Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Với Cách Thực Hiện Đơn Giản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là mẹo dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, lành tính và dễ thực hiện. Để tăng hiệu quả điều trị của bài thuốc này, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu có dược tính tương tự như muối, gừng, chanh, phèn chua…
Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Lá trầu không được biết đến là loài thực vật phổ biến ở Việt Nam và được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Trong đó có thể kể đến mẹo dùng lá trầu không trong các bài thuốc chữa bệnh phụ khoa ở nữ giới, bệnh xương khớp, đau đầu, táo bón và có cả các bệnh da liễu như bệnh tổ đỉa, nổi mề đay, viêm da cơ địa, hắc lào, ghẻ ngứa…

Trong đó, bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa, đây là một dạng của bệnh chàm Eczema. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như xuất hiện những đốm mụn nước sâu, có kích thước nhỏ li ti, cứng, khó vỡ và thường mọc khu trú tại bàn tay, bàn chân. Bên cạnh những tổn thương ngoài da, triệu chứng tổ đỉa còn kéo theo cơn ngứa ngáy dữ dội khó chịu.
Theo ghi chép trong Đông y, lá trầu không có mùi thơm nồng, vị cay chát và tính ấm. Lá không chỉ được sử dụng để khu phong tán hàn, hành khí, giảm ngứa, chỉ thống (giảm đau) mà còn kích thích làm săn se những tổn thương trên da, giảm thiểu mức độ lở loét.
Còn theo y học hiện đại, lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất như methyl eugenol, estragol, cineol có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn cùng một số hoạt chất có đặc tính kháng sinh, chống nấm tự nhiên mạnh, hoạt chất tanin có khả năng làm săn da, giúp vết thương lành lại nhanh chóng.
Chính vì vậy, dù xét ở khía cạnh nào thì sử dụng lá trầu không để chữa bệnh tổ đỉa nói riêng hay các bệnh lý da liễu nói chung là biện pháp được đánh giá cao, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát do nổi mụn nước và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Mặc dù mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không được đánh giá khá cao về công hiệu chữa bệnh, an toàn lành tính, tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát. Còn trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải được can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu do bác sĩ chỉ định.
Hướng dẫn các cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Từ xa xưa, dân gian đã biết sử dụng lá trầu không bằng nhiều cách khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa, điển hình như dùng trực tiếp lá trầu không, nấu nước tắm, ngâm rửa, đắp lá trầu không sao nóng hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.
1. Ngâm rửa vết thương bằng lá trầu không
Đây là mẹo có cách thực hiện đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Áp dụng đúng cách và kiên trì đều đặn thường xuyên sẽ giúp làm giảm cơn ngứa ngáy, làm dịu và mềm da, giảm khô ráp, bong tróc và hỗ trợ phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh nên áp dụng mẹo này vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất, hạn chế bùng phát triệu chứng ngứa ngáy vào ban đêm.
Không những vậy, áp dụng mẹo này thường xuyên còn giúp ức chế tình trạng lây lan các tổn thương trên da, ngăn ngừa biến chứng bội nhiễm và ức chế sự bùng phát của các ổ khuẩn, nấm gây tổ đỉa trên bề mặt da.

Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, không sâu rầy hay lẫn hóa chất.
- Đem rửa sạch cho hết cát đất rồi ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút để diệt sạch vi khuẩn.
- Đun sôi nồi nước 2 lít và cho lá trầu không vào nấu lên. Khi nước sôi bùng lên thì cho vào 1 thìa muối hạt, đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước lá ra thau, đợi cho nguội bớt hoặc thêm vào một ít nước lạnh để nước ấm lại.
- Tiến hành ngâm rửa vùng da tay, da chân bị tổ đỉa, massage nhẹ nhàng cho đến khi nước nguội hẳn.
- Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể dùng bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý khi chà xát phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các đốm mụn nước hay chảy máu.
2. Đắp hỗn hợp lá trầu không và muối biển
Bên cạnh mẹo chữa tổ đỉa bằng cách ngâm rửa nước lá trầu không, bạn cũng có thể áp dụng mẹo đắp trực tiếp lên da để tăng hiệu quả điều trị cao nhất. Trong đó, muối biển có tác dụng sát khuẩn tự nhiên mạnh và giảm ngứa ngáy nhanh. Kết hợp với lá trầu không còn làm tăng hiệu quả gấp nhiều lần, ức chế nhiễm trùng lây lan sang các vùng da xung quanh.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 3 – 5 lá trầu không tươi được trồng tự nhiên, không hóa chất.
- Rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng để diệt sạch vi khuẩn cùng bụi bẩn bám trên lá.
- Giã nhuyễn lá trầu không cùng 1 thìa muối hạt để tạo thành hỗn hợp đặc vừa phải.
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn, thấm khô nước và đắp trực tiếp hỗn hợp này lên da và để yên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Khi đắp hỗn hợp này lên vùng da bị tổ đỉa, cảm giác đầu tiên là gây kích ứng nhẹ, đau rát, nóng xót. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng hết sức bình thường của làn da khi bị các hoạt chất tinh dầu trong lá trầu không cùng muối hạt tác động vào.
3. Kết hợp lá trầu không với phèn chua
Bên cạnh muối hạt thì phèn chua cũng là nguyên liệu được biết đến với khả năng diệt khuẩn, sát trùng, giảm ngứa ngáy và làm săn da rất tốt. Chính vì vậy, khi kết hợp với phèn chua càng làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh lý ngoài da, điển hình là bệnh tổ đỉa với những các mụn nước sâu, ngứa ngáy.

