7 Cách Chữa Đau Họng Có Đờm Tại Nhà Khỏi Nhanh Chóng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp các cách chữa đau họng có đờm tại nhà để cải thiện các triệu chứng khó chịu, vướng nghẹn khi nhai nuốt. Việc áp dụng đồng thời các mẹo chữa này với thuốc Tây giúp kiểm soát nhanh tình trạng đau rát họng có đờm, đồng thời ngăn ngừa tiến tiến triển của bệnh lý hiệu quả.
7 Cách chữa đau họng có đờm tại nhà khỏi nhanh chóng
Đau họng có đờm đặc trưng bởi tình trạng đau rát, ngứa ngáy ở cổ họng và cảm giác nuốt nghẹn do có đờm. Trong đó, đờm là chất tiết của quá trình hô hấp nếu quá trình này chứa bạch cầu mủ, chất nhầy, nước,… Thực chất, ở cơ thể khỏe mạnh vẫn tiết dịch đờm nhưng với lượng nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên khi bị đau họng, lượng đờm sẽ tăng lên đáng kể và cản trở hô hấp.
Tình trạng đau họng có đờm xảy ra chủ yếu do vi khuẩn và virus xâm nhập vào niêm mạch gây đau nhức, sưng viêm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác như dị ứng với phấn hoa, thời tiết thay đổi đột ngột, nấm mốc,…
Đau họng có đờm kéo dài khiến cổ họng ngứa ngáy, sưng đau, dịch đờm sản sinh nhiều gây nghẹn vướng cổ họng, khàn giọng, mệt mỏi, mất tiếng,… Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng bệnh với một số cách chữa tại nhà sau:
1. Súc miệng với nước muối ấm
Khi bị viêm họng, đau họng có đờm, người bệnh nên súc miệng với nước muối ấm nhằm ức chế virus, vi khuẩn gây hại, loại bỏ dị nguyên, giúp làm dịu niêm mạc, đồng thời cải thiện tình trạng sưng đau ở cổ họng đáng kể. Bên cạnh đó, nước muối ấm còn mang lại hiệu quả trong việc làm loãng đờm, giảm ho, cải thiện tình trạng sưng nóng ở cổ họng.
Dùng nước muối ấm súc miệng không chỉ cải thiện triệu chứng đau họng có đờm mà còn hạn chế tình trạng nhiễm trùng lan sang những khu vực lân cận như thanh quản, amidan, VA,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Hoà tan 1/2 muống muối với 300ml nước ấm
- Khuấy đến khi tan đều thì dùng súc miệng trong 3 phút
- Thực hiện cách chữa này đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày
2. Làm dịu cổ họng và loãng đờm bằng cách uống đủ nước
Cổ họng bị sưng đỏ, đau thường đi kèm với một số biểu hiện nóng rát, khô miệng và khó chịu. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn nên bổ sung nhiều nước trong thời gian điều trị. Việc uống nhiều nước giúp cân bằng điện giải và bù lượng chất lỏng bị thất thoát do tình trạng nhiễm trùng, đồng thời làm loãng dịch tiết hô hấp.
Bên cạnh đó, cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể còn làm giảm tình trạng ho có đờm, ho khan, nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép rau củ, trái cây để giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
3. Chữa đau họng có đờm tại nhà bằng gừng tươi
Gừng được biết đến là loại gia vị quen thuộc, có tính ấm, vị cay nồng. Do đó, thảo dược này thường được dùng kèm với một số loại thức ăn có tính hàn nhằm kích thích vị giác, hạn chế đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá.
Ngoài ra, trong củ gừng còn chứa hợp chất Gingerol có tác dụng kháng virus RSV, chống oxy hoá, chống viêm mạnh. Dùng gừng tươi có thể cải thiện tình trạng viêm ở hầu họng, ức chế virus gây nhiễm trùng, tiêu đờm hiệu quả. Hơn nữa, hoạt chất này còn mang lại hiệu quả trong việc ức chế một số vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị vài lát gừng tươi và 1 ít muối. Dùng gừng và muối ngậm trực tiếp đến khi hết vị cay. Thực hiện từ 3 – 5 lần/ ngày để cải thiện tình trạng đau họng có đờm hiệu quả.
- Cách 2: Dùng 1 củ gừng tươi và 4 muỗng mật ong nguyên chất. Gừng đem đi cắt thành lát mỏng, kế đến đổ thêm 300ml nước sôi vào hãm khoảng 20 phút rồi cho thêm mật ong vào. Uống khi còn ấm và có thể ăn vài lát gừng để tăng hiệu quả điều trị.
Với những trường hợp bị đau họng có đờm do dị ứng, bạn có thể đun sôi gừng với 300ml nước. Kế đến dùng nước này súc miệng nhằm loại bỏ dị nguyên, đồng thời làm dịu niêm mạc hầu họng.
4. Cam thảo giúp giảm đau họng và ho có đờm hiệu quả
Cam thảo là một trong những vị thuốc Đông y nhưng dễ tìm. Thảo dược được dùng để chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và dạ dày. Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, hoạt chất axit glycyrrhizic có trong cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn, vi khuẩn gây nhiễm trùng, kích thích phế quản sản sinh đờm.
