10 Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà An Toàn Giúp Cải Thiện Bệnh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Giảm ngứa bằng nha đam, tắm là trà xanh, dùng nghệ vàng, lá trầu không,… là những cách trị vảy nến tại nhà được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa dùng nguyên liệu thiên nhiên khá lành tính, phù hợp cho đối tượng vảy nến nhẹ, giúp kiểm soát triệu chứng, phòng nguy cơ lan rộng viêm nhiễm.
10 Cách trị vảy nến tại nhà phổ biến hiện nay
Bệnh vảy nến hình thành do cơ chế tự miễn của cơ thể nhầm lẫn tế bào bình thường là các tác nhân gây hại, sản sinh phản ứng viêm để chống lại chúng. Tế bào da chết đi nằm chồng chất lên nhau, trong khi đó tế bào mới tiếp tục phát triển khiến một số vùng trên da trên cơ thể bị khô, bong tróc, ngứa ngáy,…

Các tổn thương thường xuất hiện tại các khu vực như khuỷu tay, đầu gối. Nếu không được kiểm soát, vảy nến có nguy cơ lan rộng ra những vùng da lân cận, thậm chí là toàn thân. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh, do tổn thương làm bề mặt da kém thẩm mỹ.
Vảy nến có thể tái đi tái lại nhiều lần, đây được xem là bệnh lý mãn tính, khó chữa trị dứt điểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tiếp tục khởi phát gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau rát da,… Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng mẹo dân gian để kiểm soát triệu chứng.
Áp dụng các cách trị vảy nến tại nhà với nguyên liệu là thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, so với tân dược khả năng gây tác dụng phụ thấp. Chính vì thế cho đến nay hướng điều trị này vẫn được nhiều người áp dụng. Tham khảo ngay các biện pháp chữa trị dưới đây:
1. Sử dụng lá trà xanh nấu nước tắm chữa vảy nến
Lá trà xanh hay chè xanh được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý da liễu, trong đó có vảy nến. Cách chữa này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được nhiều người áp dụng. Theo nghiên cứu, trong lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, tác dụng giúp ổn định quá trình tái tạo tế bào da và loại bỏ các gốc tự do gây hại.

Sử dụng lá trà xanh nấu nước tắm giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, chống viêm da và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Không những thế, chất tanin trong lá trà xanh còn hỗ trợ làm sạch tế bào chết nhẹ nhàng, giảm tình trạng bong tróc vảy trắng do vảy nến gây ra. Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Sử dụng 2 – 3 nắm lá trà xanh tươi, sau khi ngâm sơ với nước muối loãng vài phút và rửa lại nhiều lần, vò nhẹ.
- Cho lá trà xanh vào nồi nấu cùng với 3 lút nước, đun sôi trên lửa vừa vài phút.
- Sau đó cho nước lá trà xanh ra chậu, pha nước lạnh cho âm ấm, tiến hành tắm.
Tắm nước lá trà xanh giúp loại bỏ da bong vảy và giúp giảm quá trình dày sừng tế bào da, áp dụng hàng ngày. Chú ý không chà xát mạnh chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng làn da để tránh làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Phục hồi tổn thương da nhanh chóng với nghệ vàng
Nghệ vàng là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ chữa các bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… Ngoài ra, loại nguyên liệu này còn được thêm vào thành phần các sản phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ. Do nghệ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, hỗ trợ làm nhanh lành vết thường an toàn, hiệu quả.
Đối với bệnh da liễu, cụ thể là bệnh vảy nến, sử dụng nghệ chữa trị cũng là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Chất chống oxy hóa – Curcumin chứa trong củ nghệ vàng giúp chống viêm, giảm ngứa ngáy và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi làn da.

