Chế Độ Ăn Uống Cho Bệnh Nhân Suy Thận Mạn Tính Tốt Nhất

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận mạn tính đóng vai trò quan trọng quá trình điều trị bệnh. Bởi các thực phẩm được cơ thể tiêu thụ có thể tác động trực tiếp và làm thay đổi các chỉ số xét nghiệm, đánh giá cải thiện chức năng thận. Do đó, trong thời gian điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Vai trò chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh suy thận mạn tính

Suy thận mãn tính đề cập đến tình trạng chức năng thận suy giảm trong thời gian dài và gần như không thể phục hồi. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thanh lọc, đào thảo độc tố và khả năng lọc máu. Lâu dần khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thực tế cho thấy, suy thận mãn tính có nguy cơ khởi phát cao ở người bị tiểu đường, cao huyết áp,…

Chế Độ Ăn Uống Cho Bệnh Nhân Suy Thận Mạn Tính Tốt Nhất
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận mạn tính đóng vai trò quan trọng quá trình điều trị bệnh

Bên cạnh áp dụng phương pháp y tế thì chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian chạy thận, đồng thời hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Thực tế cho thấy có đến 40% trường hợp bệnh nhân bị suy thận có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là kiêng khem quá mức, không bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể.

Đối với những trường hợp bị suy thận nói chung và suy thận mãn tính nói riêng được xây dựng chế độ ăn thấp protein. Đây là chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế tăng nồng độ ure trong máu, hạn chế áp lực lên thận và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh sẽ giúp cho bệnh nhân:

  • Tăng khả năng đào thải các độc tố trong quá trình điều trị nội khoa cùng với các nhóm thuốc khác nhau
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị ngoại khoa phải thực hiện một số xâm lấn liên quan
  • Kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng thừa cân – béo phì và mắc một số bệnh lý khác
  • Giảm áp lực lên cơ quan tiêu hoá, đồng thời tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
  • Ngăn ngừa các biểu hiện suy thận tiến triển nặng hơn, từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học còn hỗ trợ chức năng tim mạch, làm chậm quá trình lão hoá, kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp hiệu quả.

Ngược lại chế độ dinh dưỡng không khoa học, lành mạnh có thể khiến người bệnh:

  • Tăng nguy cơ nhiễm độc khiến các triệu chứng bệnh lý diễn tiến nặng nề hơn
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, không đủ năng lượng để phục hồi chức năng
  • Khó kiểm soát trọng lượng cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác
  • Tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, nhất là sau khi can thiệp ngoại khoa
  • Tăng khả năng tương tác khi dùng thuốc điều trị
  • Gây ức chế hệ thần kinh dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Nhất là trường hợp sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc,…

Có thể nhận thấy, chế độ ăn uống cho người bị suy thận mãn tính cần được lựa chọn kỹ lưỡng, hạn chế tối đa những nhóm thực phẩm không phù hợp, tăng áp lực lên thận và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng. Để đảm bảo quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận mạn tính tốt nhất

Thông thường, chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận mạn tính sẽ tập trung vào điều chỉnh lượng muối, đạm, tinh bột, chất béo và các nguyên tố vi lượng. Theo đó, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng này trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh lý diễn tiến nghiêm trọng.

Dưới đây là chế độ ăn uống dành cho người bị suy thận:

1. Ưu tiên các thực phẩm chứa ít natri và muối

Natri là nguyên tố vi lượng có trong cấu trúc của muối. Khi chức năng thận suy giảm, lúc này lượng natri trong cơ thể không được đào thải ra ngoài mà tồn đọng lại. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, điển hình là tăng huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị suy thận mạn tính chỉ tiêu thụ khoảng 2.3mg natri/ ngày. Bên cạnh đó, việc chế biến các món ăn chứa nhiều muối cần được hạn chế nhằm đảm bảo không vượt quá mức tiêu thụ khuyến cáo.

Ưu tiên các thực phẩm chứa ít natri và muối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị suy thận mạn tính chỉ tiêu thụ khoảng 2.3mg natri/ ngày

Một số thực phẩm chứa ít natri và muối được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như các loại rau xanh, sữa chua, trái cây tươi, thịt tươi được để đông lạnh,…

2. Nhóm thực phẩm chứa protein lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng của người bị suy thận mạn tính không thể thiếu các nhóm thực phẩm chứa protein lành mạnh từ thực vật và động vật. Các thực phẩm chứa hàm lượng protein phù hợp giúp cung cấp lượng calo cần thiết cho cơ thể, tăng cường chức năng thận đáng kể.

Tuy nhiên, trong thời gian điều trị bệnh nên tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải. Bởi ăn quá nhiều đạm có thể làm tăng áp lực lên thận, lượng đạm dư thừa không được đào thải sẽ chuyển hoá và sinh ra ure, acid uric. Theo đó, người bệnh chỉ nên bổ sung khoảng 60 – 90 gam các loại thịt hàng ngày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm chứa protein có giá trị sinh học cao từ nguồn động thực vật như thịt gia cầm, lòng trắng trứng, cá, tôm, cua, các loại đậu,…

3. Nhóm thực phẩm ít kali tốt cho người suy thận mạn tính

Kali là một nguyên tố vi lượng hỗ trợ các dây thần kinh và cơ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp bị suy thận mạn tính, khả năng đào thải lượng kali dư thừa suy giảm, lâu dần dẫn đến tình trạng dư thừa và tái hấp thu vào máu. Nếu vượt quá chỉ số cho phép từ 3,5 – 5mEq/L, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề sức khoẻ khác.

