Phương Pháp Cấy Chỉ Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Điều Trị Dứt Điểm

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được cải tiến từ kỹ thuật châm cứu của Đông y. Phương pháp này giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại đốt sống cổ. Cấy chỉ thường áp dụng với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và vừa.

Phương pháp cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Cấy chỉ (nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ,…) là kỹ thuật sử dụng kim châm chuyên dụng luồng qua chỉ tự tiêu (chỉ catgut) và đưa vào bên trong huyệt vị. Chỉ tự tiêu có thể tồn tại từ 14 – 20 ngày và sau đó tự tiêu biến mà không cần phẫu thuật để loại bỏ.

Phương pháp Cấy Chỉ Điều Trị Thoái Hoá Đốt Sống Cổ
Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được cải tiến từ kỹ thuật châm cứu của Đông y

Phương pháp cấy chỉ được cải tiến từ kỹ thuật châm cứu của Đông y. Theo đó, châm cứu chỉ tác động lên các huyệt vị liên quan trong thời gian ngắn. Còn cấy chỉ tác dụng kích thích cơ học lên huyệt đạo trong thời gian tương đối dài. Chính vì vậy, phương pháp này thường được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý thường gặp.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ được tiến hành để cải thiện cơn đau nhức, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại các đốt sống cổ bị tổn thương. Ngoài ra, phương pháp này còn mang lại hiệu quả trong ngăn ngừa thoái hóa dây thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa đau vai gáy.

Về bản chất, cấy chỉ là liệu pháp của vật lý trị liệu thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bên cạnh xoa bóp, châm cứu và bấm huyệt. So với những kỹ thuật truyền thống, phương pháp này thường cho hiệu quả cao, lâu dài và hạn chế tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn.

Chỉ định – Chống chỉ định cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp cấy chỉ được tiến hành bằng cách dùng chỉ catgut đưa vào huyệt vị nhằm tạo ra kích thích cơ học từ 14 – 20 ngày. Tác động từ kỹ thuật này có thể giúp tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại các đốt sống cổ, cột sống, tăng tuần hoàn máu, đồng thời hỗ trợ cải thiện các biểu hiện lâm sàng, làm chậm quá trình lão hóa.

Chỉ định - Chống chỉ định
Chống chỉ định cho người bị đái tháo đường, nồng độ đường huyết cao hơn 140mg/ dl

Tuy nhiên, phương pháp cấy chỉ chỉ định trong trường hợp bệnh thoái hoá đốt sống cổ có đáp ứng với điều trị nội khoa. Cụ thể các trường hợp sau:

  • Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các triệu chứng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đi kèm chứng rối loạn ở hệ thần kinh thực vật.
  • Tổn thương do đốt sống cổ gây ra chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy ở vùng cổ
  • Hoặc các trường hợp có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Cấy chỉ là một trong những phương pháp điều trị nội khoa có tác động hạn chế. Chính vì vậy, kỹ thuật này không áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Người đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm
  • Người có tiền sử cao huyết áp, rối loạn huyết áp
  • Người đang bị sốt cao, mắc các bệnh ngoài da hoặc đổ mồ hôi liên tục
  • Phụ nữ mang thai
  • Có tiền sử dị ứng với chỉ catgut
  • Thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng và xuất hiện biến chứng
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường, nồng độ đường huyết cao hơn 140mg/ dl hoặc chỉ số đường huyết chưa được kiểm soát
  • Trường hợp thoái hoá đốt sống cổ có chỉ định phẫu thuật, không được thực hiện cấy chỉ.

Tương tự như phương pháp châm cứu, cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với sử dụng thuốc. Do đó, khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm kiểm soát cơn đau, cải thiện các triệu chứng đi kèm. Sau đó, có thể tham vấn chuyên khoa tiến hành cấy chỉ và một số phương pháp vật lý trị liệu khác nhằm kiểm soát các triệu chứng lâm sàng.

Quy trình cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ là một trong những phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng phổ biến. Theo các đánh giá chuyên gia, kỹ thuật này có mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng như phương pháp phẫu thuật.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, tránh phát sinh rủi ro, người bệnh cần chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện cấy chỉ chữa bệnh.

