Chữa Bệnh Vảy Nến Bằng Lá Lốt Với 3 Cách Tại Nhà

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt tại nhà đối với trường hợp nhẹ. Cách làm này vừa đơn giản, dễ thực hiện lại tiết kiệm được chi phí điều trị, được đông đảo bệnh nhân quan tâm, áp dụng. Tuy nhiên nếu tình trạng vảy nến trên da lan rộng, thể vảy nến nặng như đỏ da toàn thân, viêm khớp vảy nến, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị y tế.

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt có tốt không?

Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, đeo bám người bệnh dai dẳng và khi gặp điều kiện thuận lợi lại tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống. Bạn có thể phát hiện bệnh thông qua những tổn thương da, đặc biệt là triệu chứng nổi mẩn, bong tróc da từng lớp vảy trắng.

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt có tốt không?
Chữa vảy nến với lá lốt là biện pháp đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà

Hiện nay, để điều trị vảy nến có nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng thuốc Tây tại chỗ cho hiệu quả nhanh hoặc áp dụng thuốc Đông y điều trị kéo dài, phòng tái phát. Bên cạnh đó, phương pháp dùng thảo dược dân gian vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên của người bệnh. Bởi hầu hết các bài thuốc đều lành tính và ít gây tác dụng phụ.

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là một trong những mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay. Không chỉ được dùng trong chế biến món ăn, lá lốt còn là loại thảo dược được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề về da liễu. Theo ghi chép Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, hình dạng gần giống với lá trầu không.

Tác dụng mà lá lốt mang lại như giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, khử độc cho cơ thể. Nhờ đó, từ lâu loại cây này được tận dụng điều trị các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng như bệnh xương khớp, bệnh vảy nến,…Bên cạnh đó, qua một số nghiên cứu của Y học hiện đại cho thấy, trong lá lốt còn chứa các chất hóa học có lợi, giúp hỗ trợ điều trị vảy nến, cụ thể:

  • Chất alkaloid: Chất này được biết đến với công dụng chống dị ứng, giảm ngứa và tiêu sừng đối với trường hợp vảy nến da. Ngoài ra, alkaloid còn có hiệu quả giảm viêm, ức chế hoạt động sản xuất tế bào sừng trên da.
  • Benzyl axetat và beta caryophylen: Hai hoạt chất này có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm dịu tổn thương, giảm tình trạng bong vảy và ngứa ngáy,…
  • Vitamin: Trong lá lốt chứa một số loại vitamin như vitamin C, A, E có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa da, giúp tái tạo tế bào và làm lành tổn thương nhanh chóng.

Đây là những yếu tố lý giải vì sao lá lốt được tận dụng trong điều trị chứng vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp điều trị bệnh nhân mắc vảy nến nhẹ, các tổn thương mới hình thành. Trường hợp vảy nến nặng cần điều trị chuyên sâu. Ngoài ra, do thảo dược thiên nhiên nên biện pháp chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

3 Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt tại nhà siêu đơn giản

Chữa vảy nến bằng lá lốt được truyền tai nhau thực hiện với đa dạng cách thức. Chẳng hạn như sử dụng lá lốt xông hơi, tắm, sắc thuốc uống,…Bạn đọc có thể tham khảo 3 cách phổ biến dưới dây, chọn ra biện pháp phù hợp nhất đề điều trị tại nhà:

1. Xông hơi, tắm nước lá lốt chữa vảy nến

Sử dụng lá lốt xông hơi hoặc dùng nước nấu từ lá lốt tắm là cách đơn giản giúp đẩy lùi các triệu chứng vảy nến khó chịu. Các tinh chất có trong thảo dược sẽ bay hơi và lan ra trong nước, tiếp cận và thẩm thấu vào da giúp tiêu diệt hại khuẩn, phòng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.

3 Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt tại nhà siêu đơn giản
Dùng lá lốt nấu nước xông hơi, ngâm rửa hoặc tắm trị vảy nến

Ngoài ra, cách làm này cũng góp phần thúc đẩy vết thường nhanh chóng hồi phục, giảm tình trạng sưng tấy, sần sùi trên da hiệu quả. Bạn có thể thực hiện với các bước đơn giản như sau:

  • Sử dụng khoảng 1 nắm lá lốt tươi không bị dập úng, ngâm với nước muối loãng vài phút để loại bỏ tạp chất, rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Cho lá lốt vào trong nồi nấu với lượng nước vừa đủ, nếu dùng nước tắm thì dùng lượng nước nhiều hơn.
  • Lưu ý trước khi cho lá lốt vào nồi nên vò sơ cho tinh dầu trong thảo dược dễ lan ra trong nước.
  • Sau khi sôi được vài phút có thể lấy ra xông hơi khu vực da bị vảy nến. Phần nước sau khi nguội còn âm ấm dùng tắm làm sạch da.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày đến khi thấy vảy nến khô mặt và thuyên giảm.

