
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoái Hóa Khớp Gối hỗ trợ điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối phù hợp giúp tăng khả năng phục hồi, bảo vệ xương khớp phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Dưới đây là thông tin về các vấn đề người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý thực hiện.
Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối thường liên quan đến yếu tố tuổi tác, vì thế người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh phổ biến. Tuy nhiên hiện nay xu hướng bệnh ngày càng trẻ hóa, chịu ảnh hưởng bởi nhiều tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Chẳng hạn như do tính chất công việc nặng nhọc, ăn uống thiếu chất, thói quen sống không lành mạnh,…

Tình trạng thoái hóa diễn biến âm thầm, sau đó bùng phát các triệu chứng nặng nề khi khớp gối bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng. Người bệnh thường gặp phải các vấn đề như đau mỏi khớp gối, tê bì, sưng tấy,… khi bị thoái hóa khớp. Cơn đau có thể lan rộng, tổn thương chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.
Trường hợp không kịp thời điều trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu đau nhức bất thường, đặc biệt là khớp gối, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị. Cải thiện từ giai đoạn bệnh hình thành giúp bạn tăng khả năng điều trị, đảm bảo an toàn khớp gối.
Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối cũng góp phần quan trọng giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Một số vấn đề được đề cập như sau:
Theo dõi tình trạng sức khỏe và trao đổi với người bệnh
Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh để kịp thời can thiệp điều trị khi cần thiết. Bên cạnh đó, người nhà chăm sóc bệnh nhân cũng nên lưu ý các biểu hiện của người bệnh. Nếu xảy ra phản ứng hoặc các dấu hiệu bất thường, người chăm sóc cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.
Để người bệnh hiểu về tình trạng sức khỏe và nâng cao ý thức cho người bệnh trong quá trình điều trị, bác sĩ và người nhà nên trao đổi với người bệnh. Đồng thời, thông báo phương pháp điều trị cần thiết, những việc cần thực hiện và những việc nên tránh cho bệnh nhân nắm rõ.

Không những thế, trường hợp bệnh nặng, bác sĩ chuyên khoa cần phải thông báo với người thân, người bệnh về tình hình hiện tại. Tình trạng xấu nhất có thể xảy ra được đề cập trước để người chăm sóc và chính người bệnh chuẩn bị tinh thần để đối mặt.
Tạo không gian thoải mái giúp người bệnh nghỉ ngơi
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để cơ thể sớm hồi phục, giảm các triệu chứng đau mỏi khớp gối tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng. Người chăm sóc nên tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái cho người bệnh, tránh tình trạng gió lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột làm cơn đau trở nên nặng nề hơn.
Chuẩn bị một chiếc giường êm ái, gối nằm và kê đầu gối phù hợp, đảm bảo gối không quá mềm cũng không quá cứng. Ngoài ra, người bệnh cần chuẩn bị chăn đắp giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, tránh các cử động mạnh, trở người đột ngột gây đau đớn nghiêm trọng hon.
Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, vận động khớp gối sau khi cảm thấy cơn đau thuyên giảm để duy trì vận động cho hai chi, tăng lưu thông máu giảm tình trạng ứ huyết, thiếu máu và dưỡng chất ở khớp gối gây tê bì, đau nhức.
Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ điều trị triệu chứng thoái hóa khớp. Người chăm sóc bệnh nhân lúc này nên nhắc nhở người bệnh sử dụng thuốc đúng giờ và lưu ý những chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu nhận thấy người bệnh gặp phải các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, bạn nên thông báo để bác sĩ hỗ trợ.