Cách thực hiện
- Dùng 10 lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
- Đặt nồi nước 2 lít lên bếp, nấu sôi lên rồi vò nát lá trầu không cho vào nồi. Khi nước sôi bùng trở lại thì cho phèn chua vào, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, hòa vào một ít nước lạnh sao cho nhiệt độ nước lá vừa phải để tiến hành ngâm rửa tay chân bị tổ đỉa.
- Ngâm rửa đến khi nước nguội hẳn thì dùng bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên da để tăng hiệu quả điều trị.
4. Kết hợp tỏi với lá trầu không
Nếu như lá trầu không có khả năng làm mềm da, giảm ngứa ngáy và bong tróc thì tỏi lại là nguyên liệu có đặc tính sát trùng và diệt khuẩn cao. Chính vì vậy, sự kết hợp của 2 loại nguyên liệu này làm tăng khả năng điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da, hỗ trợ ức chế sự phát triển và lây lan của các ổ khuẩn, nấm trên bề mặt. Đồng thời, thực hiện thường xuyên còn giúp cải thiện rõ rệt cơn ngứa ngáy âm ỉ khó chịu.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không và 4 – 5 tép tỏi. Sơ chế nguyên liệu kỹ càng, lá trầu không rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng, còn tỏi thì bóc sạch vỏ.
- Lá trầu không vò cho hơi nát, còn tỏi thì đập dập.
- Nấu sôi nồi nước 2 lít rồi cho lá trầu không cùng tỏi vào nồi, nấu sôi lên trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, pha thêm vào một ít nước lạnh để nước bớt nóng rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Kiên trì thực hiện mẹo này 1 – 2 lần/ ngày sẽ giúp đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.
5. Lá trầu không kết hợp với củ gừng
Theo ghi chép trong Đông y, củ gừng (sinh khương) có tác dụng sát trùng mạnh, kháng viêm và giảm đau nhức rõ rệt. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa lá trầu không và gừng chính là mẹo hiệu quả có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm men trên bề mặt da cũng như giảm thiểu ngứa ngáy.

