Cách Chữa Viêm Khớp

Mẹo chăm sóc khớp tại nhà có thể giúp cải thiện bệnh viêm khớp ở những trường hợp nhẹ và hỗ trợ điều trị ở những trường hợp nặng. Tuy nhiên, lưu ý rằng các mẹo này không thể chữa trị triệt để và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Xoa bóp và chườm:

  • Xoa bóp khớp giúp giảm đau và tăng sự linh hoạt.
  • Chườm nóng và lạnh giúp giảm đau và sưng. Nước ấm cải thiện lưu thông máu, trong khi nước lạnh giảm sưng và đau.

Ngâm chân:

  • Ngâm chân trong nước ấm với thảo mộc như tinh dầu bạc hà và muối biển giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng viêm khớp.

Tập thể dục:

  • Tập thể dục đều đặn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, và Pilates giúp cải thiện linh hoạt và giảm đau do viêm nhiễm. Tư vấn từ chuyên gia là quan trọng trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi để giảm viêm nhiễm.
  • Tiêu thụ rau củ xanh và quả mọng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa.
  • Bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, hạt lanh để hỗ trợ sức khỏe xương.

Sử dụng thuốc:

  • Dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc thuốc sinh học như etanercept và infliximab dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vật lý trị liệu:

  • Bài tập vật lý được thiết kế để cải thiện linh hoạt và giảm đau.

Phẫu thuật:

  • Phương án phẫu thuật như thay thế khớp có thể được xem xét cho những trường hợp nặng.

Cây thuốc Nam và Đông y:

  • Các cây thuốc như gối hạc, đinh lăng, và vòi voi có thể được sử dụng như một phần của liệu pháp truyền thống.

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chăm sóc nào, và không nên tự y áp dụng mà không được tư vấn chuyên gia y tế.

Viêm khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ra đau nhức, làm giảm khả năng vận động của khớp xương, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Theo đó, việc áp dụng các cách chữa viêm khớp từ sớm sẽ giúp bảo vệ xương khớp, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan bệnh viêm khớp

Viêm khớp có tên khoa học là Arthritis, đây là một thuật ngữ dùng chung để nói đến khoảng 200 loại bệnh lý về thấp khớp khác nhau chứ không phải ý chỉ một bệnh duy nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Viêm khớp được hiểu đơn giản là tình trạng các khớp bị viêm và gây ảnh hưởng suy giảm chức năng đến nhiều khớp, các mô bao quanh khớp liên quan.

Một số bệnh thấp khớp liên quan đến viêm khớp cụ thể như gout, viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hóa... Hầu hết những bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi, nhưng hiện nay cũng có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở người trẻ, thậm chí là trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các chuyên gia cho biết, không có một nguyên nhân chung nào để lý giải sự hình thành của tất cả các bệnh viêm khớp. Nhưng thực tế vẫn có thể chia các nguyên nhân gây viêm khớp làm 2 nhóm chính gồm:

  • Nguyên nhân tại khớp: Bệnh viêm khớp này xảy ra do khớp bị thoái hóa, viêm sụn, bị bào mòn, sần sùi hoặc bị chấn thương... dẫn đến sự mất mô nghiêm trọng.
  • Nguyên nhân ngoài khớp: Một số nguyên nhân ngoài khớp như tổn thương các thành phần bên trong khớp (viêm khớp dạng thấp), rối loạn chuyển hóa (bị gout), do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp lót bên trong khớp... khiến cho cấu trúc và hoạt động của khớp bị ảnh hưởng dẫn đến viêm.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, hầu hết các dạng viêm khớp xảy ra là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như:

1. Yếu tố di truyền

Các chuyên gia cho biết, một số gen di truyền có liên quan đến một vài dạng viêm khớp. Một số bệnh lý phổ biến xảy ra do di truyền như: lupus ban đỏ, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... Chính vì vậy, nếu trong gia đình có thành viên nào có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp thì nguy cơ thế hệ tiếp theo mắc bệnh tương tự là rất cao.

