Cách Chữa Viêm Phế Quản Bằng Lá Trầu Không Theo Dân Gian
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không theo dân gian được áp dụng rộng rãi. Với công dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau, các bài thuốc chữa từ lá trầu không có thể cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm phế quản gây ra. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.
Công dụng của lá trầu không trong chữa viêm phế quản
Tận dụng lá trầu không chữa viêm phế quản được nhiều người bệnh áp dụng và phản hồi tích cực. Hiện nay, các bài thuốc chữa từ thảo dược này vẫn được thực hiện nhiều bởi có độ an toàn cao, lành tính, chi phí thấp, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thực tế vẫn nhiều người bệnh hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh viêm phế quản của lá trầu không.
Theo tài liệu y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hơi hắc, công dụng tán hàn, hành khí, chỉ thống, khu phong. Do đó, nhân dân thường dùng thảo dược này để cải thiện tình trạng ho có đờm, thở khò khè, ngứa họng, viêm phế quản và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Trong khi đó, một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra trong lá trầu không chứa các hoạt chất kháng sinh tự như như Cineol, Tanin, Eugenol,… đã được công nhận trên cơ sở khoa học về khả năng chống viêm, sát khuẩn, giảm đau, chống oxy và giảm dịch nhầy ở đường hô hấp. Ngoài ra, những thành phần này còn hỗ trợ tiêu thủng, làm giảm tình trạng thở khò khè, khó thở do bệnh viêm phế quản gây ra.
Hơn nữa, trong lá trầu không còn chứa hàm lượng tinh dầu cao, mang lại hiệu quả trong cải thiện tình trạng ớn lạnh, ho, sốt do bệnh lý gây ra. Hai hoạt chất Betel và Chavico có khả năng ngăn ngừa, ức chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây hại như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis, trực trùng coli,…
Từ những công dụng trên có thể thấy, việc áp dụng các bài thuốc từ lá trầu không có thể đẩy lùi các triệu chứng viêm phế quản ở mức độ nhẹ. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.
6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không theo dân gian
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không an toàn và hiệu quả. Theo đó, bạn có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với một số thảo dược khác để tăng hiệu quả chữa trị. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như khả năng đáp ứng có thể lựa chọn mẹo chữa phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng viêm phế quản đáng kể.
Dưới đây là một cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không được áp dụng phổ biến:
1. Bài thuốc nước sắc từ lá trầu không chữa bệnh lý
Dùng lá trầu không sắc nước uống là một trong những cách chữa viêm phế quản được áp dụng phổ biến. Ngoài tác dụng chữa viêm phế quản, mẹo chữa này còn được dùng để cải thiện tình trạng đau rát họng, sưng họng, ho do nhiễm lạnh và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Uống nước lá trầu không có thể làm giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy ở cổ họng, long đờm, giảm đau do viêm phế quản gây ra. Đồng thời, ức chế vi khuẩn, virus gây hại ở cơ quan hô hấp hiệu quả. Áp dụng cách chữa này đều đặn 1 ngày/ lần liên tục trong vài ngày để cảm nhận hiệu quả cải thiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 8 – 10 lá trầu không tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì vớt ra để ráo
- Cho thảo dược vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ
- Chắt lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày
- Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
2. Chữa viêm phế quản với lá trầu không và mật ong
Theo ghi chép Đông y, mật ong có tính bình, vị ngọt, công dụng bổ trung, thanh nhiệt, nhuận phế, bồi bổ tỳ vị và bổ khí lực. Do đó, nhân dân thường dùng mật ong để cải thiện chức năng tiêu hoá, chữa suy nhược cơ thể và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan,…
Công dụng chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ của mật ong còn được chứng minh trên phương diện khoa học. Các nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy nhiều thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa trong mật ong giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể, cải thiện khả năng miễn dịch. Hơn nữa, nguyên liệu này còn có tác dụng kháng nấm, ức chế vi khuẩn và vô hiệu hóa virus gây hại. Chính vì vậy, kết hợp lá trầu không và mật ong nguyên chất có thể đẩy lùi nhanh các triệu chứng viêm phế quản.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 10 gam lá trầu không và mật ong nguyên chất
- Lá trầu không sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn thì cho vào máy cùng với 1 ít nước rồi xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước cốt và cho thêm 1 ít mật ong nguyên chất vào khuấy đều và uống trực tiếp
- Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần sau bữa ăn, áp dụng đều đặn sau 2 tuần sẽ cảm nhận bệnh lý thuyên giảm.
3. Kết hợp lá trầu không và gừng tươi chữa viêm phế quản
Dùng lá trầu không kết hợp với gừng tươi là mẹo dân gian chữa viêm phế quản được nhiều người bệnh áp dụng và đạt hiệu quả tốt. Cả hai thảo dược này đều chứa hoạt chất Cineol có tác dụng làm mát, giảm đau rát họng, tiêu trừ vi khuẩn, virus gây viêm. Hơn nữa, hoạt chất Gingerol có trong gừng tươi còn có đặc tính chống viêm, sát khuẩn và giảm đau hiệu quả.
