11 Cây Thuốc Chữa Viêm Da Cơ Địa thông dụng dễ tìm kiếm

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng Tây y và Đông y thì chữa viêm da cơ địa bằng những cây thuốc tự nhiên (thuốc Nam) cũng là biện pháp được nhiều người bệnh tin tưởng chọn lựa và áp dụng. Ưu điểm của những bài thuốc này chính là giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý nếu dùng trong thời gian dài, hạn chế tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe. 

cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Bên cạnh Tây y và Đông y thì dùng các loại thảo dược thuốc Nam cũng là phương pháp trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Ưu và nhược điểm khi sử dụng các loại cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những cơn ngứa ngáy dữ dội, bề mặt vùng da bị tổn thương khô cứng, dày da, thậm chí nứt nẻ, chảy máu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.

Phần lớn các trường hợp bệnh đều có liên quan đến yếu tố di truyền nên rất khó để điều trị bệnh dứt điểm. Việc áp dụng các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng cũng như hạn chế những tổn thương lây lan rộng sang những vùng da khác.

Bên cạnh những loại thuốc Tây y, Đông y được chuyên gia kê đơn thì trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả, dễ làm và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe của người bệnh. Cụ thể ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau:

Ưu điểm

  • Những loại cây thuốc dùng trong chữa trị viêm da cơ địa đều là thảo dược có trong tự nhiên, hoàn toàn không có sự can thiệp sử dụng hóa chất… nên đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
  • Do an toàn nên người bệnh có thể sử dụng điều trị lâu dài để cải thiện triệu chứng bệnh tốt hơn.
  • Những loại cây thuốc Nam chữa bệnh viêm da cơ địa đều là những loại dược liệu dễ tìm, rẻ tiền nên phù hợp với bất kỳ đối tượng sử dụng nào.
  • Vị của các loại thảo dược thường dễ uống hơn thuốc Tây và thuốc Đông y.
cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Dùng cây thuốc chữa viêm da cơ địa được đánh giá là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí

Nhược điểm

  • Điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng các loại cây thuốc Nam cần khá nhiều thời gian vì nếu chỉ sử dụng một vài lần thì không thể đem lại hiệu quả tức thì được. Vì thành phần dược tính trong các loại thảo dược khá thấp nên phải kiên trì sử dụng để thuốc thẩm thấu và cải thiện bệnh.
  • Hầu hết những loại cây thuốc chữa viêm da cơ địa chỉ phù hợp với những người bị mắc bệnh mức độ nhẹ, không có biến chứng. Còn những trường hợp mắc bệnh mạn tính thì cần thăm khám tại bệnh viện để có hướng điều trị kịp thời.

Gợi ý 11 cây thuốc chữa viêm da cơ địa thông dụng, dễ kiếm nhất

Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây thuốc chữa viêm da cơ địa. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể áp dụng cách sử dụng khác nhau như thuốc dạng uống, dạng bôi hoặc nấu nước tắm, rửa.

1. Chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng

Trong Y học cổ truyền Việt Nam, cây đinh lăng được biết đến là loại thuốc quý chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Phần lá và rễ cây đinh lăng có chứa thành phần chính là vitamin B1, hoạt chất saponin cùng 13 loại axit amin quan trọng giúp ức chế sự hình thành những triệu chứng khó chịu ngoài da.Người bệnh có thể sử dụng lá đinh lăng để sắc nước uống hằng ngày.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi rồi phơi khô hoặc mua sẵn lá đinh lăng khô ở hiệu thuốc.
  • Cho khoảng 40g lá đinh lăng vào siêu thuốc nấu với 2 lít nước, lọc lấy nước uống thay trà hằng ngày.

2. Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa

Lá khế được biết đến với tính mát, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Cả Y học cổ truyền lẫn Y học Đông y đều cho rằng lá khế có chứa nhiều thành phần hoạt chất kháng khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị những bệnh lý ngoài da với triệu chứng như kháng khuẩn, chống ngứa, điển hình là bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay, rôm sảy ở trẻ em…

Cách thực hiện

Cách 1: Tắm nước lá khế

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, ngâm nước muối rồi rửa sạch lại bằng nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Cho lá vào nồi đun với nước, đổ phần nước lá ra thau, cho thêm nước ấm vào để nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân hoặc rửa vùng da bị tổn thương.
  • Khi tắm có thể dùng lá khế để chà xát lên da để tăng hiệu quả điều trị.

