giác đau nhức do gai xương cột sống.
Cách thực hiện:
Cách 1: Sắc nước cây xấu hổ
- Cây xấu hổ hái về rửa sạch cho hết cát đất, phơi khô.
- Cho vào chả sao vàng, đợi nguội hoàn toàn cho vào túi kín bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm mốc.
- Mỗi lần sử dụng lấy 1 lượng vừa đủ cho vào ấm sắc lấy nước uống hằng ngày.
Cách 2: Rễ xấu hổ + rễ lá lốt + rễ cỏ xước + rễ ngải cứu + gừng + cam thảo
- Rửa sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị, cắt nhỏ trộn đều rồi tiến hành sao vàng, hạ thổ.
- Mỗi lần sử dụng lấy ra một lượng nhỏ sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhức gai cột sống rõ rệt.
Cách 3: Bài thuốc xông tắm chữa gai cột sống
- Chuẩn bị cây xấu hổ và lá lốt mỗi loại 50g, 20g lá long não, quế chi 15g, tía tô, ngải cứu, hoắc hương, hy thiêm và đơn tướng quân mỗi loại 40g.
- Cho hết số dược liệu này vào nồi, đổ nước vào xâm xấp bề mặt dược liệu, đậy kín nắp và đun sôi khoảng 15 phút tắt bếp.
- Cởi bỏ quần áo trên người, dùng một tấm chăn dày phủ kín người và nồi xông để hơi nóng tỏa ra ngấm vào vùng cột sống bị đau nhức.
- Thực hiện khoảng 15 phút/ ngày, liệu trình thực hiện 2 tuần, 1 tuần làm 1 tuần nghỉ đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn thì ngưng lại.
5. Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây ngải cứu
Ngải cứu là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đau nhức cột sống, xương khớp. Cụ thể, trong Đông y ngải cứu có vị đắng, mùi hăng nồng giúp kích thích khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau. Còn trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngải cứu có chứa một số hoạt chất như flavonoid, andenin, cholin cùng nhiều axit amin… giảm đau, hỗ trợ tái tạo và phục hồi cấu trúc xương khớp, cột sống khỏe mạnh.

Cách thực hiện:
Cách 1: Bài thuốc chườm đắp
- Chuẩn bị ngải cứu, cây chó đẻ và lá lốt mỗi loại một 300g.
- Rửa sạch qua nhiều lần nước, ngâm 15 phút trong thau nước muối pha loãng và giả nát.
- Cho vào chảo sao nóng rồi dùng 1 tấm vải mỏng bọc hỗn hợp này lại, tiến hành chườm đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức do mọc gai xương.
- Nếu hỗn hợp này nguội lại, cho ra chảo tiếp tục sao nóng rồi tiếp tục chườm cho đến khi cơn đau dịu bớt.
Cách 2: Bài thuốc uống
- Chuẩn bị 300g ngải cứu và mật ong.
- Rửa sạch ngải cứu, ngâm nước muối và vớt ra để ráo, cắt thành từng khúc nhỏ.
- Cho vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho chén và hòa mật ong với lượng vừa phải, khuấy đều lên uống hết ngay.
- Nên áp dụng bài thuốc này vào buổi trưa và buổi chiều để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách 3: Kết hợp ngải cứu + chanh và vỏ bưởi
- Chuẩn bị 200g ngải cứu phơi, 2 vỏ bưởi, 1kg chanh không hạt, 200g đường phèn và 2 lít rượu trắng.
- Rửa sạch các dược liệu vừa chuẩn bị, đem sao vàng rồi phơi nắng cho thật khô.
- Khi thấy các dược liệu đã khô và héo lại hoàn toàn thì cho vào bình thủy tinh, xếp đường phèn và đổ rượu vào, đậy kín nắp ngâm ít nhất 1 tháng là có thể sử dụng được.
- Mỗi lần sử dụng khoảng 1 ly rượu nhỏ 20 – 30ml sau khi ăn no. Kiên trì thực hiện trong vòng 3 tuần sẽ thấy được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
6. Cây dền gai chữa gai cột sống hiệu quả
Cây dền gai mọc rất nhiều trong vườn, mảnh đất trống và ít ai biết rằng loại cây này có nhiều khả năng chữa bệnh hiệu quả. Theo ghi chép trong Đông y, cây dền gai có tính hàn, vị ngọt, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng viêm, đau nhức, tê bì do gai cột sống.
