Mẹo Chữa Chàm Sữa Cho Bé Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa chàm sữa cho bé bằng dầu dừa là một trong những mẹo hiệu quả và an toàn được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Không chỉ hiệu quả mà biện pháp này cũng dễ thực hiện, đơn giản và không tốn kém nhiều tiền bạc, công sức. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết dùng dầu dừa ra sao, phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng bằng các biện pháp dưới đây.

Công dụng của dầu dừa trong việc điều trị bệnh chàm sữa
Chàm sữa là một trong những dạng bệnh chàm da phổ biến, xảy ra chủ yếu ở trẻ em với các triệu chứng đặc trưng như da khô ráp, ửng đỏ, ngứa ngáy, bong tróc và tiết nhiều chất dịch màu vàng… Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ngoài da mà còn gây nhiều triệu chứng toàn thân như khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc nhiều, ngủ không ngon, bỏ ăn… từ đó gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ.
Việc điều trị căn bệnh này không hề dễ dàng vì nó được đánh giá có liên quan mật thiết đến các tác nhân dị ứng như biến đổi gen, di truyền, cơ địa dị ứng, tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm dị ứng, lông chó mèo, thời tiết thay đổi, bụi mịn, nguồn nước bẩn, dị ứng thức ăn…
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu muốn điều trị tận gốc bệnh chàm sữa ở bé, phụ huynh cần phải cách ly trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh. Đồng thời, kết hợp với việc chăm sóc, vệ sinh hằng ngày bằng những sản phẩm có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa…

Bên cạnh các biện pháp chuyên sâu điều trị triệu chứng chàm sữa, bố mẹ cũng có thể áp dụng mẹo chữa dân gian, điển hình là dùng dầu dừa để cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da của trẻ. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong dầu dừa có chứa hàm lượng cao các dưỡng chất quý với khả năng:
- Giảm thiểu tình trạng viêm da, giảm ngứa và khô da: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống lại quá trình oxy cao nhờ hoạt chất Polyphenols và Phytonutrients quý.
- Tránh sự tích tụ vi khuẩn trên da: Hàm lượng cao axit lauric trong dầu dừa có khả năng điều hòa sức đề kháng trên làn da, tránh đi sự tích tụ vi khuẩn trên vùng da bị chàm sữa của trẻ. Đây là một dạng chất béo bão hòa rất có lợi cho sức khỏe và cơ thể cũng rất dễ dàng hấp thụ.
- Cấp ẩm cho da: Hàm lượng vitamin E cao trong dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, phục hồi độ đàn hồi cần thiết và tăng cường sức đề kháng bảo vệ làn da.
Bên cạnh những công dụng hiệu quả điều trị bệnh chàm sữa cho bé, sử dụng dầu dừa còn giúp người bệnh đạt được những lợi ích như lành tính và an toàn. Hầu hết các trường hợp sử dụng dầu dừa để chữa chàm sữa đều không gây ra tình trạng kích ứng cho làn da của sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các biện pháp chữa chàm sữa cho bé bằng dầu dừa hiệu quả
Một số biện pháp dùng dầu dừa chữa trị bệnh chàm sữa hiệu quả, dễ thực hiện như:
1. Bôi dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa
Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bố mẹ nên sử dụng dầu dừa nguyên chất để bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa. Đây là cách làm đơn giản và dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức. Lưu ý nên bôi dầu dừa lên vùng da bị tổn thương sau khi trẻ vừa tắm xong, vì đây là lúc làn da còn giữ được độ ẩm, lỗ chân lông còn hở ra.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị chàm sữa bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng. Nếu vùng da bị chàm sữa lan rộng toàn thân thì tắm sạch cho trẻ bằng xà phòng có tính dịu nhẹ.
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa đều rồi bôi lên vùng da bị chàm sữa. Massge nhẹ nhàng để các dược chất trong dầu dừa thấm sâu vào trong da của trẻ.
- Đợi khoảng 5 phút cho da khô tự nhiên rồi mặc quần áo lại cho trẻ bình thường.
- Khuyến khích thực hiện mẹo này 2 lần/ ngày, sáng và tối. Kiên trì thực hiện 2 – 3 tuần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

