Những Cách Chữa Đau Vai Gáy Của Người Nhật Đơn Giản, Hiệu Quả
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chữa đau vai gáy của người Nhật là biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc được nhiều người bệnh áp dụng. Các cách chữa này khá đơn giản, dễ thực hiện, tác động trực tiếp vào các cơ giúp thư giãn, giảm đau hiệu quả, đồng thời tăng tuần hoàn máu đến vùng cổ, vai gáy.
Các cách chữa đau vai gáy của người Nhật hiệu quả
Đau mỏi vai gáy là hội chứng thường gặp ở người lao động nặng, làm công việc văn phòng, tư thế sai lệch trong thời gian dài. Ngoài ra, cơn đau ở vùng vai gáy có thể xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hoá khớp, người có tiền sử chấn thương, mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến cột sống cổ, khớp vai.
Các tổn thương khiến xương, cơ ở vùng cổ, vai – gáy bị rối loạn và gây ra tình trạng đau nhức, tê bì, cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng, biểu hiện lâm sàng có thể lan rộng đến cánh tay, phần ngực trên.
Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể cải thiện cơn đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, mang lại hiệu quả tốt, đơn giản, dễ thực hiện.
Dưới đây là một số cách giảm đau vai gáy của người Nhật được áp dụng phổ biến:
1. Cách dùng khăn cải thiện cơn đau vai gáy của người Nhật
Để cải thiện cơn đau mỏi gai gáy, người Nhật thường dùng một chiếc khăn tác động lên các cơ đang co ở vùng cổ, vai – gáy. Cách này có thể giúp thư giãn các cơ, kích thích tăng tuần hoàn máu, làm giảm căng cơ, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn đau vai gáy tái phát.
Tuỳ thuộc vào cách dùng, việc sử dụng khăn chữa đau vai gáy của người Nhật còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa, điều trị tình trạng cứng cổ khó vận động, giảm sưng viêm, đồng thời cải thiện khả năng vận động, linh hoạt của các khớp.
Cách đặt khăn dưới bả vai cải thiện cơn đau vai gáy
Dùng khăn đặt dưới bả vai chữa đau vai gáy phù hợp với những trường hợp bị đau mỏi vai gáy do thường xuyên cúi cổ, ngủ không đúng cách, không vận động cổ khi làm việc, lao động quá sức, người cao tuổi bị đau vai gáy do thoái hoá, máu huyết lưu thông kém.
Tác dụng:
- Giúp giữ đường cong tự nhiên của cột sống (bao gồm cột sống cổ, cột sống thắt lưng)
- Tăng khả năng vận động cổ, vùng vai gáy
- Giảm tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì ở cổ tay, chân
- Phòng ngừa tình trạng cứng khớp sau ngủ dậy
- Giúp ổn định quá trình lưu thông máu
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chiếc khăn tắm hoặc miếng vải mỏng
- Gấp nhỏ rồi cuộn tròn khăn đã chuẩn bị
- Nằm ngửa trên giường, thả lỏng chân tay và thẳng lưng
- Sau đó đặt dọc cuộn khăn dưới bả vai, hơi lệch về bên phải (không đặt ngang)
- Khuỷu tay phải co lại để tạo thành góc 90 độ, cẳng tay và vai để thẳng hàng, bàn tay đặt ngang đầu, lòng bàn tay ngửa.
- Từ từ nhấc nhẹ tay phải phù hợp với chiều cao của khăn
- Giữ tư thế trong 10 giây, kết hợp hít thở đều và chậm
- Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất
Cách đặt khăn dưới vùng vai gáy
Cách chữa này phù hợp với trường hợp bị đau mỏi vai gáy khởi phát do các nguyên nhân cơ học và mắc phải một số bệnh xương khớp mãn tính.
Tác dụng:
Việc dùng khăn cuộn tròn đặt ở dưới vùng vai gáy sẽ giúp người bệnh giữ đường cong tự nhiên của cột sống, thư giãn các khớp xương, cơ, đồng thời phòng ngừa, cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy.