Bên cạnh đó, trong dền gai còn chứa hàm lượng cao các dưỡng chất và vitamin thiết yếu có tác dụng lưu thông máu tốt hơn, bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức mạnh của các cơ khớp, duy trì độ bền của xương, cột sống. Không những vậy, hàm lượng vitamin C trong dền gai còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa oxy hóa và phòng ngừa phát bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách 1: Bài thuốc uống
- Dền gai sử dụng cả phần thân trên, rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ cho vào ấm sắc cùng 600ml nước.
- Đun sôi trên lửa vừa khoảng 20 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước cho ra chén, đợi nguội bớt thì uống hết trong ngày.
Cách 2: Bài thuốc chườm
- Chuẩn bị một nắm dền gai, rửa sạch và giã nát.
- Dùng một tấm vải mỏng bọc lại và chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức do mọc gai xương.
- Chườm khoảng 30 phút/ lần, ngày làm 1 – 2 lần và liên tục trong vòng 10 ngày.
7. Cây phèn đen – Thảo dược chữa gai cột sống hiệu quả
Cây phèn đen là loại thực vật họ thầu dầu, là một trong những loại thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa gai cột sống, thoái hóa cột sống với khả năng tiêu viêm, giảm sưng đau, tê bì hiệu quả. Bên cạnh đó, theo Đông y trong phần lá và rễ của cây phèn đen còn có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, giảm đau răng…

Cách thực hiện:
Cách 1: Phèn đen + cây cơm nguội
- Chuẩn bị 50g cây phèn đen cùng 30g cây cơm nguội.
- Rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ 2 – 3cm rồi đem phơi khô.
- Trộn đều 2 dược liệu này với nhau, mỗi lần sử dụng 1 nắm nhỏ cho vào ấm sắc cùng 3 chén nước trên lửa nhỏ.
- Khi nước cạn xuống còn 1/2 thì tắt bếp, rót nước thuốc ra chén chia làm 3 phần nhỏ uống hết trong ngày.
Cách 2: Kết hợp với các thảo dược khác
- Chuẩn bị 30g cây phèn đen, 30g lá bưởi bung, 30g lá lốt 20g cây cỏ xước, 10g rễ gấc.
- Rửa sạch các loại thảo dược trên, cắt nhỏ và trộn đều với nhau để đem đi sao vàng.
- Cho hết các dược liệu vào ấm sắc cùng 2 lít nước trên lửa nhỏ để các dược chất tiết ra từ từ.
- Khi nước thuốc cạn xuống còn nửa nồi thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc trong nồi ra chén chia làm 3 phần uống sáng, trưa và chiều sau mỗi bữa ăn để tránh tình trạng say thuốc.
8. Chữa trị gai cột sống bằng cây chìa vôi
Cây chìa vôi là một trong những loại dược liệu thuốc Nam được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, trong đó có bệnh gai cột sống. Theo các nghiên cứu khoa học, trong loại cây thuốc này có chứa hàm lượng cao một số hoạt chất như saponin, phenolic, đa dạng các loại acid amin, glucid… có khả năng tiêu viêm, giảm đau, kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ làm lành các vết thương.
Cách thực hiện:
Cách 1: Bài thuốc uống
- Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau đây: cây chìa vôi, cây cỏ xước, lá lốt, dền gai và cây tầm gửi.
- Rửa sạch tất cả các loại dược liệu, phơi khô.
- Cho vào chảo sao vàng, tỏa mùi thơm thì tắt bếp. Khi hỗn hợp này nguội lại thì cho vào túi kín bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Mỗi lần sử dụng lấy một nắm nhỏ cho vào ấm đun lấy nước uống.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong vòng 3 tuần, 1 lần/ ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Cách 2: Bài thuốc chườm đắp
- Chuẩn bị một nắm chìa vôi gồm cả cành và lá cùng một ít muối trắng dạng hạt.
- Cây chìa vôi sau khi rửa sạch qua nhiều lần nước, cho vào cối giã nát cùng muối hạt.
- Tiếp theo dùng 1 tấm vải mỏng bọc hỗn hợp này lại và chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức trong vòng 15 – 20 phút.