Cách 2: Đắp lá khế

  • Chuẩn bị lá khế tươi, rửa sạch và cũng ngâm qua nước muối để làm sạch lá.
  • Cho lá vào nồi nấu cùng 3 – 4 lít nước trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Lấy phần bã khế đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút kết hợp rửa vết thương bằng nước vừa nấu xong để tăng hiệu quả.
cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Lá khế được xem là “khắc tinh” của nhiều bệnh lý da liễu, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trong đó có bệnh viêm da cơ địa

Cách 3: Xông hơi bằng lá khế

  • Dùng 50g lá khế tươi, 2 nhánh sả.
  • Lá khế rửa sạch cho vào nồi cùng sả nấu cùng 3 lít nước, nấu trên lửa nhỏ cho khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Đổ hết nước và lá ra thau và đem đi xông hơi cho đến khi nước nguội hết là được.

Lưu ý: Để đem lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên đảm bảo vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn trước khi tắm hay rửa bằng lá khế để tránh gây nhiễm khuẩn.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Bàng Theo Dân Gian Bạn Nên Biết

3. Lá lốt chữa viêm da cơ địa

Lá lốt được biết đến như một loại cây thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả, dễ thực hiện mà lại rẻ tiền, ai cũng có thể áp dụng được. Lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị nồng được sử dụng phổ biến để giảm đau, hạ sốt, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, bệnh phong hàn…

Các tinh chất trong lá lốt chỉ có thể phát huy tác dụng khi người bệnh thực hiện đúng cách.

Cách 1: Nấu nước lá lốt

  • Chuẩn bị 30g lá lốt tươi và ngâm trong muối biển khoảng 15 phút để làm sạch vi khuẩn bám trên lá.
  • Cắt lá lốt thành từng miếng nhỏ rồi đem đi sao nóng để lá tiết ra tinh dầu.
  • Cho phần lá đã sao nóng nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 30 phút, đợi khi nước cạn xuống còn khoảng 2/3 thì lọc lấy phần nước uống.
  • Nên uống khi nước lá còn ấm và kiên trì thực hiện trong khoảng một tháng sẽ đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Cách 2: Đắp trực tiếp lá lốt

Dược tính trong lá lốt có khả năng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, châm chích, khô cứng… trên bề mặt da hiệu quả.

  • Chuẩn bị 50g lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Xay nhuyễn hoặc giã nát lá lốt rồi đắp lên vùng da bị tổn thương, giữ yên khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, đắp ngày 2 lần và lưu ý không áp dụng cho vùng da bị hở, chảy máu.

Cách 3: Đun lá tắm và xông hơi

  • Chuẩn bị lá lốt tươi, kèm theo một ít sả, gừng, lá bưởi
  • Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào nồi nấu sôi trong khoảng 30 phút.
  • Đổ hết nồi nước nấu ra thau và tiến hành xông hơi riêng vùng da bị tổn thương hoặc xông toàn bộ cơ thể đều được.
  • Đợi khi nước nguội hẳn thì dùng nước ngâm rửa thêm vài phút

4. Chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều công dụng chữa bệnh từ lá đơn đỏ. Lá đơn đỏ còn được gọi với nhiều cái tên khác như lá đơn tía, lá tướng quân, cây mặt quỷ, cây bông trang, quế hoa hay hồng bối… Loại cây này phân bố chủ yếu ở 2 quốc gia là Malaysia và Ấn Độ. Tại Việt Nam, lá đơn đỏ thường hay mọc xen kẽ với cây sim ở những vùng trung du, đồi núi.

Theo Y học cổ truyền, lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng, hơi ngọt và được sử dụng phổ biến để thanh nhiệt giải độc, giảm đau, trừ phong…  Điển hình là điều trị trong một số bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mẩn ngứa… Không những vậy, các dược chất trong lá đơn đỏ còn thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo da mới.

cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ là bài thuốc hiệu quả được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

Cách 1: Nấu nước tắm

  • Dùng khoảng 100g cây đơn đỏ (cả phần lá và phần thân), đem rửa thật sạch.
  • Cho vào nồi nấu cùng 3 – 4 lít nước, nước sôi bùng lên thì đổ hết nước lá ra thau tắm như bình thường. Lưu ý ngâm rửa vùng da bị tổn thương lâu hơn bình thường.

Cách 2: Nấu nước uống

  • Đối với trẻ em: Dùng khoảng 3 – 5 lá đơn đỏ tươi, rửa sạch rồi nấu cùng một chén nước lọc. Đợi cho nước sôi lên khoảng 5 phút thì lọc lấy phần nước ra chén, để nguội rồi cho trẻ uống ngày 2 lần.
  • Đối với người lớn: Dùng lượng lá nhiều hơn từ 7 – 9 lá, cũng rửa sạch rồi đem đi sắc cùng 3 chén nước. Khi thấy nước trong nồi sắc xuống còn khoảng một chén thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần.