Cách thực hiện
- Rửa sạch 5 lá trầu không tươi, gọt sạch một củ gừng.
- Giã nát 2 nguyên liệu này cùng nhau, cho vào 50ml nước và lọc lấy nước cốt.
- Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn, dùng tăm bông thấm nước cốt thoa đều lên da rồi để yên cho da thư giãn 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Nếu mụn nước gây ngứa ngáy nhiều trên da thì người bệnh nên dùng bã lá trầu không và gừng chà xát hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
6. Đắp lá trầu không sao nóng
Sao nóng lá trầu không và đắp lên vùng da bị tổ đỉa là mẹo dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng, nhất là trong giai đoạn những đốm mụn nước trên da đã bị vỡ, khô ráp, bong tróc vảy. Bởi theo y học dân gian, lá trầu không đã được sao nóng có tác dụng kích thích hệ thống dây thần kinh trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhờ đó ức chế khả năng truyền tín hiệu từ tay lên não bộ, giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy hiệu quả.
Không những vậy, hơi nóng tỏa ra từ lá trầu không mang theo các tinh chất quý dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong lớp trung bì, hạ bì, nhờ đó cải thiện hiệu quả những tổn thương trên bề mặt da bị tổ đỉa.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, không sâu rầy và rửa sạch, vớt ra để ráo nước.
- Cho vào chảo nóng sao vàng lên, đến khi lá tỏa mùi thơm là được.
- Dùng một tấm vải mỏng, sạch và bọc hết lá trầu không vào trong khăn rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa.
- Kiên trì thực hiện vài lần trong ngày, đặc biệt là khi các triệu chứng bùng phát mạnh để đạt được hiệu quả rõ rệt.
7. Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm
Rau răm là loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nấu nướng để làm tăng hương vị cho các món ăn. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính kháng khuẩn chống viêm tự nhiên trong rau răm kết hợp với lá trầu không có tính sát trùng, làm dịu da, giảm bong tróc và giảm ngứa nên bài thuốc này được rất nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện
- Chuẩn bị 30g lá trầu không và 30g lá rau răm rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng để diệt sạch vi khuẩn.
- Đun nồi nước 2 lít, đợi cho sôi lên thì cho lá trầu không và lá rau răm vào, đợi cho nước sôi bùng lên khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước lá cho ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay chân bị tổ đỉa.
- Rửa sơ lại bằng nước ấm, thấm khô bằng khăn bông và bôi kem dưỡng ẩm (nếu có).
Những điều cần lưu ý khi áp dùng mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Lá trầu không là loại dược liệu tự nhiên có chứa các hoạt chất tiêu viêm, chống khuẩn, giảm ngứa ngáy và làm dịu da. Áp dụng mẹo chữa tổ đỉa bằng loại lá này còn được đánh giá cao về hiệu quả chữa trị, có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ và lành tính với cơ địa của người Việt Nam. Không những vậy, phương pháp chữa bệnh này lại không quá tốn kém, cách thực hiện lại dễ dàng mà không tốn nhiều công sức.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì mẹo dân gian chữa chàm tổ đỉa bằng lá trầu cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trị bệnh cao và khắc phục các hạn chế, người bệnh cần tuân thủ thực hiện một số lưu ý sau:
- Công dụng chữa trị tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ phát huy công dụng với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, triệu chứng đơn giản. Nếu bệnh nặng, tổn thương lở loét, viêm nhiễm không nên dùng mẹo này, thay vào đó nên can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu dưới sự theo dõi của bác sĩ.
- Hiệu quả của phương pháp này cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm cơ địa của từng người bệnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và chế độ chăm sóc hằng ngày. Bởi trên thực tế đây chỉ là mẹo dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có khả năng điều trị dứt điểm, vì vậy nên tránh phụ thuộc tuyệt đối.
- Trước khi sử dụng lá trầu không lên làn da bị bệnh, bạn cần rửa sạch và ngâm kỹ lâu trong nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn.
- Tinh chất trầu không có tác dụng diệt khuẩn mạnh nên dễ gây ra cảm giác nóng rát, đau xót trên làn da. Vì vậy, nếu bạn có cơ địa làn da mỏng, nhạy cảm hay dễ dị ứng không nên áp dụng mẹo này.
- Hiệu quả của mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không thường đến chậm hơn so với các loại thuốc tân dược. Nếu áp dụng người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả rõ rệt.
- Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần phối hợp mẹo dân gian này với các biện pháp chữa trị chuyên sâu như bôi thuốc điều trị tại chỗ, thuốc uống điều trị toàn thân và thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để tăng sức đề kháng cho làn da.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là da tay bằng các loại dung dịch tẩy rửa thông dụng.
- Hạn chế tối đa việc dùng móng tay hay vật cứng nhọn để cào gãi, chà xát mạnh lên các đốm mụn nước để làm tăng nặng các tổn thương, làm vỡ mụn nước chảy dịch, tăng nguy cơ bội nhiễm và tạo ra sẹo thâm vĩnh viễn.
- Tránh để da tay tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hay yếu tố kích thích như hóa chất công nghiệp, nước tẩy rửa sinh hoạt, dung môi, kim loại, môi trường ô nhiễm… Nếu phải tiếp xúc hãy nhớ đeo găng tay, đi ủng cao su.
- Thăm khám định kỳ thường xuyên theo lịch của bác sĩ để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Nếu bệnh không được cải thiện sau một thời gian điều trị bằng các mẹo dùng thảo dược nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn điều trị bằng phương pháp khác phù hợp, hiệu quả hơn.

Hy vọng với 7 mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không được tổng hợp trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm một số kinh nghiệm chữa trị bệnh tại nhà đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng, do đó để đạt được hiệu quả cao bạn cần kết hợp với việc dùng thuốc đúng liều và chăm sóc khoa học theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!