9. Dược liệu lá cẩm chữa gai cột sống
Cây lá cẩm được biết đến với công dụng tạo ra màu tím tự nhiên cho các món ăn. Bên cạnh đó, nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều hoạt chất quý, trong đó có Anthocyanin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn chặn quá trình oxy hóa, hỗ trợ chữa trị gai cột sống, giảm đau nhức, ngăn chặn hình thành gai xương hiệu quả.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 50g lá cẩm tươi, chia làm 3 phần bằng nhau, rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Trứng gà luộc lấy lòng đào, nếu là trứng gà ta luộc khoảng 5 phút rưỡi, còn trứng gà công nghiệp luộc 6 – 7 phút.
- Ăn sống 1 phần lá cẩm với 1 quả trứng gà lòng đào trước bữa ăn chính khoảng 1 tiếng.
- Thực hiện tương tự với các buổi khác trong ngày để tăng hiệu quả điều trị.
- Kiên trì thực hiện cách này ít nhất trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.
10. Cây bùm sụm trị bệnh gai cột sống
Cây bùm sụm là loại cây rất quen thuộc với nhiều người, nó thường được trồng để làm cảnh, hàng rào hoặc tạo hình trang trí sân vườn. Và ít ai biết rằng loại cây này là một loại thảo dược quý dùng có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cụ thể, phần thân, cành và lá của cây bùm sụm có tính bình, vị đắng nhẹ và không độc với khả năng hóa đờm thấp, tiêu ban nóng, hạ khí, tiêu thực và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, tiêu gai xương cột sống, ngăn ngừa thoái hóa…
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 200g rễ cây bùm sụm, thái nhỏ và phơi khô.
- Cho vào ấm sắc cùng 3 chén nước, khi nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén thì rót ra uống hết khi còn ấm nóng.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 7 – 10 ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng gai cột sống.
11. Bài thuốc chữa gai cột sống từ Sâm ngọc linh
Bài thuốc này sử dụng dược liệu Sâm ngọc linh, một vị thuốc tốt cho sức khỏe, có công dụng làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, cải thiện sức mạnh và phục hồi các tổn thương ở cột sống hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ sâm ngọc linh và nửa lít mật ong nguyên chất.
- Sâm rửa sạch hết bụi bẩn đất cát, dùng khăn thấm cho khô nước.
- Cắt thành từng lát mỏng và xếp vào hũ thủy tinh. Tiếp theo đổ mật ong vào ngập bề mặt sâm, đậy kín nắp và ngâm ít nhất trong vòng 1 tháng là có thể ấy ra sử dụng được.
- Mỗi lần sử dụng khoảng 3 – 5 lát sâm, ngậm trực tiếp vào miệng cho đến khi không còn mùi vị gì thì nhả ra.
- Kiên trì áp dụng đều đặn hằng ngày và ít nhất trong vòng 1 tháng sẽ đạt được hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc Nam chữa bệnh gai cột sống
Để các loại thảo dược thuốc Nam phát huy hiệu quả chữa bệnh gai cột sống như mong muốn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, người bệnh cần nắm rõ một số vấn đề sau đây:

- Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời, thích hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ. Những trường hợp mắc bệnh nặng gần như không hiệu quả. Vì vậy, không nên quá cứng nhắc mà hãy linh hoạt áp dụng các biện pháp khác nhau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Chú ý trong việc kết hợp các loại dược liệu, tránh tự ý kết hợp khi chưa hiểu rõ về công dụng của thuốc để tránh gây hại cho cơ thể.
- Tùy vào cơ địa của từng người mà hiệu quả của các bài thuốc sẽ đến nhanh hoặc chậm. Nếu sử dụng một loại thảo dược nào đó quá lâu nhưng không hiệu quả hãy đổi sang loại khác.
- Loại thảo dược được sử dụng để chữa bệnh phải là loại tươi mới, không sâu rầy hay héo úa. Trước khi dùng phải rửa sạch dưới vòi nước mạnh và ngâm nước muối pha loãng trong vòng 15 phút để tránh gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, vận động tập luyện đều đặn và ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu canxi, các vitamin có lợi cho xương khớp để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về phương pháp chữa gai cột sống bằng thuốc Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp những người đang cân nhắc có nên áp dụng hay không đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng bệnh của mình hoặc người thân. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, người cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!