Ngoài ra, trong nghệ còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác, đặc biệt là vitamin A giúp cải thiện tình trạng dày sừng, kiểm soát quá trình sản sinh tế bào da. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cách chữa đơn giản như sau:
- Sử dụng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ, sau đó mang đi giã nát.
- Thêm vào 2 muỗng nước sôi, chắt lấy phần nước cốt.
- Vệ sinh da sạch sẽ, sau đó bạn dùng bông gòn thấm nước cốt nghệ rồi bôi trực tiếp lên khu vực da bị vảy nến. Áp dụng mỗi ngày 3 lần kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh cách làm này, bạn có thể bổ sung nghệ vào các món ăn giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, nhất là chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện bệnh từ bên trong.
3. Chữa vảy nến bằng lá trầu không tại nhà
Cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng lá trầu không được nhiều người sử dụng. Theo ghi chép, lá trầu không là loại thảo dược thiên nhiên được tận dụng làm thuốc chữa đa dạng bệnh lý, đặc biệt hiệu quả đối với chứng bệnh ngoài da. Lá trầu không có tính ấm, cay nồng, công dụng tốt trong sát khuẩn, khử trùng, khu phong.

Theo y học hiện đại, trong lá trầu chứa các chất hóa học giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, ức chế quá trình sản sinh và phát triển của hại khuẩn, nấm xâm nhập làm da. Chẳng hạn chất eugenol, alkaloid. Do đó, sử dụng lá trầu không chữa bệnh vảy nến hiện nay vẫn được lưu truyền rộng rãi, cách làm như sau:
- Dùng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Sau đó vò nhẹ, cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước, đun trên lửa nhỏ 5 – 10 phút.
- Đổ nước lá trầu không ra chậu, hòa thêm nước lạnh cho âm ấm.
- Dùng nước lá trầu không ấm tắm rửa mỗi ngày để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, tiêu viêm cho làn da đang bị tổn thương do vảy nến gây ra.
4. Mẹo dùng lá lốt trị vảy nến an toàn
Không chỉ được dùng như loại rau chế biến món ăn, lá lốt còn là vị thuốc dân gian sử dụng điều trị các bệnh lý da liễu. Dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Bởi nguyên liệu không chỉ dễ tìm, cách thực hiện cũng đơn giản.

Trong loại lá này chứa các chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn hữu hiệu. Nhờ tính ấm nóng, lá lốt giúp kích thích hoạt động tuần hoàn máu dưới da, cung cấp dưỡng chất giúp thúc đẩy nhanh quá trình điều trị tổn thương. Bạn có thể dùng lá lốt chế biến món ăn hoặc áp dụng kèm với cách chữa sau:
- Chuẩn bị nắm lá lốt tươi, sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại sạch bụi bẩn, tạp chất.
- Tiếp đến cho lá lốt vào trong nồi nấu cùng với 2 lít nước, cho sôi trên bếp vài phút để ra tinh chất.
- Đổ nước ra chậu, pha nước mát cho âm ấm, dùng nước lá lốt tắm rửa tương tự như các biện pháp kể trên.
Áp dụng kiên trì để sớm kiểm soát triệu chứng vảy nến, tránh tình trạng tổn thương lan rộng. Trong khi tắm không nên chà mạnh da, chỉ nên tắm rửa nhẹ nhàng.
5. Tắm nước lá khế chữa bệnh vảy nến
Bên cạnh các loại lá kể trên, bạn có thể sử dụng lá khế nấu nước tắm trị bệnh vảy nến nhẹ. Cách chữa này được ông bà ta lưu truyền từ xa xưa, cho đến nay vẫn cho thấy hiệu quả của mẹo chữa, thậm chí phương pháp còn thích hợp với các đối tượng vảy nến lâu năm, đeo bám dai dẳng.

