Chế Độ Ăn Cho Người Xuất Huyết Dạ Dày Cần Lưu Ý Gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Việc ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh dạ dày. Bởi đây là cơ quan trực tiếp đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra chỉ dẫn chi tiết về chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày.
Chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày như thế nào?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh việc điều trị kịp thời, chế độ ăn hợp lý chính là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng phục hồi. Việc ăn uống đúng cách còn giúp phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả. Theo các bác sĩ, chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày thường trải qua 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bắt đầu điều trị xuất huyết dạ dày. Người bệnh có thể phải nhịn ăn trong 24 – 48 giờ đầu. Vì lúc này thức ăn đưa vào dạ dày có thể làm tình trạng tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, người bệnh chỉ nên bổ sung nước với lượng vừa đủ để ngăn ngừa mất nước.
- Giai đoạn 2: Sau thời gian nhịn ăn, người bệnh có thể ăn các món ăn loãng như uống sữa, súp nấu, rau củ ninh nhừ, thịt xay. Mỗi lần ăn với một lượng ít, ăn cách nhau 1 giờ mỗi lần. Sau đó tăng dần lượng ăn theo ngày cho đến khi tình trạng khó chịu giảm hẳn. Theo các bác sĩ, người bệnh chỉ nên uống khoảng 100ml sữa hoặc cháo, súp mỗi lần.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn dạ dày đã tương đối ổn định, chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày có thể trở lại bình thường. Theo đó, bạn có thể ăn cơm và thức ăn với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, vẫn nên ăn với liều lượng vừa đủ để không gây áp lực cho dạ dày.
Thực phẩm người xuất huyết dạ dày nên và không nên ăn
Chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày được chia theo giai đoạn của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn các thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ dạ dày. Chế độ ăn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp năng lượng, vitamin và muối khoáng như acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.
Các thực phẩm nên ăn
Chuyên gia tiêu hóa Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, người bị bệnh lý tiêu hóa nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho niêm mạc dạ dày như:
Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Đau Bụng Không? Các Dấu Hiệu Của Bệnh

- Sữa, trứng: Các loại thực phẩm như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát giúp hình thành lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, có tác dụng trung hòa acid, giảm đau hiệu quả.
- Thực phẩm giàu đạm (thịt nạc, cá): Những món ăn nên chế biến theo hình thức luộc, hấp để dễ tiêu hóa.
- Thực phẩm ít mùi vị: Hãy ăn nhạt, hạn chế gia vị cũng như đồ cay nóng. Nên tăng cường những loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, bánh mỳ, cháo, các loại khoai, củ.
- Sử dụng hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong: Đây là bài thuốc đông y được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh lý dạ dày. Trong nghệ và mật ong có chứa chất kháng viêm, kiềm hóa acid trong dịch vị.
- Các loại ngũ cốc, rau củ màu đỏ, màu xanh đậm: Chúng chứa nhiều vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie.
- Các loại rau củ có chứa chất chống oxy hóa: Bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu bắp được nghiên cứu là có chứa chất chống oxy hóa và giúp ức chế sự phát triển của Hp và giảm viêm dạ dày và ngăn hình thành vết loét.
Thực phẩm nên tránh
Những loại thực phẩm này có thể làm gia tăng vết loét và tác động tiêu cực đến các vết thương có sẵn trong niêm mạc dạ dày. Vì thế, hãy thận trọng với các loại đồ ăn uống như:
- Thực phẩm gây ức chế hoạt động của dạ dày như rượu, bia, cà phê, trà đặc.
- Các loại rau củ già, các gia vị cay nóng như tiêu, ớt…
- Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.
- Thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày, các loại trái cây chua như cam, chanh, quýt, xoài, khế hoặc thực phẩm chua như dấm, mẻ…
- Thực phẩm gây đầy bụng, chướng bụng như dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây, dưa muối, các loại nước ngọt, nước có ga.

Những lưu ý trong ăn uống khi bị xuất huyết dạ dày
Trong quá trình ăn uống, người bị xuất huyết dạ dày còn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo bệnh tình nhanh chóng được thuyên giảm.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (khoảng 4-5 bữa) để trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.
- Ăn chín, uống sôi, nấu kỹ trước khi ăn, nấu chín ninh nhừ và không nên dùng thực phẩm sống.
- Không nên ăn cơm với nhiều canh vì bạn có thể không nhai kỹ thức ăn, gây áp lực cho cơ dạ dày.
- Sử dụng các món ăn ít dầu mỡ, nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh nhừ thay vì các món xào rán.
- Ăn chậm, nhai kỹ, tập trung vào bữa ăn. Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách báo làm giảm khả năng bài tiết của nước bọt, khó tiêu hóa.
- Thư giãn, nghỉ ngơi sau khi ăn, tránh vận động mạnh hoặc chạy nhảy.
- Không để bụng quá đói, dạ dày rỗng hoặc co bóp mạnh hơn gây đau, làm tình trạng xuất huyết gia tăng mạnh hơn.
- Tránh ăn quá đặc hoặc ăn quá lỏng vì dịch vị khó điều tiết, giảm khả năng tiêu hóa.
- Khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu, nôn ra máu tươi,… cần đến phòng khám y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày đóng vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống với lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe lâu dài, ngăn ngừa tái phát bệnh.
Xem thêm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!