2. Đắp lá lốt chữa bệnh vảy nến tại nhà

Ngoài biện pháp xông hơi và tắm nước nấu từ lá lốt, bạn có thể sử dụng lá lốt tươi đắp lên da chữa vảy nến. Cách làm này phù hợp với tình trạng vảy nến khu trú trên da ở những vị trí dễ tiếp cận như tay, chân,…Việc đắp nước thuốc trực tiếp lên vị trí tổn thương giúp sát khuẩn cho da, làm sạch và thúc đẩy da phục hồi mau chóng hơn. Thực hiện theo cách sau:

  • Bạn sử dụng khoảng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng.
  • Sau khi vớt để ráo nước thì cho vào cối giã nhuyễn với một ít muối ăn.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ, tiến hành đắp hỗn hợp lá lốt lên da.
  • Để yên khoảng 20-30 phút, có thể cố định lại bằng băng gạc nếu vị trí dễ băng.
  • Sau đó rửa lại da với nước sạch, thấm khô bằng khăn mềm.
  • Với cách làm này, bạn có thể áp dụng mỗi ngày 2 lần sáng và tối để góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị vảy nến.

3. Chữa bệnh vảy nến bằng nước sắc từ lá lốt

Bên cạnh hai biện pháp chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt ngoài da, bạn có thể áp dụng cách sắc thuốc từ thảo dược này để cải thiện tình trạng bên trong. Các chất có trong lá lốt giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời cải thiện sức đề kháng phòng ngừa bệnh tái phát. Cách làm đơn giản như sau:

3 Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt tại nhà siêu đơn giản
Uống nước lá lốt nấu giúp loại bỏ độc tố, trị vảy nến từ bên trong
  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, tiến hành rửa sạch như hai cách trên.
  • Sau đó cho vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Tiếp đến cho nước cốt vào nồi, đổ thêm 50ml nước lọc, đun sôi.
  • Đợi cho thuốc nguội dùng uống trực tiếp, áp dụng mỗi ngày 1 lần.

Trên đây là 3 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà với nguyên liệu là lá lốt. Bạn đọc có thể tham khảo thực hiện. Tuy nhiên trước khi áp dụng bạn nên kiểm tra tình trạng vảy nến. Nếu có vết thương hở hoặc khu vực vảy nến lan rộng, có dấu hiệu biến chứng nên can thiệp y tế để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt tại nhà

Vảy nến mới khởi phát có thể kiểm soát bằng cách dùng thảo dược thiên nhiên. Với mẹo chữa bằng lá lốt, bạn có thể áp dụng theo các cách từ sát khuẩn ngoài da đến điều trị từ bên trong. Để việc điều trị diễn ra suôn sẻ, an toàn, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Vệ sinh khu vực vảy nến sạch sẽ trước khi áp dụng. Chọn nguyên liệu sạch, không nhiễm hóa chất hay phân thuốc, không dùng lá lốt bị dập úng.
  • Vì mẹo chữa dân gian nên hiệu quả chậm hơn so với thuốc tân dược. Ngoài ra, với mỗi thể trạng, cơ địa khác nhau hiệu quả cũng sẽ không giống nhau. Do đó, người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định.
  • Không lạm dụng, chỉ dùng với liều lượng vừa đủ. Không tự ý kết hợp nhiều vị thuốc hoặc cách chữa nếu chưa được người có chuyên môn hướng dẫn, tránh gặp tương tác nguy hại.
  • Song song với điều trị, bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học hơn. Nhằm tránh kích ứng khiến vảy nến trở nên nghiêm trọng, bạn nên tránh các món nhiều dầu mỡ, chiên xào. Đồng thời nên hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực, căng thẳng khiến bệnh có điều kiện trở nặng nhanh chóng hơn. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không thức quá khuya.
  • Tập thể dục rèn luyện cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể. Điều này góp phần giúp bạn phòng ngừa được các nguy cơ bệnh vảy nến tái phát sau điều trị.
  • Nếu áp dụng mẹo chữa một thời gian nhưng không nhận thấy vảy nến cải thiện, bạn nên thăm khám và tìm hướng điều trị khác phù hợp hơn.

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là mẹo đơn giản, tuy nhiên chỉ phù hợp cho tình trạng nhẹ. Nếu trên cơ thể bạn có nhiều mảng vảy nến, xuất hiện dịch mủ hoặc vết thương hở nên can thiệp điều trị y tế. Bởi một số thể vảy nến nặng có khả năng biến chứng, nhất là thể viêm khớp vảy nến, đỏ da toàn thân, vảy nến mủ diện rộng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...