Theo ghi chép, lá khế mang lại những lợi ích như giải nhiệt, giúp thải độc, chống viêm và giảm ngứa da. Ngoài ra, giới y học hiện đại ngày nay cũng tìm thấy trong lá khế nhiều thành phần hữu ích, giúp diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo da, hạn chế tình trạng nhiễm trùng cho người mắc bệnh vảy nến. Có các cách dùng như sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng vài phút.
- Sau đó cho lá khế vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước.
- Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, chắt nước ra chậu cho nguội còn âm ấm dùng ngâm rửa da bị vảy nến. Kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 lần.
Cách 2:
- Kết hợp lá khế với lá long não, lá cam thảo, lá thông, mỗi vị khoảng 20g.
- Sau khi rửa thật sạch cho vào nôi nấu sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
- Chắt lấy nước để nguội dùng tắm rửa mỗi ngày.
- Dùng nước sạch tráng lại người sau khi sử dụng nước thuốc.
6. Cách trị vảy nến tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ phần cơm dừa, là loại dầu thực vật được nhiều người ưa chuộng với đa dạng công dụng từ chế biến món ăn đến làm đẹp. Trong đó cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng dầu dừa đã được lưu truyền rộng rãi.

Dầu dừa có chứa axit béo tốt giúp tạo lớp màng bảo vệ da khỏi sự tấn công của hại khuẩn, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi làn da đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, hàm lượng axit lauric trong dầu dừa còn giúp diệt nấm, vi khuẩn, và một số virus gây bệnh trên da, tránh tình trạng lan rộng viêm nhiễm.
Sử dụng dầu dừa còn mang lại nhiều lợi ích kháng cho làn da như cung cấp vitamin tái tạo và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng. Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Chọn dầu dừa nguyên chất, đảm bảo chất lượng, không bị pha lẫn tạp chất.
- Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, dùng khăn mềm thấm khô, sau đó thoa dầu dừa lên vị trí vảy nến.
- Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong.
- Giữ dầu dừa trên da thêm 10 – 15 phút, rồi dùng nước ấm vệ sinh lại da, thấm khô.
- Áp dụng cách làm này mỗi ngày để sớm cải thiện tình trạng vảy nến.
7. Sử dụng bồ kết – Cách trị vảy nến tại nhà
Chữa vảy nến bằng bồ kết tại nhà được nhiều người sử dụng, nhất là trường hợp bị vảy nến da đầu. Không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giảm rụng tóc, bồ kết còn chứa chất saponin giúp kháng nấm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, hoạt chất trong bồ kết còn giảm tình trạng bong tróc vảy, giảm ngứa ngáy da đầu hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

- Nướng vài trái bồ kết trên bếp than đến khi có mùi thơm.
- Sau đó đập vụ bồ kết, cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ.
- Nước sôi vài phút rồi đổ ra chậu, pha với nước mát dùng để gội đầu chữa vảy nến.
- Áp dụng cách làm đơn giản này mỗi tuần 3 – 4 lần để sớm cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do vảy nến gây ra.
8. Mẹo hay từ cây lược vàng chữa vảy nến
Cây lược vàng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng cho nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Trong đó có thể kể đến việc hỗ trợ điều trị một số vấn đề về vùng kín cho chị em phụ nữ, chẳng hạn tình trạng ra nhiều khí hư, ngứa ngáy “cô bé”.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nói riêng, bệnh da liễu nói chung, bạn cũng có thể sử dụng cây lược vàng làm thuốc chữa bệnh tại nhà. Cách làm này được dân gian lưu truyền từ nhiều đời nay, giúp khắc phục các vấn đề ngoài da như bong tróc, ngứa ngáy, khô cứng, dày sừng khi bị vảy nến.

Bởi, trong cây lược vàng chứa nhiều chất chống viêm, khoáng khuẩn chẳng hạn như vitamin B2, PP, triacyglyceride,… Ngoài ra, những hoạt chất này còn giúp hình thành lớp màng bảo vệ da, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh chóng, an toàn hơn. Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Dùng khoảng 3 – 5 lá cây lược vàng, rửa và ngâm với nước muối pha loãng cho thật sạch.
- Sau đó cho lá vào cối giã nhuyễn với một ít muối.
- Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị.
- Lưu lại trên da khoảng 20 phút rồi dùng nước ấm rửa lại.
- Đắp thuốc từ cây lược vàng cách ngày giúp bệnh vảy nến cải thiện nhanh chóng hơn.
9. Cây bèo hoa dâu trị ngứa ngáy vảy nến
Cây bèo hao dâu từ xưa đã được ông bà ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, loại cây này còn được gọi là phủ bình, có tính lạnh, mang lại hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tiêu độc và hỗ trợ chữa các vấn đề về mẩn ngứa, dị ứng,…