Việc sản sinh dịch tiết hô hấp mới giúp làm giảm độ đặc quánh của đờm, từ đó dễ dàng loại bỏ đờm ứ ra bên ngoài. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị vỏ rễ cây dâu và cam thảo mỗi vị 15 gam, lá bồng bồng 10 gam
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc uống
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi tình trạng đau họng có đờm thuyên giảm
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà cam thảo để cải thiện tình trạng đau họng, ho kéo dài:
- Cho 5 gam cam thảo phơi khô vào 300ml nước sôi
- Hãm trong vòng 20 phút rồi uống khi còn ấm
- Bạn có thể nhai rễ cam thảo để tăng tác dụng long đờm, đau họng và giảm ho hiệu quả
5. Nhai lá bạc hà giúp giảm đau họng có đờm
Tận dụng lá bạc hà làm giảm đau họng có đờm là một trong những cách chữa quen thuộc, được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Trong lá bạc hà có chứa menthol tác dụng làm dịu niêm mạc hầu họng, chống viêm và giảm đau.
Ngoài ra, thảo dược này còn chứa axit rosmarinic mang lại hiệu quả trong chống dị ứng, hạn chế bùng phát cơn hen cấp. Do đó, nhai lá bạc hà thường được áp dụng cho người bị đau họng, viêm họng do nhiễm virus, nấm mốc, dị ứng thời tiết và phấn hoa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít lá bạc hà tươi
- Sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Nhai trực tiếp lá bạc hà, nuốt phần nước và nhả bã
Trường hợp thấy khó chịu khi áp dụng mẹo chữa này, người bệnh có thể chuyển sang uống trà bạc hà hoặc xông hơi để làm giảm triệu chứng đau họng, làm loãng đờm.
6. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa đau họng có đờm và các bệnh hô hấp. Theo đó, ăn uống phù hợp, đúng cách không chỉ làm giảm cơn đau ở cổ họng, hạn chế tình trạng viêm, ứ đờm mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau họng:
- Ưu tiên dùng các món ăn mềm, dễ nuốt và tránh gây tổn thương niêm mạc hầu họng như cháo, canh, súp,… Bên cạnh đó, cần hạn chế các món ăn khô, cứng như bánh quy, bánh mì, khoai tây chiên, các loại hạt,…
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin C như dâu tây, cam, quýt, khoai lang, bí đỏ,… Các loại thực phẩm này giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khoẻ tổng thể, đồng thời làm dịu vùng cổ họng bị sưng đau, ứ đờm
- Mỗi ngày nên ăn 1 hũ sữa chua giúp cải thiện tình trạng đau rát, sưng viêm cổ họng. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa lợi khuẩn mang lại hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn, virus có hại.
- Bổ sung các loại gia vị, thực phẩm có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn như thì là, củ nghệ, gừng, mật ong, sả,…
- Tránh dùng thức uống lạnh, nước ngọt có gas, bia rượu, thức uống chứa caffeine.
- Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ
- Uống nhiều nước, có thể dùng trà mật ong, trà bạc hà, nước cam,…. để giúp làm dịu cổ họng và loãng đờm.
Việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học với những cách chữa đau họng có đờm trên giúp tăng tác dụng chữa trị, làm giảm nhanh triệu chứng, hạn chế bệnh tái phát.
7. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng được xem là một trong những yếu tố tác động đến chuyển biến của bệnh đau họng có đờm và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Vì vậy, khi bị đau rát họng, bạn nên thay đổi, điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt như sau:
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, virus trong khoang miệng.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là ở vùng cổ
- Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bạn nên cân nhắc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp làm dịu cổ họng và niêm mạc mũi
- Cần thay đổi một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh như hít khói thuốc lá thụ động, hút thuốc lá, giao tiếp quá nhiều, tắm nước lạnh, la hét,…
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như lông chó mèo, phấn hoa, hoá chất,…
- Dùng máy lọc không khí, thường xuyên vệ sinh nhà cửa và trồng nhiều cây xanh nhằm nâng cao chất lượng không khí, hỗ trợ điều trị đau họng có đờm và một số bệnh hô hấp bùng phát.
- Vệ sinh tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Không dùng chung vật dụng sinh hoạt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.
Một số lưu ý khi chữa đau họng có đờm tại nhà
Các cách chữa đau họng có đờm tại nhà có tác dụng làm dịu tình trạng sưng đỏ, đau rát ở niêm mạc hầu họng, loãng đờm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng họng lan rộng sang những vùng lân cận. Bên cạnh đó, việc áp dụng các mẹo này thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa một số bệnh đường hô hấp khác.
Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm cũng như hạn chế một số rủi ro phát sinh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chữa đau họng có đờm bằng các mẹo tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, trong một số trường hợp cần thiết, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc Tây và chăm sóc đúng cách để điều trị bệnh dứt điểm.
- Để đạt được hiệu quả chữa trị, bạn cần thực hiện các cách chữa tại nhà đều đặn trong vòng 7 ngày để cảm nhận cải thiện lâm sàng. Việc thực hiện không đều đặn có thể làm giảm tác dụng điều trị, từ đó khiến tình trạng đau họng kéo dài và nghiêm trọng hơn.
- Trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường khi áp dụng các mẹo chữa đau họng có đờm tại nhà, bạn cần ngưng thực hiện và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết để thăm khám và xử lý đúng cách.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, tình trạng đau họng có đờm có thể thuyên giảm sau 7 ngày nếu được điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp đau họng diễn tiến nghiêm trọng và đi kèm với một số biểu hiện khác, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các triệu chứng sau:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sốt cao trên 38.5 độ C
- Khó thở
- Ớn lạnh
- Khó nuốt
- Nổi hạch ở cổ
- Đau nhức tai và một số cơ quan lân cận
- Đau họng kéo dài trên 7 ngày
Bài viết đã tổng hợp 7 cách chữa đau họng có đờm tại nhà khỏi nhanh chóng và một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất và hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất kỳ cách chữa nào.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!