Lưu ý: Khuyến khích kiên trì áp dụng từ 1 – 2 tháng, kết hợp giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Chữa viêm da cơ địa bằng lá vòi voi

Cây vòi voi còn có tên khoa học là Heliotropium indicum hay còn được gọi với cái tên khác là đại vĩ đạo hoặc cẩu trùng vĩ. Đây là cây thuốc có mọc dại trong tự nhiên và được con người thu hái, dùng tươi hoặc phơi khô như một vị thuốc. Đặc điểm nhận diện của loại cây này là cao từ 25 – 40cm, sống lâu năm.

Theo Y học cổ truyền có ghi chép lại, cây vòi voi được sử dụng chủ yếu để điều trị chống viêm, giảm đau, giảm sưng, tiêu mủ, làm lành vết thương. Do đó trong dân gian mới lưu truyền bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi.

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp lá vòi voi

  • Chuẩn bị khoảng 50 – 70g lá cây vòi voi tươi, rửa sạch và giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương viêm nhiễm.
  • Để yên trong khoảng 30 – 45 phút thì rửa lại bằng nước.
  • Kiên trì thực hiện ngày 1 – 2 lần trong vòng một tuần để cải thiện triệu chứng tốt hơn, vết thương nhanh kéo da non, hạn chế hình thành mủ dịch.
  • Sau một tuần đắp lá thì bớt dần số lần đắp, cách ngày đắp một lần cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn thì ngưng hẳn.

Cách 2: Nấu nước uống

  • Rửa sạch là vòi voi, ngâm nước muối cho sạch rồi vớt ra để ráo.
  • Cho vào nồi nấu cùng 3 chén nước, đợi cho nước thuốc sắc xuống còn khoảng một chén thì tắt bếp, đổ nước ra chén và uống hết trong ngày.
  • Lưu ý không lạm dụng bài thuốc uống từ lá vòi voi. Vì theo nghiên cứu mới nhất của Viện y học dân tộc cho biết, một số loại cây thuộc họ vòi voi có chứa độ tính có hại làm ảnh hưởng đến chức năng gan, đau bụng, xuất huyết nội…

Đọc thêm: Gợi Ý Cách Dùng Cây Vòi Voi Trị Viêm Da Cơ Địa Không Phải Ai Cũng Biết

cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Chữa viêm da cơ địa bằng lá vòi voi giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

6. Lá trầu không chữa viêm da cơ địa

Trầu không là loại cây thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý da liễu có triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phòng ngừa nhiễm khuẩn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, lá trầu không có chứa nhiều loại dược chất quý với khả năng kháng sinh mạnh, tiêu diệt các loại vi khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Dùng 3 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu làm nước tắm. Có thể áp dụng thực hiện hằng ngày để đem lại hiệu quả cải thiện tốt nhất.
  • Nếu không muốn tắm nước lá thì có thể dùng lá tươi, ngâm nước muối cho sạch và vò nát chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Hoặc bạn có thể giã nhuyễn cùng một vài hạt muối biển rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Để yên trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch, ngày thực hiện đều đặn 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

7. Lá ổi chữa viêm da cơ địa

Lá ổi có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý ngoài da. Theo nghiên cứu khoa học, thành phần tanin có trong lá ổi có khả năng giảm đau, chống viêm rất hiệu quả. Lá ổi cũng không quá khó tìm, rẻ tiền mà lại đem lại tác dụng tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá ổi, rửa sạch và ngâm trong nước muối vì trên lá ổi thường có rất nhiều sâu rầy.
  • Cho lá vào nồi nấu, khi nước sôi bùng lên thì tắt bếp, lọc lấy phần nước lá ra chén và uống hết trong ngày.
  • Phần lá ổi không nên bỏ mà có thể tận dụng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này hằng ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy, phù nề.

8. Chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại

Tên khoa học của cây ngải dại là Artemisia vulgaris. Bề ngoài của cây khá giống với cây ngải cứu, tuy nhiên khi quan sát kỹ sẽ thấy cây ngải dại có màu xanh nhạt hơn cây ngải cứu, trên bề mặt có phủ lớp nhung trắng. Loại cây này phổ biến ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu…

Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, cây ngải dại có mùi thơm, vị đắng, tính ấm nên được sử dụng phổ biến trong chữa trị một số vấn đề như cầm máu, sát khuẩn, sát trùng, viêm da dị ứng, ghẻ lở, giảm đau nhức… và đặc biệt là có khả năng đuổi côn trùng hiệu quả do có chứa thành phần tinh dầu cao.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm cây ngải dại, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước.
  • Khi nước sôi bùng lên thì đổ nước ra thau pha thêm nước lạnh cho nguội bớt thì dùng để tắm toàn thân nếu tình trạng viêm da cơ địa lan rộng nhiều nơi hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
  • Nếu kiên trì thực hiện thì bệnh sẽ khỏi trong một thời gian ngắn và phòng ngừa triệu chứng quay trở lại.

