Chảy Máu Khi Quan Hệ Tình Dục là dấu hiệu của bệnh gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chảy máu khi quan hệ tình dục thường xảy ra ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, tình trạng này xảy ra do mô sinh dục bị tổn thương, khô âm đạo hoặc mắc một số bệnh bệnh phụ khoa. Tình trạng này cần được chẩn đoán và khắc phục kịp thời tránh phát sinh các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Chảy máu khi quan hệ là do đâu?
Chảy máu khi quan hệ đề cập đến tình trạng cơ quan sinh dục xuất huyết khi “yêu”. Theo đó, các chuyên gia y tế thường dùng thuật ngữ này để mô tả xuất huyết âm đạo – tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau khi quan hệ tình dục.
Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 0,7–9% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể bị chảy máu khi quan hệ tình dục. Lượng máu này thường chủ yếu ở tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị chảy máu sau khi quan hệ do nhiều lý do khác.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu khi quan hệ:
1. Mô sinh dục bị tổn thương
Sự ma sát của dương vật và âm đạo khi quan hệ có thể gây ra một hoặc nhiều vết thương nhỏ ở những mô nhạy cảm này. Mặc khác, quá trình sinh nở cũng có thể khiến mô âm đạo bị căng, mỏng. Điều này khiến chứng dễ bị tổn thương khi có lực tác động.
Bên cạnh đó, trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, mang trinh của phụ nữ sẽ bị căng và rách. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây chảy máu sau khi quan hệ. Thông thường, tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày.
2. Khô âm đạo
Tình trạng chảy máu khi quan hệ có thể xảy ra do khô âm đạo. Niêm mạc âm đạo khô sẽ làm tăng ma sát khi quan hệ gia tăng, từ đó gây tổn thương ở những mô xung quanh. Trong đó, các mô có nhiệm vụ tiết dịch âm đạo khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Theo các chuyên gia, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra do:
- Hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM): Hội chứng này còn có tên gọi khác là teo âm đạo. Người bị teo âm đạo thường giảm độ dày, độ đàn hồi cũng như độ ẩm của âm đạo. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do estrogen trong cơ thể thấp hơn mức quy định.
- Buồng trứng bị tổn thương/ phẫu thuật cắt bỏ: Trong một số trường hợp, buồng trứng có thể bị tổn thương nghiêm trọng và cần cắt bỏ. Điều này khiến nguồn cung cấp estrogen lớn nhất cơ thể mất đi. Từ đó, khiến độ ẩm ở âm đạo giảm dần và dẫn đến khô rát.
- Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú: Nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ bầu thường ở mức cao. Tuy nhiên, nồng độ này sẽ giảm ngay sau khi sinh. Tình trạng này có thể giải thích rằng nồng độ estrogen gây cản trở việc sản xuất sữa mẹ.
- Các loại thuốc can thiệp vào sản xuất estrogen, gây mất nước trong cơ thể: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây khô âm đạo như Steroid, thuốc chống estrogen, thuốc trị cảm cúm, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn kênh canxi hoặc beta.
- Một số chất gây kích ứng hoặc hóa chất: Việc tiếp xúc một số chất gây dị ứng như hóa chất trong bể bơi, chất bôi trơn, thành phần bột giặt, bao cao su,… có thể làm tăng nguy cơ gây khô âm đạo.
- Vệ sinh âm đạo sai cách: Việc vệ sinh âm đạo sai cách có nguy cơ gây kích ứng, làm khô các mô ở cơ quan này.
- Quan hệ tình dục không có màn dạo đầu: Có thể nhận thấy, màn dạo đầu giúp bạn có cảm giác hưng phấn khi quan hệ. Từ đó, những mô âm đạo cũng tiết ra chất bôi trơn tự nhiên, tránh tình trạng khô âm đạo và ma sát khi quan hệ tình dục. Do đó, nếu bỏ qua bước này trong “cuộc yêu” có thể làm tăng nguy cơ tổn thương âm đạo.
3. Nhiễm trùng
Theo các bác sĩ chuyên gia, bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây viêm âm đạo, dẫn đến tổn thương và gây chảy máu khi quan hệ tình dục.