2. Do tuổi tác

Tuổi tác ngày càng cao là nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp. Lý giải tình trạng này là do cơ thể con người chúng ta sẽ dần bị thoái hóa do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Lúc này, xương khớp và sụn cũng không nằm ngoài sự thoái hóa này, chúng trở nên giòn hơn và dễ gãy, bào mòn lớp đệm và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Các chuyên gia xương khớp cho biết, bắt đầu từ độ tuổi 40 - 50 là giai đoạn phát triển của hầu hết các bệnh lý về xương khớp.

3. Do giới tính

Các dạng viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở nữ giới. Cụ thể có đến 60% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp. Nhưng cũng có căn bệnh viêm khớp xảy ra chủ yếu ở đàn ông đó là bệnh gout.

4. Do bị chấn thương

Những tổn thương khớp trước đó hoặc làm việc quá sức là yếu tố càng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến các khớp xương và mắc các bệnh viêm khớp. Ngoài ra, việc chơi thể thao quá mức, tay chân phải hoạt động liên tục hoặc đòi hỏi sức bền cao khiến các khớp phải chịu áp lực lớn cũng là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị viêm khớp.

Bệnh Viêm Khớp
Gặp phải các chấn thương khi lao động hoặc tập thể thao... là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

5. Do thừa cân béo phì

Những người bị thừa cân béo phì được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao. Nguyên nhân là do trọng lượng cân nặng quá khổ sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống xương khớp, trong đó có cột sống. Nếu phải chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp gối, khớp háng... Chính vì vậy, những người thừa cân béo phì luôn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cân nặng vừa phải, vóc dáng cân đối.

6. Do mắc một số bệnh lý nhiễm trùng

Một số bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm tụ cầu khuẩn, gout, nhiễm trùng khớp...  xảy ra khi khớp hoặc xung quanh khớp bị virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân của sự suy giảm chức năng sụn, khớp. Chính vì vậy, những người thuộc nhóm này thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn so với người bình thường.

7. Do tính chất nghề nghiệp

Viêm khớp là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai từ người già cho đến trẻ em và đến từ các yếu tố khác nhau, trong đó có nghề nghiệp mà bạn đang làm. Những công việc có liên quan đến lao động tay chân, cần sự linh hoạt của khớp tay, khớp chân trong thời gian dài dẫn đến sự suy yếu của xương và sụn khớp, hậu quả là gây viêm khớp.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp cũng như cách chúng xuất hiện rất khác nhau tùy theo loại viêm khớp mà bạn mắc phải. Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp đều là mãn tính vì chúng thường xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh sau đó, tuy nhiên tái phát nhiều lần không khỏi dứt điểm.

Tuy nhiên, nếu quan sát thấy 4 triệu chứng cơ bản  sau đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời:

Bệnh Viêm Khớp
Các triệu chứng viêm khớp điển hình như đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ, căng cơ...

  • Đau nhức: Các cơn đau nhức do viêm khớp thường xuất hiện đột ngột thành từng đợt hoặc kéo dài mà không có dấu hiệu báo trước. Đôi lúc bạn cảm thấy cơn đau chỉ ở một chỗ nhưng cũng có khi đau cùng một lúc nhiều vị trí khác nhau.
  • Sưng đỏ: Khi bị viêm khớp, vùng da bên ngoài tại khớp đó sẽ bị sưng đỏ, chạm vào cảm thấy hơi ấm nóng.
  • Căng cứng khớp: Đây được xem là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp, nó thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài. Thậm chí, sau khi tập thể dục xong cũng có thể bị cứng khớp, tạo ra âm thanh lạo xạo khi cử động.
  • Khó di chuyển: Người bệnh gặp khó khăn, đau nhức trong việc di chuyển, vận động và sau khi ngồi xuống đứng lên.

Ngoài những triệu chứng trên, bị viêm khớp còn có thể kèm theo một vài dấu hiệu nhận biết chung khác như sút cân, gầy ốm, phát ban, khó thở, ngứa ngáy...

Mẹo chăm sóc khớp tại nhà

Với những bệnh nhân thể nhẹ, viêm khớp chưa gây ra nhiều tác động tiêu cực, có thể thực hiện một số mẹo chữa tại nhà sẽ cải thiện bệnh khá tốt. Ngoài ra, với trường hợp nặng, các cách này cũng có khả năng hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mẹo không thể điều trị dứt điểm bệnh và hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Xoa bóp và chườm

Các thao tác xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh là giải pháp giúp giảm đau, giảm sưng tấy khớp tức thì. Bệnh nhân nên thực hiện những kỹ thuật này khi các đợt viêm khớp tái phát.