1. Các bước chuẩn bị trước khi cấy chỉ

Phương pháp cấy chỉ tác động trực tiếp vào hệ thống kinh mạch, những huyệt vị liên quan đến cơ quan bị tổn thương. Chính vì vậy, trước khi tiến hành cấy chỉ, bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Các bước chuẩn bị trước khi cấy chỉ
Trước khi tiến hành cấy chỉ, không sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích

Theo đó, mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương, các triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố khác. Ngoài ra, trước khi tiến hành cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi tiến hành cấy chỉ, không sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích và một số loại thuốc điều trị (trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa).
  • Cần ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái, thư giãn. Bởi tình trạng lo lắng, căng thẳng, áp lực quá mức có thể làm tăng nguy cơ phát sinh rủi ro, biến chứng trong quá trình cấy chỉ.
  • Vệ sinh, tắm rửa sạch và hạn chế các hoạt động nặng trong vòng 5 giờ trước khi cấy chỉ. Ngoài ra, lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái để quá trình cấy chỉ diễn ra thuận lợi.
  • Sau khi cấy chỉ có thể gây ra một số biểu hiện như choáng đầu nhẹ, hạ huyết áp. Nếu có thể, người bệnh có thể nhờ người thân đi cùng để hạn chế các rủi ro khi di chuyển
  • Trước khi tiến hành cấy chỉ, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no.

2. Tiến hành cấy chỉ

Phác đồ cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ được cá thể hoá tuỳ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương đốt sống cổ và tình trạng sức khoẻ. Thông tin bài viết chỉ đề cập đến các huyệt vị cơ bản và thường được ứng dụng trong điều trị bệnh lý.

Tiến hành cấy chỉ 
Dùng chỉ tự tiêu luồn chỉ vào kim châm chuyên dụng và đưa vào những huyệt vị đã xác định, tiến hành cấy chỉ

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ được tiến hành như sau:

  • Sát trùng huyệt vị trước khi tiến hành cấy chỉ, sử dụng săng có lỗ phủ lên từng huyệt vị
  • Cắt chỉ tự tiêu thành những đoạn ngắn khoảng 1 – 2cm
  • Sau đó luồn chỉ vào kim châm chuyên dụng rồi đẩy kim từ từ vào những huyệt vị đã xác định từ trước, tiến hành cấy chỉ vào huyệt vị
  • Rút kim ra, dùng băng cá nhân cố định huyệt vị để tránh chảy máu

Một số huyệt vị thường được ứng dụng trong kỹ thuật cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ, bao gồm:

  • Trường hợp thoái hoá đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh và mạch máu. Chỉ sẽ được cấy tại các huyệt vị gần đốt sống cổ và vai như Huyệt Giáp tích, Thiên trụ, Thiên thông, Kiên liêu
  • Nếu bệnh chỉ gây chèn ép lên dây thần kinh mặt trước sau cánh tay sẽ được cấy thêm tại huyệt Kiên ngung, Hợp cốc, Khúc trì, Thủ tam lý. Dây thần kinh chèn ép phía sau cánh tay sẽ cấy chỉ tại huyệt như Kiên trình, Thiếu hải, Dương trì

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

3. Chăm sóc sau khi cấy chỉ

Mặc dù có mức độ xâm lấn thấp nhưng phương pháp cấy chỉ tác động trực tiếp đến các huyệt vị. Vì vậy, sau khi thực hiện, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế các rủi ro, biến chứng sau khi cấy chỉ.

Chăm sóc sau khi cấy chỉ 
Người bị thoái hoá đốt sống cổ sau khi cấy chỉ cần dành nhiều thời gian ngơi, hạn chế căng thẳng, kích động và ngủ đủ giấc

Các biện pháp chăm sóc sau khi cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ:

  • Sau khi tiến hành cấy chỉ, người bệnh nên ở lại bệnh viện/ phòng khám khoảng 30 – 45 phút để được theo dõi tình trạng sức khoẻ và kịp thời xử lý các phản ứng nếu xảy ra. Trong một số trường hợp có thể bị hạ huyết áp đột ngột sau khi điều trị và cần được chăm sóc y tế.
  • Kiêng tiếp xúc với gió và tắm rửa trong vòng 4 – 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, tránh các hoạt động nặng nhọc dẫn đến mất sức và đổ nhiều mồ hôi.
  • Không dùng chất kích thích, bia rượu, thức uống có cồn và thuốc lá trong vòng 24 giờ sau khi cấy chỉ.
  • Người bị thoái hoá đốt sống cổ sau khi cấy chỉ cần dành nhiều thời gian ngơi, hạn chế căng thẳng, kích động và đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Tại các huyệt vị cấy chỉ có thể bị chảy máu. Vì vậy, người bệnh cần mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát để tránh ma sát lên da.
  • Không dùng các thực phẩm, món ăn có tính hàn, tanh như cua, ốc, tôm, cá, ghẹ, những món ăn từ gạo nếp sau khi cấy chỉ
  • Kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh, thực hiện một số bài tập chữa thoái hoá đốt sống cổ để giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng vận động và tăng hiệu quả chữa trị của phương pháp cấy chỉ.
  • Người bệnh cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể để kịp thời thông báo với bác sĩ các biểu hiện bất thường và được xử trí đúng cách.

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ có an toàn không?

