
Bài Thuốc Từ Cây Lá Cẩm Chữa Gai Cột Sống Ít Người Biết Đến
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Lá cẩm là loại thực phẩm quen thuộc dùng để tạo màu bắt mắt cho món ăn. Và trong y học dân gian loại cây này còn được biết đến với công dụng chữa bệnh gai cột sống hiệu quả. Mẹo dân gian này giúp giảm đau, chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của gai xương. Vậy có những cách dùng cây lá cẩm chữa gai cột sống nào? Thực hiện ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thành phần và công dụng của cây lá cẩm trong chữa bệnh gai cột sống
Cây lá cẩm hay còn gọi là cây cỏ thỏ là loài thực vật phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn… do cây có đặc tính sinh trưởng và phù hợp với điều kiện môi trường tại đây. Ngoài ra, một số tỉnh thành miền Nam và miền Trung cũng trồng được loài cây này do cây ưa ẩm và ưa bóng mát.
Cây có chiều cao trung bình khoảng 60 – 100cm, đường kính thân cây khá nhỏ chỉ khoảng 2mm và chia làm 4 cạnh, trên bề mặt có các rãnh dọc sâu và toàn bộ thân cây được phủ một lớp lông tơ mịn khi còn non, đến khi trưởng thành già đi sẽ nhẵn đi. Lá có hình thuôn tròn như quả trứng, đầu lá nhọn và mọc đối xứng nhau. Hoa của cây lá cẩm có màu tím rất đẹp, mọc ở phần ngọn.
Loại cây này được sử dụng chủ yếu để chế biến các món ăn ngon có màu tím như xôi, chè, bánh, rau câu, mứt… Nhưng ít ai biết đây còn là một loại thảo dược dùng để chữa bệnh gai cột sống hiệu quả.

Theo y học hiện đại, trong cây lá cẩm có chứa nhiều hoạt chất quý như: Anthocyacin, Pelargonidin-3-O-sambabiozơ, 4’-succinoyl-3-rhamnosyl-(4H, 5H)-pyranocyanidin, Pelargonidin-3-O-gentiobiose, Afzelechin(4-8)pelargonidin glucozit… Đây đều là những hoạt chất có khả năng làm giảm sưng viêm, ngăn chặn quá trình oxy hóa và an toàn cho sức khỏe. Nhờ đó mà loại cây này có tác dụng hỗ trợ chữa trị gai cột sống và các bệnh lý về dạ dày hiệu quả.
Còn theo Đông y, cây lá cẩm có tính hàn, vị ngọt với công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống và tiêu thũng… đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa:
- Trị các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bong gân…
- Hỗ trợ cầm máu, giảm đau, tiêu viêm, giảm sưng, trị ho, nôn ra máu…
- Cải thiện và phòng ngừa một số bệnh lý về lao phổi, viêm họng, viêm phế quản…
- Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao hạch…
- Cải thiện sức khỏe làn da, điều trị mụn trứng cá..
Gợi ý 3 bài thuốc từ cây lá cẩm chữa gai cột sống hiệu quả
Tham khảo một số cách chế biến dược liệu cây lá cẩm đơn giản dưới đây để cải thiện hiệu quả triệu chứng gai cột sống.
1. Kết hợp cây lá cẩm và trứng gà ta
Trứng gà ta là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt chứa hàm lượng canxi cao tốt cho xương khớp, thúc đẩy phục hồi các tổn thương hiệu quả. Khi kết hợp với lá cẩm giúp tăng cường kết quả điều trị, không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá cẩm tươi, không sâu rầy và 3 quả trứng gà ta.
- Rửa sạch lá cẩm và ngâm 15 phút trong thau nước muối pha loãng rồi vớt ra cho ráo hẳn nước.
- Đun sôi nồi nước khoảng 500ml, cho vào một ít muối và giấm (mục đích của việc này là giúp trứng dễ bóc vỏ hơn), khi nước sôi sủi tăm thì cho trứng vào luộc khoảng 5.5 – 6 phút để tạo lòng đào.
- Lá cẩm chia làm 3 phần bằng nhau, trước mỗi bữa ăn người bệnh ăn 1 phần lá cẩm cùng 1 quả trứng gà.
- Kiên trì thực hiện cách này ngày 3 lần vào 3 bữa ăn, chỉ trong vòng 1 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
2. Bài thuốc chườm đắp lá cẩm với muối
Muối hạt có khả năng kháng viêm, chống khuẩn mạnh đã được khoa học chứng minh. Chính vì vậy, để tăng mức độ hiệu quả chữa gai cột sống từ lá cẩm, bạn hoàn toàn có thể kết hợp với muối. Hỗn hợp này được dùng để chườm đắp kết hợp với sức nóng của nhiệt độ giúp dược chất dễ dàng thẩm thấu vào da, tác động đến cột sống giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, làm giảm đau nhức và ngăn chặn sự hình thành phát triển của gai xương.

Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá cẩm tươi, sạch cùng một ít muối biển dạng hạt to.
- Rửa qua nhiều lần nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút và vớt ra để cho thật ráo nước trước khi chế biến.
- Cho lá cẩm vào cối giã nát cùng một ít muối hạt. Đổ hỗn hợp thu được vào trong chảo sao nóng, đảo đều đến khi khô lại thì tắt bếp.
- Trải tấm vải mỏng ra, đổ hết hỗn hợp đã sao nóng vào, buộc chặt đầu lại.
- Đắp trực tiếp túi chườm này lên vùng cột sống bị đau nhức cho đến khi nguội hẳn.
- Lưu ý phải điều chỉnh nhiệt độ sao cho vừa phải, không đắp khi còn quá nóng để tránh gây bỏng da.
3. Lá cẩm kết hợp lá lốt trị gai cột sống
Lá lốt trị gai cột sống là bài thuốc Nam hiệu quả được nhiều người áp dụng nhờ đặc tính tiêu viêm, giảm sưng đau và hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng. Và để tăng hiệu quả cho thuốc từ lá cẩm chữa gai cột sống, hãy kết hợp với một ít lá lốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nguyên liệu chính gồm lá cẩm và lá lốt mỗi loại 200g.
- Nên chọn loại lá tươi, xanh và không sâu rầy, đem rửa sạch qua nhiều lần nước, ngâm vào nước muối 15 phút để diệt vi khuẩn.
- Cho lá vào ấm, đổ ngập nước, đậy kín nắp và đun cho đến khi nước cạn xuống còn nửa ấm thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong vòng 15 – 20 ngày sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh.

4. Bài thuốc kết hợp lá cẩm cùng nhiều dược liệu khác
Ngoài các nguyên liệu kết hợp như vừa kể trên, bạn cũng có thể kết hợp lá cẩm với nhiều loại thảo dược khác có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, tốt cho xương khớp như gừng, ngải cứu, lá đinh lăng, cây trinh nữ, cây cỏ xước, hạt đu đủ…
Cách thực hiện đơn giản nhất là đem phơi khô các dược liệu, bảo quản ở nơi thoáng mát để sử dụng được lâu hơn. Mỗi lần dùng lấy một ít cho vào ấm trà hãm cùng nước sôi và uống trong trong ngày. Cách làm này sẽ giúp các dược chất dễ thẩm thấu và phát huy công dụng từ bên trong và chỉ khoảng 15 – 20 ngày các triệu chứng gai cột sống sẽ thuyên giảm.
Vài lưu ý cần biết khi sử dụng cây lá cẩm chữa gai cột sống
Lá cẩm là loại dược liệu dễ ăn, dễ sử dụng và an toàn cho người bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo trong quá trình sử dụng không xảy ra vấn đề bất thường nào, người bệnh cần nắm rõ một số nguyên tắc và lưu ý sử dụng sau:

- Các bài thuốc từ lá cẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, chẳng hạn như giảm bớt đau nhức, sưng viêm. Dược liệu này hoàn toàn không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh hoặc những biện pháp điều trị chuyên sâu do bác sĩ chỉ định. Khi bệnh đã diễn tiến nặng, bắt buộc phải can thiệp điều trị y khoa để ngăn chặn biến chứng.
- Lá cẩm là thảo dược tự nhiên nên hàm lượng dược chất không được cao nên chỉ phù hợp với những người mắc bệnh nhẹ.
- Đồng thời, khi dùng cần kiên trì trong thời gian dài để cảm nhận sự thay đổi rõ rệt, không nên nóng vội muốn nhanh hết bệnh mà sử dụng quá liều rất dễ gây ra tác dụng phụ, dễ ngộ độc.
- Đối với những bài thuốc từ lá cẩm dân gian, cần phải chọn lá tươi, không sâu rầy hay héo úa để diệt sạch vi khuẩn, bụi bẩn đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Riêng với bài thuốc lá cẩm kết hợp trứng gà nên chọn trứng gà ta để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đem lại hiệu quả cao cho việc điều trị, không dùng trứng công nghiệp vì sẽ làm giảm chất lượng bài thuốc.
- Ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ để được xử lý ngay nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ lá cẩm.
- Để tăng cường hiệu quả của bài thuốc, người bệnh cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, kali, magie, canxi…, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kich thích. Đồng thời, tạo thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi và vận động lành mạnh để giúp xương khớp cột sống dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
Bài thuốc từ cây lá cẩm chữa gai cột sống là kinh nghiệm dân gian được truyền lại từ xa xưa và được áp dụng cho đến nay, hiệu quả và tiết kiệm, dễ thực hiện. Vì vậy, hãy cân nhắc áp dụng nếu phù hợp và thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán tư vấn phương pháp trị bệnh kết hợp hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa bệnh và nhanh chóng phục hồi chức năng vận động.
Có thể bạn quan tâm
TIN BÀI NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!