Ngoài ra, dùng khăn đặt dưới vùng vai gáy còn mang lại một số lợi ích khác như:
- Hạn chế cứng ở cổ, khó vận động
- Giảm tê bì ở tay chân, cổ, vai và gáy
- Tăng cường khả năng vận động ở cổ, vùng vai gáy
- Kích thích tuần hoàn máu lưu thông, hỗ trợ điều trị các tổn thương
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chiếc khăn tắm, gấp nhỏ, cuộn tròn lại
- Người bệnh đứng thẳng trên sàn, giữ chặt 2 đầu khăn rồi đặt vào vùng gáy
- Dùng lực kéo nhẹ để cổ và khăn sát vào nhau, tạo thành lực tác động qua lại
- Từ từ ngã đầu về phía sau hết mức, mắt nhìn thẳng lên trần nhà, đồng thời giữ nguyên lực kéo của tay với khăn
- Giữ tư thế từ 10 – 20 giây và trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 5 – 10 lượt
Dùng khăn kết hợp với tinh dầu
Chữa đau vai gáy bằng cách dùng khăn kết hợp với tinh dầu phù hợp với các trường hợp khởi phát do khí huyết kém lưu thông, căng thẳng, stress kéo dài, hoạt động sai tư thế, thời tiết chuyển lạnh. Bên cạnh đó, cách chữa này còn hỗ trợ cải thiện cơn đau vùng vai gáy do thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống cổ.
Tác dụng:
- Giúp thư giãn đầu óc, tinh thần thoải mái và hỗ trợ kiểm soát căng thẳng hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
- Hạn chế và cải thiện tình trạng cứng khớp, khó chịu
- Tăng khả năng linh hoạt và cử động ở vùng cổ, vai – gáy
- Tăng tuần hoàn máu đến các khớp xương bị hư tổn, hỗ trợ chữa lành các tổn thương
- Thư giãn xương, khớp, làm giảm tình trạng căng cơ
- Hỗ trợ điều trị lệch khớp xương dẫn đến đau nhức
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chiếc khăn tắm, tinh dầu oải hương và kinh giới
- Cho một ít tinh dầu vào khăn tắm và đặt lên vị trí bị đau nhức
- Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, dọc theo đường thẳng của cổ xuống bả vai, lưng trên và cánh tay. Động tác này giúp thư giãn cơ, giảm đau hiệu quả do những cơ ở khu vực này chuyển động đều và liên kết.
- Xoa bóp và kết hợp thư giãn trong vòng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
2. Cách tập luyện chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật
Ngoài các cách dùng khăn tắm chữa đau mỏi vai gáy, người Nhật còn thực hiện các bài tập tác động lên vùng cổ để giúp giảm đau, cải thiện tình trạng căng cứng, thư giãn cơ. Bên cạnh đó, tác động từ các bài tập này còn giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng chuyển động cho xương khớp.
Luyện tập giúp cải thiện cơn đau vai gáy tại văn phòng
Việc tập luyện giảm đau vai gáy tại văn phòng phù hợp với những trường hợp bị đau nhức cổ, vai – gáy do ngồi lâu, cúi đầu thường xuyên dẫn đến cứng cổ, kém lưu thông khí huyết.
Tác động cơ scapula
Tác dụng:
- Việc tác động vào cơ scapula có tác dụng thư giãn, tăng độ bền, tính linh hoạt của cơ
- Giúp cải thiện cơn đau mỏi ở vùng cổ và vai gáy
- Kích thích tuần hoàn máu lưu thông và tăng khả năng chữa lành các tổn thương
- Hạn chế tình trạng thoái hóa khớp sớm
- Giúp thư giãn, giảm căng cứng ở các cơ liên quan
- Thư giãn xương và khớp
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên ghế tựa lưng thấp, đồng thời đan hai tay và đặt ra sau đầu
- Kế đến thả lỏng toàn bộ cơ bụng, ngực và scapula và từ từ ưỡn thân trên về phía sau hết mức có thể
- Kết hợp hít thở sâu và giữ tư thế trong vòng 20 giây
- Từ từ di chuyển lưng và trở về tư thế ban đầu
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, mỗi lần 10 lượt
Tác động cơ scapula và cơ vai
Tác dụng:
- Tác động cơ scapula và cơ vai có tác dụng giúp thư giãn, tăng sự chuyển động, độ bền và tính linh hoạt của cơ
- Tăng tuần hoàn máu, khả năng chuyển động cho xương khớp
- Làm giảm đau mỏi lưng và đau mỏi vai gáy
- Thư giãn xương khớp
- Hỗ trợ cải thiện khả năng vận động ở người bệnh
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, dựa lưng vào tường, hai khuỷu tay khép sát vào bên hông
- Giơ cao cẳng tay và bàn tay để tạo thành góc vuông ở khuỷu tay, bàn tay ngửa
- Sau đó đưa bàn tay sang hai bên cơ thể, áp vào phía tường. Khi đó, người bệnh có cảm giác căng tức do cơ scapula và cơ vai được kéo về phía cột sống
- Giữ tư thế từ 10 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, mỗi lần 10 lượt
Bài tập kéo căng cổ
Các bài tập kéo căng cổ giúp làm giảm đau vai gáy phù hợp với người lao động quá sức, ngồi lâu, thường xuống cúi, gập cổ dẫn đến tê cứng, khí huyết kém lưu thông. Bên cạnh đó, bài tập này còn mang lại hiệu quả với những trường hợp lớn tuổi bị thoái hoá cột sống cổ.