Áp dụng các phương pháp giảm đau khi cần thiết
Trường hợp người bệnh thoái hóa khớp nhẹ, bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau có thể áp dụng biện pháp tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ so với thuốc tân dược. Chẳng hạn như phương pháp massage, chườm nóng, chườm lạnh hoặc sử dụng thảo dược kết hợp để hỗ trợ giảm đau.
Tham khảo một số phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay:
- Chườm nóng: Nhiệt độ của nước có tác dụng giúp người bệnh xoa dịu cơn đau nhức khó chịu do thoái hóa khớp gối gây ra. Đồng thời, nước ấm còn giúp kích thích máu huyết lưu thông, kéo giãn khớp, tránh tình trạng cứng cơ. Áp dụng 3 – 4 lần mỗi ngày trong trường hợp đau nhiều.
- Xoa bóp, massage: Tác động lực vừa phải, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau mỏi cho bệnh nhân giúp thư giãn, tăng lưu thông máu, từ đó giảm tình trạng nhức mỏi khó chịu. Đồng thời, thông qua đó, giúp người bệnh phòng tránh được hiện tượng teo cứng cơ do nằm, ngồi quá lâu.
- Tắm nước nóng: Tương tự như cách chườm nóng, người bệnh có thể dùng nước ấm để tắm giúp thư giãn cơ thể, giảm đau nhức nhẹ. Có thể kết hợp vài giọt tinh dầu thảo dược nhỏ vào nước tắm để thư giãn gân cốt, điều hòa lưu thông máu, giảm đau và giúp giấc ngủ ngon giấc hơn.
Ngoài các cách kể trên, người chăm sóc có thể dùng thảo dược thiên nhiên làm thuốc chườm đắp vị trí đau cho bệnh nhân hoặc sắc thuốc uống giảm đau xương khớp. Mẹo dân gian lành tính, ít gây tác dụng phụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Người bị đau nặng phải điều trị, theo dõi y tế.
Hỗ trợ bệnh nhân vận động, tập thể dục
Thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau nhức từ âm ỉ đến nặng nề, điều này khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động khớp. Do đó, người bệnh có xu hướng ngồi hoặc nằm lâu để giảm đau. Tuy nhiên việc lười vận động có thể khiến tình trạng thoái hóa trở nên nặng nề hơn.
Do đó, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối nên duy trì thói quen tập thể dục, vận động. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tập luyện sao cho phù hợp nhất với tình trạng thoái hóa của người bệnh. Lựa chọn môn thể dục, thể thao phù hợp giúp bệnh nhân giảm thiểu các rủi ro trong quá trình luyện tập.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đối với người mắc thoái hóa khớp gối nói riêng. Trong thời gian điều trị bệnh, người chăm sóc cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cho bệnh nhân sao cho phù hợp. Lựa chọn thực phẩm, bổ sung các chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất,…

Đồng thời, người bệnh trong thời gian này nên hạn chế ăn những thực phẩm gây bất lợi cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Chẳng hạn như thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn, chất kích thích, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, đồ ăn nhanh. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, để tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Cải thiện thực đơn ăn uống hàng ngày giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giúp bệnh sớm hồi phục, phòng ngừa biến chứng. Việc điều chỉnh thói quen ăn uống, bổ sung thực phẩm lành mạnh còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên khớp gối.
Lắng nghe nguyện vọng, tâm sự của người bệnh
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối gặp phải các triệu chứng đau nhức khó chịu. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng, tinh thần không thoải mái, ổn định. Nếu kéo dài, những trở ngại tâm lý có thể gây khó khăn cho công tác điều trị, dễ gây thiếu ngủ, mất tập trung, chán ăn,…
Để phòng ngừa các rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe của bệnh nhân, người chăm sóc nên dành thời gian lắng nghe tâm sự, khó khăn mà người bệnh đang gặp phải. Đồng thời nên động viên, an ủi người bệnh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái để cơ thể người bệnh sớm hồi phục, tràn đầy sức sống.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối, bạn đọc có thể tham khảo. Theo thống kê cho thấy, tình trạng bệnh nhân điều trị tại nhà qua theo dõi vẫn có khả năng gặp phải các biểu hiện bất thường, hoặc trường hợp cơn đau trở nên nặng hơn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Do đó, việc người chăm sóc theo dõi triệu chứng của người bệnh là cần thiết. Nếu nhận thấy người bệnh có triệu chứng bất thường nên nhanh chóng thông báo để được bác sĩ hướng dẫn xử lý sớm. Việc theo dõi và nắm rõ sức khỏe hiện tại của bệnh nhân giúp người thân chăm sóc biết được cách điều chỉnh phù hợp theo phác đồ của bác sĩ.
Ngoài ra, chính bản thân người bệnh cũng nên tìm hiểu tình trạng bệnh lý đang gặp phải, cùng với đó là cách điều trị, phòng ngừa bệnh biến chứng để giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Tái khám định kỳ và thông báo với bác sĩ các triệu chứng đang gặp phải.
Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối tại nhà, bạn đọc nên lưu ý. Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, phòng tránh rủi ro cho sức khỏe, người bệnh cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!