Xoa bóp khớp:

Việc xoa bóp là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả để giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của các khớp bị viêm khá rõ rệt. Biện pháp này giúp bệnh nhân giảm căng thẳng cơ bắp, kích thích quá trình tuần hoàn máu, đẩy lùi các dấu hiệu viêm nhiễm và tăng cường khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Khi xoa bóp, nên dùng thêm tinh dầu hoặc kem để giúp tay trơn tru và giảm ma sát, tăng khả năng tác động lên khớp xương. Duy trì đều đặn hàng ngày hoặc bệnh nhân có thể thực hiện khi xuất hiện cơn đau.

Chườm nóng và lạnh:

Khi chườm nóng, nước ấm giúp mở rộng các mạch máu, cải thiện khả năng lưu thông và giảm căng thẳng tại cơ bắp. Điều này giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện sự linh hoạt cho khớp xương. Ngoài ra, có thể ngâm toàn thân trong bồn nước ấm cũng rất tốt.

Ngược lại, chườm lạnh có thể giúp làm giảm sưng và đau do viêm nhiễm. Bệnh nhân dùng túi đá hoặc bọc đá trong khăn mỏng để tránh làm tổn thương da. Áp dụng lạnh trong khoảng 15 phút có thể giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm đẩy lùi cơn đau đau ngay tức thì.

cach chua viem khop
Xoa bóp thường xuyên có thể giảm cơn đau khớp

Ngâm chân

Cách chữa viêm khớp bằng ngâm chân sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi đi ngủ. Đây là một biện pháp tự nhiên hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện tình trạng viêm khớp.

Thông qua nước ấm và các thảo được đi kèm, tình trạng căng thẳng giảm đi rõ rệt, kích thích sự tuần hoàn máu để cải thiện biên độ vận động khớp xương.

Bệnh nhân hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, thêm vào đó một số tinh dầu thảo mộc như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, kết hợp với muối biển để tăng cường tác dụng chống viêm và giảm đau. Ngâm chân trong khoảng 15-20 phút trước lúc đi ngủ để cho tác dụng tốt nhất.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn và hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm khớp.

Việc duy trì tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sự linh hoạt của khớp mà còn giảm đau và sưng do viêm nhiễm. Các bài tập bệnh nhân có thể áp dụng như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, các bài tập yoga và Pilates thiết kế đặc biệt cho người có vấn đề về khớp.

Tuy nhiên, trước khi tập luyện cần có sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật từ người có chuyên môn để đảm bảo lựa chọn bài tập phù hợp với thể lực, tình trạng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Thực đơn ăn uống khoa học có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm các dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm khớp, cải thiện sưng tấy, đau nhức. Đồng thời, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm quanh khớp. Trong dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

Nhóm dinh dưỡng có lợi:

  • Các loại cá giàu axit béo omega-3: Cá như trích, cá hồi, cá thu cung cấp nhiều omega-3 giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ sự linh hoạt của khớp.
  • Rau củ xanh: Măng tây, cải kale, cần tây, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông,... chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây tổn thương khớp.
  • Quả mọng: Các loại hoa quả mọng như dâu tây, việt quất, nho, đặc biệt là mâm xôi có chứa anthocyanin, một chất chống viêm mạnh, giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp.
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi không chỉ làm mạnh xương mà còn giúp giảm nguy cơ viêm khớp. Do đó, bệnh nhân nên dùng thường xuyên sữa, sữa chua, hạt lanh,....

cach chua viem khop
Sử dụng thực phẩm khoa học là cách chữa viêm khớp hiệu quả

Nhóm thực phẩm có hại:

  • Thực phẩm chứa chất béo và đường cao: Nhóm đồ ăn này có thể gây viêm nhiễm và làm tăng cân, tăng áp lực lên khớp xương, đặc biệt là khớp gối và háng. Vì vậy cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt, và thực phẩm chế biến.
  • Thực phẩm chứa gluten: Gluten có thể tăng cường phản ứng viêm, khiến bệnh viêm khớp ngày càng trở nên nghiêm trọng.
  • Thực phẩm chứa purine cao: Các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, dê, tôm,... giàu purine có thể tăng sản xuất axit uric và kích thích bùng phát viêm khớp.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Caffeine và thực phẩm chứa chất kích thích, đồ, uống chứa cồn làm tăng cường việc kích thích tổn thương khớp, giảm hiệu quả các loại thuốc khi sử dụng.