Một số loại nhiễm trùng thường gặp, bao gồm:
- Viêm vùng chậu
- Nhiễm trùng nấm men
- Viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung
- Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia
4. Polyp cổ tử cung/ u xơ tử cung
U xơ hay polyp cổ tử cung đề cập đến sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ở niêm mạc cổ tử cung hoặc bên trong tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở người có kinh nguyệt không đều, gây các cơn đau khó chịu, xuất huyết, nhất là khi quan hệ tình dục.
5. Lộ tuyến cổ tử cung
Trong một số trường hợp, những tế bào biểu mô tuyến trong tử cung có thể phát triển bất thường ra bên ngoài cổ tử cung. Thông thường, tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, lộ tuyến tử cung có thể gây xuất huyết âm đạo khi quan hệ tình dục.
6. Lạc nội mạc tử cung
Các mô nội mạc tử cung có thể phát triển bệnh ngoài tử cung, từ đó gây viêm nhiễm ở vùng bụng dưới và xương chậu. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể gây chảy máu sau khi quan hệ.
7. Loạn sản cổ tử cung
Quá trình phát triển các tế bào cổ tử cung bất thường có thể biến đổi sang giai đoạn nghịch sản hoặc tiền ung thư. Theo đó, sự tăng trưởng này có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng, tổn thương các mô xung quanh, nhất là khi quan hệ tình dục.
8. Cơ quan sinh dục bị dị tật
Một số trường hợp có cơ quan sinh dục biến dị bẩm sinh. Điều này có thể làm tăng mức độ ma sát khi quan hệ tình dục. Từ đó có thể gây chảy máu khi “yêu”.
9. Rối loạn chảy máu
Rối loạn chảy máu được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình chảy máu khi quan hệ tình dục. Theo đó, các bệnh lý gây xuất huyết hoặc đông máu bất thường có thể gây chảy máu khi “yêu”. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc làm loãng máu cũng có khả năng tương tự.
10. Ung thư
Các tế bào đột biến phát sinh ở cơ quan sinh dục có thể gây thay đổi mô âm đạo, nồng độ hormone, từ đó khiến các mô này dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng nhận thấy, biểu hiện chảy máu khi quan hệ tình dục là dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung.
11. Một số yếu tố rủi ro
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng chảy máu khi quan hệ cũng có thể tăng lên do một số yếu tố sau:
- Quan hệ tình dục thường xuyên
- Cơ thể mất nước
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Hệ miễn dịch gặp vấn đề
- Tiền sử ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung
- Gia đình có tiền sử bị viêm hoặc khô âm đạo
- Tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
- Thiếu kinh nghiệm tình dục
- Quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su)
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
Chẩn đoán chảy máu khi quan hệ tình dục
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn tiêu chuẩn nào trong việc chẩn đoán hoặc kiểm soát hiện tượng chảy máu khi quan hệ tình dục. Trường hợp đến gặp bác do vấn đề này, bác sĩ thường sẽ khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình, kiểm tra thể chất.
Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể được đề nghị thực hiện một số xét nghiệm như:
- Sinh thiết ung thư
- Xét nghiệm nuôi cấy trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm trùng
- Siêu âm âm đạo
- Nội soi cổ tử cung
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết nội mạc tử cung
- Thử thai
Trường hợp không thể xác định nguyên nhân chảy máu khi quan hệ tình dục. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đến khoa sản để tiến hành xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Chảy máu khi quan hệ – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Chảy máu khi quan hệ là vấn đề thường gặp ở nữ giới, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, tình trạng này có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy tình trạng chảy máu khi quan hệ đi kèm với các biểu hiện bất thường sau:
- Âm đạo ngứa hoặc nóng rát
- Chảy mủ bất thường
- Buồn nôn, nôn mửa và chán ăn
- Đau bụng dữ dội
- Đau lưng dưới
- Cảm giác châm chích, nóng rát khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Chóng mặt
- Da nhợt nhạt, tái xanh bất thường
Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân gây chảy máu khi quan hệ tình dục. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!