Nhóm thực phẩm ít kali tốt cho người suy thận mạn tính
Người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm chứa làm lượng kali phù hợp như đào, táo, việt quất, kiwi, thảo mộc,…

Do đó, trong quá trình điều trị suy thận mạn tính, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm chứa làm lượng kali phù hợp như đào, táo, việt quất, kiwi, thảo mộc,…

4. Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho

Phot pho được bổ sung vào cơ thể dưới dạng muối hữu cơ hoặc nguyên tố với tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp, mạch máu và các cơ. Tuy nhiên, người bị suy thận nếu tiêu thụ các thực phẩm giàu phot pho có thể dẫn đến tình trạng tích trữ nguyên tố này và ảnh hưởng xấu đến xương khớp như viêm xương khớp, đau nhức xương, xương yếu và dễ gãy khi có tác động từ bên ngoài.

Để hạn chế tình trạng này, người bệnh chỉ nên lựa chọn sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng photpho thấp như các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa từ gạo, mì pasta,…

5. Nhóm thực phẩm chứa lượng tinh bột vừa đủ

Tinh bột là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể, việc bổ sung các thực phẩm chứa tinh bột giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể gây ra tình trạng dư thừa. Ngoài ra, do cấu trúc phức tạp nên tinh bột cần lượng lớn nước để phân giải và tiêu hoá. Do đó, người bệnh cần phải uống nhiều nước hơn so với bình thường. Điều này làm tăng áp lực lên thận, có thể kiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.

Nhóm thực phẩm chứa lượng tinh bột vừa đủ 
Người bệnh có thể dụng các thực phẩm chứa lượng tinh bột vừa phải như gạo lứt, lúa mì đen, khoai lang, khoai tây, cà rốt,…

Chính vì vậy, người gặp các vấn đề về thận nên ưu tiên những loại thực phẩm chứa lượng tinh bột vừa phải như gạo lứt, lúa mì đen, khoai lang, khoai tây, cà rốt,… vào thực đơn hàng ngày.

6. Ưu tiên các thực phẩm chứa chất béo chưa bão hoà

Thức tế cho thấy, chế độ dinh dưỡng dành cho người bị suy thận được kiểm soát chặt chẽ và loại bỏ nhiều thực phẩm có nguồn dưỡng chất dồi dào. Để đảm bảo sức khoẻ cũng như nguồn năng lượng cho cơ thể, người bệnh cần bổ sung các chất béo tự nhiên. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh bổ sung các thực phẩm chứa chất béo tự nhiên.

Bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, nhóm thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ hoạt động tim mạch, chống lại các gốc tự do. Một số thực phẩm chứa chất béo chưa bão hoà có thể kể đến như dầu thực vật, cá hồi, cá trích, dầu ép hạt, phô mai,…

7. Uống đủ nước

Đối với người bị suy thận mạn tính, việc uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước đầu tác động xấu đến thận, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh bổ sung lượng nước phù hợp với tình trạng bệnh lý. Cụ thể, lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu trong 24 giờ + 300 – 500ml (mất qua đường thở, tiết mồ hôi) + lượng dịch mất bất thường (tiêu chảy, sốt, nôn mửa). Lượng nước uống trong ngày bao gồm nước uống thuốc, dịch truyền, canh, các loại nước ép, sữa,…

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người suy thận mạn tính

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị suy thận mạn tính được xây dựng dựa trên mức độ lọc cầu thận cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tuân thủ và duy trì chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người suy thận mạn tính 
Trước khi xây dựng thực đơn, người bệnh cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán để xác định cụ thể mức độ bệnh lý, tình trạng sức khoẻ

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi xây dựng thực đơn, người bệnh cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán tại cơ sở y tế để xác định cụ thể mức độ bệnh lý, tình trạng sức khoẻ.
  • Thực đơn cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm thực phẩm (khoáng chất, chất đạm, glucid, lipid và các vitamin) và được chế biến ở dạng dễ hấp thụ như luộc, hấp, xào, nấu canh,…
  • Người bệnh nên chia các buổi ăn chính thành nhiều bữa nhỏ. Điều này có thể làm giảm tải mức tiêu thụ mỗi lần ăn uống, đồng thời tăng khả năng hấp thu ở người bệnh.
  • Cần lựa chọn các thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa chất độc thực vật và tăng trọng.
  • Người bệnh cần đảm bảo lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo mức độ lọc cầu thận. Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng nhiều gia vị trong món ăn, thay vào đó người bệnh có thể sử dụng các loại thảo mộc.
  • Tiến hành tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đánh giá chức năng. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng người bệnh.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận mạn tính đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa diễn tiến nặng nề của bệnh lý. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý và tình trạng sức khoẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Tin mới

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...
7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu có tác dụng cầm máu, đồng thời...
Đi ngoài ra cục máu đông

Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là...