Tác dụng:
- Làm giảm đau mỏi vùng cổ, vai và gáy
- Giúp xương khớp thư giãn, giảm đau nhức, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá
- Tăng khả năng linh hoạt, độ bền cho cột sống và các khớp xương xung quanh
- Tăng tuần hoàn máu, từ đó phòng ngừa tình trạng ứ huyết dẫn đến đau nhức
- Thư giãn, làm giảm căng cứng các cơ
Cách thực hiện:
Xoay cổ ngang
- Ngồi trên sàn tập, thẳng lưng, cằm và mặt hướng thẳng về phía trước
- Nghiên cổ về một bên hết mức có thể hoặc đến khi có cảm giác căng bên cổ còn lại
- Giữ tư thế trong vòng 10 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Mỗi bên thực hiện 2 lần
Xoay đầu và cổ ngang
- Người tập chuẩn bị ở tư thế ngồi trên sàn, lưng thẳng, mặt hướng thẳng về phía trước
- Từ từ xoay đầu sang bên trái, mắt nhìn theo đến khi có cảm giác căng bên cổ còn lại
- Giữ nguyên tư thế từ 10 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại
- Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Ngửa – gập cổ
- Ngồi trên sàn tập, thẳng lưng, mặt hướng thẳng về phía trước
- Từ từ ngửa cổ ra phía sau hết mức có thể
- Giữ tư thế từ 10 – 20 giây
- Từ từ di chuyển cổ để trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 2 lần
- Sau đó cuối cổ về phía trước hết mức có thể, cằm hướng về phía vai
- Giữ tư thế trong vòng 10 – 20 giây
- Thả lỏng cơ thể rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 2 lần.
Khi thực hiện cách chữa đau vai gáy của người Nhật cần lưu ý gì?
Các cách chữa đau vai gáy của người Nhật khá đơn giản, không dùng nhiều dụng cụ hỗ trợ nên có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Ngoài ra, biện pháp này được đánh giá khá an toàn, hạn chế phát sinh rủi ro và có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng. Việc tập luyện thường xuyên có thể giúp tăng tuần hoàn máu, làm giảm cơn đau mỏi vai gáy hiệu quả.
Tuy nhiên, trước và trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Để đảm bảo an toàn và hiệu quả giảm đau vai gáy khi tập luyện, người bệnh cần thực hiện những cách chữa đau vai gáy của người Nhật theo đúng hướng dẫn.
- Không áp dụng biện pháp này cho những trường hợp bị đau vai gáy do hẹp ống sống, gãy xương, chèn ép tuỷ sống.
- Người bệnh chỉ nên tập luyện vừa sức và đều đặn. Việc tập quá sức có thể khiến mức độ đau trở nên nghiêm trọng hơn,
- Nếu trong quá trình tập, cơn đau vai gáy bùng phát, người bệnh cần ngưng tập, nghỉ ngơi kết hợp với cách đặt khăn dưới bả vai để cải thiện.
- Sau một thời gian tập luyện nhưng các triệu chứng lâm sàng không thuyên giảm, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Các bài tập chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật chỉ có tác dụng hỗ trợ và mang lại hiệu quả tốt với những trường hợp bệnh khởi phát do các nguyên nhân cơ học. Trường hợp xảy ra do bệnh lý hoặc chấn thương cần can thiệp điều trị y tế.
- Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị, người bị đau vai gáy cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, thay đổi các thói quen xấu để kiểm soát bệnh lý hiệu quả, đồng thời phòng ngừa tái phát.
Bài viết đã tổng hợp những cách chữa đau vai gáy của người Nhật an toàn, hiệu quả và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa trước khi tập luyện để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!