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp nội khoa sử dụng chỉ tự tiêu catgut đưa vào các huyệt vị liên quan nhằm tạo ra tác động cơ học trong vòng 14 – 20 ngày. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả lâu dài và tốt hơn so với kỹ thuật bấm huyệt, không phát sinh các tổn thương ở nội tạng như sử dụng tân dược.

Cấy chỉ chữa thoái hoá đốt sống cổ có an toàn không? 
Vựng châm khi cấy chỉ thường gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, mặt tái, mạch đập nhanh, hạ áp

Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp điều trị khác, cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ cũng tồn tại các hạn chế nhất định, rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp này có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Chảy máu: Do xâm lấn đến mô nên trong quá trình cấy chỉ có thể gây chảy máu. Thông thường, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau vài phút. Tuy nhiên, các trường hợp bị rối loạn đông máu, huyệt vị có thể bị chảy máu trong thời gian dài. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khoẻ, các loại thuốc đang sử dụng trước khi tiến hành cấy chỉ.
  • Vựng châm: Đây là một trong những biến chứng phổ biến trong quá trình cấy chỉ, châm cứu. Tình trạng này thực chất là hiện tượng hạ huyết áp đột ngột khi tác động vào các huyệt vị nhạy cảm. Vựng châm thường gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, mặt tái, mạch đập nhanh, hạ áp,… Biến chứng thường xuất hiện ở người bị suy nhược cơ thể, ăn quá no hoặc quá đói, tâm lý bất ổn,…
  • Viêm nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm sau khi cấy chỉ thường hiếm xảy ra khi cấy chỉ. Tuy nhiên, nếu điều trị tại các phòng khám kém chất lượng, dụng cụ không đảm bảo vô trùng, huyệt vị có thể bị viêm nhiễm gây đau nhức, sưng viêm, ứ mủ. Ngoài ra, hiện tượng viêm nhiễm sau cấy chỉ cũng có thể xảy ra do người bệnh không chăm sóc đúng cách, dùng các thực phẩm gây viêm, ứ mủ.
  • Dị ứng với chỉ tự tiêu: Dị ứng chỉ tự tiêu là biến chứng hiếm gặp trong quá trình cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ. Đối với các trường hợp dị ứng với chỉ catgut sẽ không được chỉ định cấy chỉ lần 2. Do phản ứng dị ứng lần kế tiếp có thể nghiêm trọng hơn so với lần đầu.

Cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không

Cấy chỉ là phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ ở mức độ vừa và nhẹ. Phương pháp có tác dụng tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại vùng cột sống cổ, cải thiện các biểu hiện lâm sàng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá.

So với kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ tạo ra kích thích cơ học trong thời gian từ 14 – 20 ngày. Điều này giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian, trong khi đó châm cứu cần phải thực hiện hàng ngày và tốn nhiều chi phí hơn.

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng cấy chỉ có hiệu quả không 
Cấy chỉ là phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ ở mức độ vừa và nhẹ

Bên cạnh tác động cơ học, chỉ tự tiêu (catgut) còn đóng vai trò trong chữa thoái hoá đốt sống cổ. Các nghiên cứu nhận thấy, chỉ tự tiêu có tác dụng kích thích chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ, từ đó giúp phục hồi tổn thương tại đốt sống cổ và làm chậm tiến triển của bệnh lý.

Ngoài ra, chỉ catgut còn đóng vai trò như “dị nguyên” kích thích các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu. Những tế bào miễn dịch có khả năng cải thiện khả năng đàn hồi của đĩa đệm ở cột sống cổ, tiêu diệt gốc tự do, enzyme gây thoái hoá xương khớp.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ nhưng phương pháp cấy chỉ chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh khởi phát cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ, chưa xuất hiện các biến chứng nặng nề.

Thoái hoá đốt sống cổ có tính mãn tính, kéo dài dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Do đó, phương pháp cấy chỉ chỉ hỗ trợ cải thiện các biểu hiện lâm sàng và làm chậm tiến triển của bệnh lý. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn cần kết hợp các biện pháp y tế, đồng thời xây dựng lối sống khoa học và sinh hoạt điều độ.

Cấy chỉ thoái hoá đốt sống cổ có giá bao nhiêu?

Phương pháp cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ thường có chi phí dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một lần thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, chi phí này còn phụ thuộc vào sống lượng huyệt vị cần cấy, cơ sở thực hiện, tình trạng sức khoẻ và một số yếu tố khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chữa trị cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ, rủi ro, người bệnh nên lựa chọn thực hiện tại các bệnh viện công lập, bác sĩ có trình độ tay nghề cao. Tránh điều trị tại các phòng khám tư nhân, không đủ thiết bị, máy móc, đội ngũ bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn.

Phương pháp cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao. Tuy nhiên, người bệnh nếu có ý định thực hiện cấy chỉ, cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cụ thể để tránh phát sinh tác dụng phụ.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...