7+ Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Tại Nhà Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi được đánh giá cao bởi hiệu quả cải thiện tích cực bệnh, đồng thời vô cùng đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp này, cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để có thể sử dụng tỏi đúng cách trong quá trình trị chứng trào ngược.

Công dụng chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Tỏi vốn là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn, bên cạnh đó, người ta còn biết đến tỏi như một “vị thuốc” hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Theo Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, mùi hăng. Ăn tỏi thường xuyên có tác dụng điều vị, khai trợ tiêu hoá, chữa bụng trướng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm nóng rát thượng vị.

Các phân tích khoa học từ Y học hiện đại cũng chứng minh công dụng của các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Theo đó, hiệu quả này có được nhờ lượng hoạt chất mà tỏi đang sở hữu, cụ thể như:

  • Các chất fructan, diallyl sulfide, acid amin,… giúp kháng khuẩn, tăng khả năng miễn dịch, giúp nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa và chống lại sự tấn công của vi khuẩn hay các tác nhân gây trào ngược dạ dày.
  • Chất Allicin trong tỏi có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP gây nên các bệnh lý về dạ dày như trào ngược, viêm loét, ung thư.
  • Trong tỏi có chứa lưu huỳnh giúp kích thích tăng sinh tế bào nội mạc, giãn cơ trơn, mạch máu. Nhờ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.
  • Các vitamin (vitamin B1, vitamin B2, vitamin C) có tác dụng tiêu viêm, giảm tình trạng sưng đau, viêm loét và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày.
  • Khoáng chất sắt, kali, magie giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm tần suất co bóp tại dạ dày. Nhờ đó, các cơn trào ngược, đau rát thượng vị cũng ít xuất hiện hơn.

Xem thêm: 17 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà, Dứt Điểm Cơn Đau

tỏi như một "vị thuốc" hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
tỏi như một “vị thuốc” hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Hướng dẫn 7 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Nguyên tắc hàng đầu trong việc chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi là lựa chọn được phương pháp đảm bảo giữ trọn được dưỡng chất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 7 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi mang đến hiệu quả cao nhất.

Ăn tỏi đen trực tiếp

Cách ăn tỏi trực tiếp vô cùng đơn giản, nhưng lại là cách giúp đảm bảo giữ trọn dưỡng chất hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, thay vì tỏi trắng có mùi rất hăng, bạn nên ăn tỏi đen (loại tỏi trắng đã được trải qua quá trình lên men với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp). Loại tỏi này có vị ngọt, dẻo và mùi không còn quá hăng. Đồng thời, sau khi lên men, tỏi đen gia tăng hoạt chất S-Allyl cysteine giúp gia tăng hiệu quả chống lão hóa gấp 10 lần so với tỏi trắng. Đồng thời, tỏi đen cũng có được đánh giá cao hơn trong hiệu quả hồi phục thương tổn, tăng cường đề kháng, giúp các triệu chứng trào ngược như ợ hơi, ợ nóng giảm nhanh chóng.

Cách thực hiện: Nhai trực tiếp từ 2 đến 3 củ tỏi mỗi ngày, chia làm 3 lần sáng, trưa và chiều tối.

Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi kết hợp mật ong

Bên cạnh tỏi, mật ong cũng là loại “dược liệu thiên nhiên” rất tốt cho dạ dày với khả năng kháng viêm, tiêu sưng, thúc đẩy chữa lành các vết viêm loét và giảm nhanh triệu chứng trào ngược. Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất vitamin C, vitamin B, vitamin E, vitamin K, kali, kẽm rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ cân bằng điện giải trong dày. Vậy nên, kết hợp tỏi với mật ong tạo nên bài thuốc quý điều trị hiệu quả bệnh lý về dạ dày.

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi (3 nhánh), mật ong nguyên chất (100ml).

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi và rửa sạch, sau đó giã nát hoặc đem xay nhuyễn.
  • Cho tỏi vào hũ nhỏ, rót thêm mật ong vào rồi đậy kín nắp.
  • Ngâm tỏi với mật ong trong vòng 20 ngày là có thể sử dụng được.

Mỗi ngày uống 2 – 3 thìa tỏi mật ong, áp dụng liên tục trong khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ thấy bệnh trào ngược giảm rõ rệt.

Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi kết hợp mật ong
Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi kết hợp mật ong

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi ngâm rượu

Ngâm tỏi với rượu là bài thuốc dân gian điều trị nhiều bệnh như trào ngược dạ dày, điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol xấu và cải thiện các vấn đề về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng. Đối với tác dụng chữa trào ngược dạ dày, bạn sẽ thấy được triệu chứng đau chướng bụng, ợ hơi, ợ chua giảm rõ rệt sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng. Hiệu quả này đạt được nhờ rượu tỏi có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn trong dạ dày, đẩy nhanh tốc độ chữa lành viêm loét, tái tạo niêm mạc.

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi (40g), rượu trắng (100ml), bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi, đập dập và băm nhuyễn.
  • Cho tỏi vào bình, rót toàn bộ rượu đã chuẩn bị vào rồi đóng kín nắp.
  • Bảo quản bình rượu tỏi nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào.
  • Sau 2 tuần, hoạt chất trong tỏi sẽ tiết ra rượu là có thể sử dụng được.