Nếu thực hiện cách chữa này đều đặn và đúng cách có thể đẩy lùi các triệu chứng ho, có đờm, đau rát cổ họng, giảm sốt do viêm phế quản gây ra, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang những cơ quan lân cận. Ngoài ra, bài thuốc chữa này còn có tác dụng điều trị một số bệnh khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm amidan, ho, dị ứng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Lá trầu không mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng. Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng
- Cho các dược liệu vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước sốt và bỏ bã
- Dùng nước ép lá trầu không và gừng tươi uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút
- Thực hiện đều đặn trong 5 – 7 ngày để cảm nhận hiệu quả bài thuốc chữa.
4. Bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá trầu không và củ nén
Củ nén hay hành tăm có tính ấm, vị cay nồng, mùi hăng, tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn và làm ấm đường hô hấp nên thường được dùng trong các bài thuốc chữa viêm họng, viêm phế quản, ho,… Nhất là những trường hợp viêm phế quản kèm theo biểu hiện đau rát cổ họng, ớn lạnh, sốt.
Mặc dù có mùi khá hăng nhưng bài thuốc chữa từ lá trầu không và củ nén mang lại hiệu quả cao trong cải thiện bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính. Tuy nhiên, tránh áp dụng mẹo chữa này cho trẻ nhỏ vì có vị cay và múi hăng gây khó chịu, nôn mửa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 10 gam lá trầu không và 2 – 4 củ nén
- Lá trầu không sau khi rửa ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì vớt ra để ráo
- Củ nén gọt vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
- Cho các nguyên liệu vào cối giã nát và cho khoảng 250ml sôi vào hỗn hợp này ngâm khoảng 20 phút
- Sau đó vắt lấy phần nước cốt, chia thành 2 lần và uống hết trong ngày
5. Lá trầu không kết hợp với nghệ vàng cải thiện bệnh lý
Trong nghệ vàng chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe nói chung và điều trị viêm phế quản nói riêng, đặc biệt là hoạt chất curcumin có khả năng ức chế sự tấn công, phát triển quá mức của virus và vi khuẩn gây bệnh.
Hơn nữa, curcumin còn mang lại hiệu quả trong việc long đờm, giảm ho, tiêu viêm. Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hoá có trong dược liệu có khả năng chống lại các gốc tự do, đồng thời hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi và 1 củ nghệ vàng
- Lá trầu không mang đi rửa sạch, nghệ cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
- Cho hai dược liệu vào cối giã nát, sau đó cho 250ml sôi vào khuấy đều rồi đậy nắp hãm khoảng 20 phút
- Lọc lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày
6. Lá trầu không kết hợp với các dược liệu Đông y
Ngoài những mẹo chữa trên, người bị viêm phế quản cũng có thể kết hợp lá trầu không và các dược liệu Đông y để đẩy lùi các triệu chứng do bệnh lý gây ra như ho, có đờm, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau họng. Một số vị thuốc Đông y có dược tính và công năng chữa trị bệnh thường được dùng như nụ đinh hương, nhục đậu khấu. Việc áp dụng đều đặn và đúng liều lượng sẽ giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả, đồng thời giúp phòng ngừa tái phát lâu dài.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 10 gam lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu mỗi loại 5 gam
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 300ml nước lọc, đun trên lửa nhỏ
- Đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước
- Chia lượng nước thuốc sắc được thành 3 lần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng liên tục trong 10 ngày để cải thiện các triệu chứng viêm phế quản
Một số lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Lá trầu không được biết đến là một trong những thảo dược tự nhiên lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ như một số loại thuốc tân dược. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc chữa viêm phế quản từ thảo dược này không đúng cách và đều đặn có thể làm giảm hiệu quả chữa trị, đồng thời gây kích ứng, dị ứng.
Do đó, khi dùng lá trầu không chữa viêm phế quản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ. Các mẹo chữa này chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu viêm phế quản tiến triển nghiêm trọng, có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Trước khi dùng lá trầu không chữa bệnh, cần ngâm thảo dược với nước muối pha loãng để giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất. Nếu sử dụng nguyên liệu chưa được làm sạch hoàn toàn có thể gây kích ứng và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa viêm phế quản, người bệnh cần cách ly với những tác nhân, dị nguyên gây dị ứng, kích ứng như phấn hoá, hoá chất, bụi bẩn, lông động vật, thời tiết lạnh,…
- Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng một số hoạt chất trong lá trầu không có thể gây kích ứng, nhất là người có cơ địa dị ứng. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc, bạn nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết để được xử lý kịp thời.
- Không nên áp dụng bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh và người đang mắc bệnh dạ dày.
- Viêm phế quản là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến, bệnh có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, song song với điều trị, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hoàn toàn, ngăn ngừa tái phát.
Bài viết đã tổng hợp một số cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không theo dân gian cũng như lưu ý trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. Đồng thời can thiệp điều trị y tế trong trường hợp cần thiết để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!