Tây y

Y học hiện đại đã có rất nhiều phương thuốc chữa viêm khớp được ứng dụng trong các bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cần kết hợp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật nếu bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

Dùng thuốc chữa viêm khớp

Các loại thuốc chữa viêm khớp được dùng nhiều nhất phải kể tới gồm:

  • Thuốc giảm đau: Bệnh nhân dùng chủ yếu là acetaminophen để kiểm soát các cơn đau, dịu triệu chứng khó chịu tại khớp xương. Ngoài ra, nếu bệnh nặng hơn sẽ cần chuyển qua tramadol hoặc oxycodone.
  • Thuốc sinh học: Dùng với mục đích tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, từ đó ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm tại khớp xương. Trong đó, etanercept và infliximab là 2 loại thuốc được chỉ định nhiều nhất.
  • Thuốc chống thấp khớp: Nhằm cản trở các tổn thương ở khớp lan rộng, làm chậm lại những phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Từ đó phục hồi sức khỏe xương khớp nhanh chóng.
  • Các thuốc bôi ngoài da: Cùng với thuốc uống, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại kem, gel bôi ngoài da để dịu đau tức thì, giảm sưng đỏ khớp.

cach chua viem khop
Bệnh nhân có thể dùng cả thuốc uống và tiêm tùy từng trường hợp

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Các loại thuốc trên đều cần có chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng, tránh tự ý kê đơn hoặc thay đổi thuốc sẽ dễ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, cơ thể kháng thuốc.
  • Một số loại thuốc giảm đau khi dùng trong thời gian dài có thể làm bệnh nhân bị các tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi,...
  • Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc ngày càng nghiêm trọng, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ.
  • Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc Tây, bệnh nhân vẫn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được thực hiện với mục đích tạo sự linh hoạt cho khớp xương, giảm đau, giúp bệnh nhân có thể phục hồi khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thực hiện các bài tập giúp người bệnh giảm căng thẳng cơ bắp và tăng độ co dãn của các khớp, làm giảm sự co cứng và tăng biên độ vận động. Ngoài ra còn kết hợp thêm các bài tập tăng cường cơ, tùy thuộc vào vùng khớp bị ảnh hưởng để nâng cao sức mạnh cho các bó cơ quanh khớp.

Phẫu thuật

Với những người bị viêm khớp nặng, các khớp xương đã tổn thương không thể phục hồi, không có khả năng vận động, cần cân nhắc phương án phẫu thuật. Một số kỹ thuật mổ khớp được áp dụng như sau:

  • Thay thế khớp: Trong trường hợp khớp bị tổn thương nặng và không còn khả năng phục hồi, việc thay thế khớp rất cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khớp bị tổn thương và thay thế bằng một khớp nhân tạo, giúp tái tạo chức năng và giảm đau.
  • Phẫu thuật gắp xơ: Đối với những trường hợp viêm khớp do xơ cứng, phẫu thuật có thể được thực hiện để gắp xơ và tái tạo cấu trúc khớp, từ đó phục hồi độ linh hoạt cho khớp xương.
  • Điều chỉnh cấu trúc khớp: Phẫu thuật có thể được thực hiện để điều chỉnh cấu trúc của khớp, giúp phân phối áp lực đồng đều và giảm căng thẳng lên các mô xung quanh.

cach chua viem khop
Phẫu thuật sử dụng khi khớp đã tổn thương hoàn toàn

Cách chữa viêm khớp bằng cây thuốc Nam

Cùng với thuốc Tây y, thuốc Nam cũng được nhiều bệnh nhân ưa chuộng khi chữa viêm khớp. Bởi các vị thuốc này có nhiều thành phần dược chất nổi bật, giúp giảm sưng đau, phục hồi sức khỏe xương khớp khá tốt, nguyên liệu cũng dễ kiếm.