Nên uống rượu tỏi 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ uống 1 chén nhỏ trong bữa ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Kết hợp tỏi và gừng chữa trào ngược dạ dày

Với đặc tính ấm, vị cay, gừng được sử dụng phổ biến trong Đông y với công dụng nâng cao hệ miễn dịch và điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng còn có khả năng kháng viêm, giảm đau rất hữu hiệu.

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi (2 tép), gừng (1 củ), mật ong nguyên chất (20ml), nước lọc (100ml).

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Gọt vỏ gừng, rửa sạch và cắt thành các lát mỏng.
  • Đun sôi nước, sau đó bỏ tỏi và gừng vào nấu trong 20 phút.
  • Đợi khi nước trong nồi cạn chỉ còn 1/3 thì cho mật ong vào, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản ở tủ lạnh ngăn mát. Mỗi ngày uống 1 thìa, trong khoảng 2 tuần sẽ thấy bệnh trào ngược dạ dày thuyên giảm.
Kết hợp tỏi và gừng chữa trào ngược dạ dày
Kết hợp tỏi và gừng chữa trào ngược dạ dày

Dùng tỏi và quất tươi

Trong quả quất chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó, ngăn ngừa tối đa sự tấn công của vi khuẩn HP gây bệnh lý về dạ dày. Đặc biệt, khi kết hợp cùng tỏi, các hoạt chất trong 2 nguyên liệu này tương tác với nhau giúp giảm acid trong dịch vị, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi (2 củ), quất (10 quả), mật ong (50ml).

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi, đập dập và băm nhuyễn.
  • Quất vắt lấy nước cốt, lọc bỏ phần hạt.
  • Cho hỗn hợp nước quất và tỏi vào lọ thủy tinh, rót thêm mật ong rồi đậy nắp, ngâm trong 14 ngày là dùng được.

Mỗi ngày bạn nên ăn 2 – 3 lần tỏi ngâm quất, mỗi lần ăn 1 thìa nhỏ. Bệnh trào ngược sẽ thuyên giảm trong vòng 2 tuần sử dụng.

Kết hợp tỏi và lá bạc hà chấm dứt cơn trào ngược dạ dày

Trong Đông Y, lá bạc hà có tính mát, vị cay, có khả năng gây tê nhẹ và làm dịu tổn thương trong dạ dày hiệu nghiệm. Đặc biệt, khi sử dụng lá bạc hà, cơ đường ruột được giãn ra, giúp hạn chế các biểu hiện trào ngược dạ dày như ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu.

Chuẩn bị: Tỏi tươi (1 nhánh), lá bạc hà tươi (50g).

Cách thực hiện:

  • Rửa tỏi và lá bạc hà sạch với nước, sau đó nhai sống 2 – 3 lần/ngày.
  • Thực hiện liên tục trong 7 ngày đến khi cơn đau dạ dày thuyên giảm.
Kết hợp tỏi và lá bạc hà
Kết hợp tỏi và lá bạc hà

Bổ sung tỏi vào món ăn hàng ngày

Đây là cách đơn giản và dễ ăn nhất trong các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn như: Rau lang nộm tỏi, rau muống xào tỏi, tôm hấp tỏi, gà nướng tỏi,… Cách này vừa giúp món ăn trở nên thơm ngon nức mũi lại giúp cải thiện tích cực tình trạng sức khỏe.

Đối tượng không nên áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi rất lành tính lại mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, vì vốn có tính nóng và sở hữu những hoạt chất khá mạnh trong thành phần nên một số đối tượng không nên áp dụng phương pháp này.

  • Người có huyết áp cao, đang bị sốt cao không nên ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày.
  • Những người bị rối loạn đông máu, người đang sử dụng thuốc Aspirin hoặc các loại thuốc chống đông máu.
  • Người có cơ địa nóng trong, đang bị nhiệt miệng, viêm lợi, mắc các bệnh về mặt.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú không nên áp dụng cách này.
  • Người bị dị ứng với tỏi hoặc dị ứng với các thành phần khác trong công thức.

Điều cần lưu ý khi ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày

Nếu không nằm trong nhóm đối tượng trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng 7 phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Tuy nhiên, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong khi dùng tỏi:

  • Không để nguyên cả tép tỏi khi ngâm: Ngâm nguyên cả tép khiến các hoạt chất khó tiết ra ngoài. Vì thế dù áp dụng cách nào, bạn cũng cần đập dập, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tỏi.
  • Sử dụng trong liều lượng khuyến nghị: Người bệnh chỉ sử dụng tỏi chữa trào ngược dạ dày với liều lượng vừa phải đã được khuyến nghị. Bởi việc lạm dụng quá nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng triệu chứng ợ nóng và gây ra mùi hôi cho cơ thể.
  • Không sử dụng tỏi khi bụng đói: Các hoạt chất có trong tỏi sẽ rất mạnh, nếu ăn khi đói bụng sẽ tác động làm dạ dày bị nóng, đồng thời làm tăng cảm giác bị đau dạ dày hơn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc Tây: Thành phần trong tỏi có thể tương tác với các hoạt chất trong thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang có ý định sử dụng song song cả tỏi và thuốc Tây.
Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tỏi để dưỡng chất được tiết ra hoàn toàn
Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tỏi để dưỡng chất được tiết ra hoàn toàn

Không thể phủ nhận hiệu quả của 7 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có tình trạng trào ngược ở giai đoạn nặng thì nên đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm: 

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...