Sử dụng cây bèo hoa dâu chữa vảy nến là biện pháp dân gian tại nhà, phù hợp với đối tượng vảy nến mới khởi phát, da không có vết thương hở. Cách sử dụng như sau:
- Sử dụng 20 lá bèo hoa dâu kết hợp với 10 lá trầu không, 200g rau răm và 1,3 muỗng muối.
- Sau khi rửa sạch các lá thảo dược, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu với 2 lít nước.
- Đun trên lửa vừa trong khoảng 15 phút, sử dụng 1 ly nước thuốc nhỏ để uống, phần nước còn lại dùng gâm rửa da vảy nến.
- Áp dụng vệ sinh da bằng hỗn hợp nước thuốc 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
10. Cách chữa vảy nến tại nhà bằng nha đam
Sử dụng gel nha đam chữa bệnh vảy nến có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ giúp người bệnh vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị.

Trong gel nha đam chứa nhiều hoạt chất tốt cho làn da. Chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và dưỡng ẩm,… giúp cải thiện tình trạng viêm ngứa, bong tróc, khô da. Đồng thời các dưỡng chất trong nha đam giúp cải thiện độ đàn hồi cho làn da, tăng sinh tế bào mới làm da trở nên mềm mịn hơn. Cách sử dụng như sau:
- Sử dụng 1 bẹ nha đam tươi, rửa sạch sau đó gọt bỏ phần vỏ xanh và loại bỏ nhựa vàng, chỉ lấy phần thịt trong suốt bên trong.
- Vệ sinh da sạch sẽ, sau đó thoa trực tiếp gel nha đam lên khu vực da bị vảy nến.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng để thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn và loại bỏ đi lớp tế bào chết trên da.
- Lưu lại gel trên da thêm 10 – 15 phút, rửa lại với nước sạch, dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.
Trên đây là gợi ý các cách trị vảy nến tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp thăm khám y tế để xác định tình trạng vảy nên đang gặp phải. Trường hợp vảy nến nặng nên can thiệp chữa trị y tế chuyên sâu, các phương pháp dân gian thường không mang lại hiệu quả khả quan đối với các đối tượng này.
Một số lưu ý khi áp dụng cách trị vảy nến tại nhà
Dùng phương pháp dân gian chữa bệnh vảy nến là cách làm được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cách chữa bệnh vảy nến tại nhà chỉ phù hợp đối với tình trạng nhẹ, trường hợp nặng cần có sự kết hợp theo dõi và điều trị y tế. Trong quá trình sử dụng cách chữa tại nhà, bạn đọc nên lưu ý các vấn đề sau đây:

- Phương pháp dân gian có hiệu quả chậm hơn sử dụng tân dược. Do đó nếu chọn áp dụng hướng điều trị này, người bệnh nên kiên trì áp dụng. Ngoài ra, tùy vào cơ địa mỗi người hiệu quả sẽ không hoàn toàn giống nhau.
- Chọn nguyên liệu thận trọng, sử dụng loại không bị lẫn hóa chất độc hại. Sơ chế các loại lá thảo dược sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Các cách chữa tại nhà chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, không có khả năng chữa bệnh dứt điểm và không thể dùng thay thế hoàn toàn cho thuốc điều trị. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng vảy nến không cải thiện sau một thời gian áp dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám và chọn phương án can thiệp khác
- Thận trọng trước khi dùng đối với cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Tham khảo ý kiến người có chuyên môn, thử tiếp xúc thảo dược vùng nhỏ trên da trước khi trực tiếp bôi hoặc tắm nước thảo dược.
- Kết hợp chữa trị và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Áp dụng cách trị vảy nến tại nhà được nhiều người lựa chọn do lành tính, ít phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, mẹo chữa chỉ phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ, người mắc vảy nến nặng nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!