Lưu ý: Trước khi bôi dầu dừa, mẹ phải thấm khô hoàn toàn nước trên da của bé. Nếu thoa vào buổi sáng thì sau khoảng 2 tiếng nên tắm lại cho trẻ bằng nước ấm, vì da bôi dầu dừa rất bết dính, dễ tích tụ bụi bẩn.
2. Kết hợp dầu dừa và bột yến mạch pha nước tắm cho bé
Yến mạch là một trong những loại nguyên liệu có khả năng cấp ẩm, hấp thụ dầu thừa và các loại vi khuẩn trên làn da. Không những vậy, trong yến mạch còn chứa hoạt chất avenanthramide kháng viêm tự nhiên và kích thích phục hồi nhanh chóng những tổn thương trên da. Đây cũng là một loại nguyên liệu rất lành tính và càng tăng hiệu quả điều trị bệnh chàm sữa khi kết hợp với dầu dừa.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 100mg bột yến mạch và 100ml dầu dừa.
- Trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt.
- Làm sạch vùng da bị chàm sữa của bé rồi thoa đều hỗn hợp này lên da. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu vào da.
- Để da nghỉ và thư giãn trong khoảng 15 phút, đợi da khô thì vệ sinh lại bằng nước sạch.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 2 – 3 tuần sẽ giúp các triệu chứng chàm sữa trên da của trẻ dần dần biến mất.
3. Dầu dừa kết hợp với lá trầu không
Lá trầu không được biết đến như một loại lá dược liệu có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên và được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý ngoài da, đó có bệnh lý chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi kết hợp lá trầu không và dầu dừa sẽ làm tăng hiệu quả điều trị các vết chàm sữa.

Cách thực hiện
- Dùng một nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
- Cho lá trầu không vào cối và giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Ngày đầu tiên sử dụng nước cốt lá trầu không bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Đến ngày thứ hai thì dùng dầu dừa bôi lên da và cứ lặp đi lặp lại thói quen này trong vòng vài tuần giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
4. Dùng dầu dừa để chế biến thức ăn
Hằng ngày, sử dụng một lượng nhỏ dầu dừa để chế biến thức ăn sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng chàm sữa. Tuy nhiên, do cơ địa của trẻ và khả năng hấp thụ của dạ dày còn yếu kém nên mỗi lần sử dụng chỉ lấy một lượng nhỏ. Mẹ có thể trộn dầu dừa vào trong sữa chua hoặc thức ăn dặm của trẻ. Cho trẻ sử dụng dầu dừa liên tục 2 – 3 tuần để đạt được sự cải thiện hiệu quả trên làn da của trẻ.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa để chữa bệnh chàm sữa cho bé
Dầu dừa tuy lành tính và đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh chàm sữa nhưng cũng rất dễ gây ra nhiều rủi ro ngoài ý muốn nếu sử dụng sai cách. Do đó, nếu quyết định sử dụng dầu dừa để trị bệnh chàm sữa cho bé, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

- Chọn mua dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không pha lẫn tạp chất để đảm bảo hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ vì làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm.
- Nên thử bôi thử một lượng dầu dừa nhỏ lên da của trẻ, nếu không thấy phản ứng bất thường nào thì mới tiếp tục sử dụng lên những vùng da rộng hơn.
- Chỉ sử dụng dầu dừa vài lần trong tuần, tránh lạm dụng vì có thể gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, khiến cho làn da bị viêm, tăng nặng mức độ bị viêm da.
- Chỉ áp dụng mẹo này tối đa trong vòng 2 – 3 tuần. Khi thấy các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm nên dừng sử dụng để tránh gây ra những rủi ro ngoài ý muốn cho làn da của bé.
- Trước khi bôi dầu dừa lên da, bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm sữa để tránh những tổn thương lan rộng.
- Hiệu quả trị bệnh chàm sữa của dầu dừa đối với từng trẻ là không giống nhau, có trẻ khỏi bệnh nhanh nhưng cũng có trẻ hết bệnh chậm. Vì vậy, cần phải kiên trì thực hiện với tuần suất thường xuyên và đúng cách mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Chỉ áp dụng mẹo chữa bệnh chàm sữa bằng dầu dừa chỉ phù hợp với những trẻ mắc bệnh nhẹ, không có các triệu chứng như sưng đỏ, lở loét, tiết dịch, viêm nhiễm.
- Kết hợp với việc vệ sinh và chăm sóc da cho bé hằng ngày. Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì người mẹ nên tránh các loại thực phẩm dị ứng như thịt gà, hải sản… Còn trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm thì phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, uống nhiều nước để duy trì sức khỏe làn da.
Hy vọng với 4 mẹo dùng dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ trong bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh có thêm các kiến thức hữu ích trong trị bệnh cho con em mình. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án chữa trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!