Trong đó, một số cây thuốc được dùng nhiều nhất gồm có:

Cây gối hạc

Cây gối hạc được biết đến từ lâu với các đặc tính giảm viêm và giảm đau, đặc biệt là trong trường hợp viêm khớp. Thành phần của thuốc có các acid boswellic và diterpenes. Các chất này được cho là có khả năng chống viêm và đẩy lùi sưng đua mạnh mẽ.

Cách dùng: Chuẩn bị phần rễ cây, rửa sạch rồi nấu nước uống. Ngoài ra, có thể đem rễ ngâm rượu và dùng tối đa 20ml mỗi ngày.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loại thảo dược quý được sử dụng trong dân gian từ hàng ngàn năm và được biết đến với nhiều đặc tính chữa trị bệnh xương khớp. Vị thuốc Nam này có chứa nhiều loại hợp chất, trong đó nổi bật là ginsenosides - một nhóm các saponins triterpenoid. Qua đó giảm viêm nhiễm, hạn chế cơn đau và giúp bệnh nhân cải thiện sự linh hoạt của khớp xương.

Cách dùng: Lấy khoảng 30g thân, lá đinh lăng, rửa sạch rồi nấu nước uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

cach chua viem khop
Cây đinh lăng có thể giảm đau, giảm viêm khá tốt

Cây vòi voi

Cây vòi voi cung cấp nhiều acid boswellic, một loại diterpenoid có khả năng chống viêm và giảm đau. Các acid này sẽ nhanh chóng ức chế các enzyme gây viêm và sự phát triển của các tế bào viêm nhiễm, từ đó giảm triệu chứng của viêm khớp khá rõ rệt. Ngoài ra, khớp cũng tăng cường linh hoạt, giảm co cứng đáng kể.

Cách dùng: Lấy cây vòi voi tươi, rửa sạch rồi giã nhỏ. Sau đó cho lên chảo sao nóng cùng rượu trắng. Hỗn hợp thu được đem bọc lại bằng khăn sạch và chườm lên vùng bị viêm khớp.

Bài thuốc Đông y

Từ lâu, Đông y đã có không ít phương thuốc điều trị viêm khớp với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thuốc là sự kết hợp từ nhiều loại dược liệu nổi bật, cho khả năng giảm đau xương khớp, đẩy lùi viêm nhiễm, phục hồi khớp từ sâu bên trong. Ngoài ra, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân cũng tăng lên rõ rệt.

Tuy cần đầu tư thời gian để sắc thuốc nhưng người bệnh sẽ đạt được hiệu quả trị bệnh khá tốt, an toàn với cơ thể dù dùng trong thời gian dài.

Các bài thuốc thường dùng gồm:

Bài thuốc số 1:

  • Vị thuốc: Khương hoạt, khương hoàng, xích thược, đương quy, trần bì, quế chi, hoàn kỳ, đại táo, xuyên khung, phòng phong, cam thảo.
  • Cách sử dụng: Thuốc đem sắc 1 thang hàng ngày, cho vào 800ml nước để thu về 300ml. Nước thuốc nên hâm ấm trước khi dùng và chia làm 3 bữa nhỏ.

Bài thuốc số 2:

  • Vị thuốc: Khương hoạt, sinh địa, xuyên khung, tế tân, đương quy, thông bạch, cam thảo, thương truật, phòng phong, bạch chỉ.
  • Cách sử dụng: Đem thuốc sắc với 5 bát nước, đợi cạn bớt còn 2 bát sẽ dừng lại và chắt ra để dùng hết trong ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Vị thuốc: Bạch chỉ, ý dĩ, thổ phục linh, uy linh tiên, vòi voi, cam thảo, quế chi, ké đầu ngựa, hy thiêm.
  • Cách sử dụng: Thuốc sắc 1 thang hàng ngày với 1 lít nước. Phần nước thu về nên chia nhỏ khi uống để có kết quả tốt nhất.

cach chua viem khop
Các bài thuốc Đông y thường khá an toàn với cơ thể

Nhìn chung, các cách chữa viêm khớp được áp dụng khá đa dạng hiện nay. Nhưng bệnh nhân cần phải thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp. Không tự chữa tại nhà sẽ dễ xảy ra biến chứng, bệnh không thuyên giảm và còn đe dọa tới sức khỏe tổng thể.

Nguồn tham khảo:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...