Tìm hiểu thêm: Cây Ngải Dại Chữa Viêm Da Cơ Địa Có Hiệu Quả Không? Gợi Ý Cách Chữa

cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Sử dụng cây ngải dại để sắc nước uống hoặc nấu nước tắm đều đem lại hiệu quả rõ rệt để chữa viêm da cơ địa

9. Chữa viêm da cơ địa với cây bèo cái

Khi nhắc đến những loại cây thuốc chữa viêm da cơ địa thì không thể nào bỏ qua cây bèo cái. Trong cây bèo cái có chứa nhiều thành phần dược tính như saponin, flavonoid, anthranoid… Đây đều là những chất có tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm và giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một cây bèo cái tươi, cắt bỏ rễ và ngâm muối khoảng 15 phút cho sạch
  • Giã nát bèo cái cùng muối biển rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng để đạt được hiệu quả rõ rệt.

10. Cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Sử dụng cây sài đất chữa bệnh viêm da cơ địa được nhiều người ứng dụng rộng rãi. Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, cây sài đất được ghi nhận là loại thảo dược lành tính, tính mát và có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn điều trị nổi mề đay, rôm sảy, mẩn ngứa của bệnh viêm da cơ địa…

Cách thực hiện:

Cách 1: Đắp lá sài đất

  • Rửa sạch lá sài đất, ngâm nước muối trong vòng 20 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Giã nát lá sài đất cùng một ít muối hạt và đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
  • Để yên trong khoảng 20 phút thì rửa lại với nước và thực hiện hằng ngày để cải thiện triệu chứng được hiệu quả hơn.

Cách 2: Tắm lá sài đất

  • Dùng 50g lá sài đất và cũng ngâm nước muối để làm sạch.
  • Cho lá sài đất vào nồi nấu cùng 3 lít nước khoảng 15 phút rồi đổ ra thau lớn.
  • Pha vào một ít nước lạnh cho ấm ấm để ngâm mình hoặc tắm toàn thân.
  • Bã lá sài đất dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương giúp hỗ trợ tốt trong cải thiện triệu chứng bệnh.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Cây Sài Đất Trị Viêm Da Cơ Địa Cực Hay Bạn Nên Thử

cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Sài đất nổi tiếng với khả năng trị viêm da cơ địa, nổi mẩn đỏ, nổi rôm sảy ở trẻ nhỏ

11. Cỏ mần trầu cải thiện bệnh viêm da cơ địa

Cỏ mần trầu là loại cỏ có sẵn trong tự nhiên, mọc dại phổ biến ở vùng nông thôn. Trong y học cổ truyền, cỏ mần trầu được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý nan y như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, cải thiện triệu chứng bệnh táo bón. Đặc biệt, cỏ mần trầu có tính hàn, là “khắc tinh” của những bệnh lý nóng, nhiệt, trong đó có bệnh viêm da cơ địa.

Cách thực hiện:

  • Cỏ mần trầu rửa sạch, phơi khô rồi sắc uống hằng ngày.
  • Ngoài ra, có thể kết hợp với một số loại thảo dược có tính mát khác để tăng hiệu quả.
  • Sắc nước uống hằng ngày, kiên trì thực hiện khoảng một tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Một số lưu ý để dùng cây thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Để đạt được hiệu quả chữa bệnh viêm da cơ địa bằng các loại cây thuốc, thảo dược dân gian tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Phương pháp này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh viêm da cơ địa mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát và không có biến chứng. Còn những trường hợp bị viêm da cơ địa nặng, mạn tính thì phải được điều trị bằng các biện pháp y học chuyên sâu.
  • Do nguyên liệu sử dụng có chiết xuất từ tự nhiên nên rất hiếm gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà tác dụng phụ sẽ ít hay nhiều.
  • Nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, giữ gìn vệ sinh và tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
cây thuốc chữa viêm da cơ địa
Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các loại cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Trên đây là 11 gợi ý cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc thảo dược nào để chữa bệnh, người bệnh nên thăm khám trước tại bệnh viện da liễu để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh cũng như tư vấn cách chữa nào phù hợp và an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Hội thảo “Dinh dưỡng phòng bệnh - Nâng cao sức khỏe” tổ chức tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Viện Phó Lê Hữu Tuấn Tại Hội Thảo “Dinh Dưỡng Phòng Bệnh – Nâng Cao Sức Khoẻ”

Đầu tháng 11/2023, TTƯT. BS CKII Lê Hữu Tuấn đã thay mặt Ban Lãnh đạo...
Bác sĩ Lê Phương - Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Bác sĩ Lê Phương – Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương hiện là một trong những bác...
Bs Lê Phương trực tiếp chia sẻ các kiến thức về bệnh lý, phương pháp điều trị, cách phòng tránh bệnh cho chị em

Viện Phó – BS Lê Phương Tham Dự Hội Thảo Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Khoa

Mới đây, Viện Phó Viện Y Dược cổ truyền dân tộc - TTƯT, BS Lê...