Các Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Thường Gặp

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như hiện tượng biến dạng khớp, bệnh tim mạch, bệnh phổi, vân đề tại thận, mạch máu,… Trường hợp không kịp thời điều chỉnh, tình trạng viêm có thể gây bại liệt khớp vĩnh viễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một trong những chứng bệnh liên quan đến hệ thống xương khớp phổ biến hiện nay. Tại nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc phải tình trạng này ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như thói quen sinh hoạt, ăn uống, tuổi tác, môi trường sống,…

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, trong đó thường gặp nhất là ở người già, trung niên và những bệnh nhân gặp vấn đề xương khớp trước đó. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới. Người bệnh khởi phát các triệu chứng có thể kể đến như:

  • Giai đoạn đầu phát bệnh, cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện tại các khớp ở tay chân, khớp gối, khuỷu tay,… Chúng có thể tự thuyên giảm hoặc biến mất sau một thời gian. Kèm theo đó, người bệnh còn có cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân kéo dài, hạn chế vận động, di chuyển.
  • Giai đoạn bệnh toàn phát các cơ khớp gần như trở nên kém linh hoạt hơn, đặc biệt người bệnh còn bị cứng khớp khi ngủ dậy vào buổi sáng. Bên cạnh đó, các triệu chứng bắt đầu trở nên nặng nề như hiện tượng sưng tấy, đau nhức khớp ngày càng dữ dội, nổi gò trên da, khớp trở nên lỏng lẻo, phát ban,…

Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm hoặc điều trị không đúng phương pháp có thể khiến bệnh trở nặng, phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu bạn đọc nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên chủ động thăm khám và điều trị, phòng tránh các biến chứng gây hại sinh hoạt và sức khỏe.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Trường hợp không phát hiện bệnh và điều trị, viêm khớp dạng thấp có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người bệnh, biến chứng còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn đọc cần lưu ý và có biện pháp chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe:

Biến chứng gây mất khả năng vận động, biến dáng khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây triệu chứng đặc trưng là tạo tổn thương đối xứng giữa các chi. Người bệnh lúc này gặp phải nhiều biểu hiện khó chịu, cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động. Nguyên nhân gây bệnh là do hiện tượng viêm màng hoạt dịch khớp diễn ra làm sụn khớp và các đầu xương ma sát vào nhau gây bào mòn.

Nếu tình trạng này kéo dài không có biện pháp khắc phục, lâu dần tổn thương khớp trở nên nghiêm trọng hơn, làm khe khớp hẹp dần lại. Lúc này đầu xương sẽ dính vào nhau, dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, chức năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, nguy cơ dị tật vĩnh viễn

Tỷ lệ người bị viêm khớp dạng thấp đối diện với nguy cơ cứng khớp, khó nắm bàn tay, hạn chế vận động lên đến 90%. Bệnh kéo dài có thể gây teo cơ, khớp dần trở nên biến dạng, đặc biệt nặng nề vào giai đoạn muộn, tình trạng này có thể gây tàn phế vĩnh viễn.

Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh bị mất khả năng vận động bình thường khi gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp là khoảng 44%. Bên cạnh đó có đến 16% người bệnh rơi vào trạng thái mất chức năng vận động nghiêm trọng sau 5 năm mắc bệnh, 10% – 15% trường hợp tàn phế, không tự sinh hoạt được như bình thường.

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khớp, tình trạng viêm nhiễm tại khớp khi lan rộng có thể gây biến chứng đến hệ thống tim mạch. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với người bình thường. Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh gặp phải biến chứng này.

Trong đó, số ca chuyển biến nặng và dẫn đến tử vong cũng khá cao. Người bệnh cần thận trọng đối với biến chứng nguy hiểm này. Đặc biệt hiện nay số ca bệnh viêm khớp dạng thấp bị đột tử do hệ lụy bệnh mạch vành tăng cao, so với người không mắc bệnh tỷ lệ này chiếm số lượng lớn. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng sang phổi, thận

Người bị viêm khớp dạng thấp kéo dài không điều trị dễ mắc phải bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như tình trạng xơ mô kẽ phổi, tăng áp động mạch phổi, viêm phổi,… Có đến khoảng 10% – 20% bệnh nhân gặp phải biến chứng này.

Bên cạnh đó, không thể loại trừ khả năng người bệnh gặp biến chứng tại thận. Đặc biệt là đối tượng bệnh nhân lạm dụng quá nhiều thuốc điều trị khiến thận làm việc quá tải, trong thời gian dài dễ bị suy thận, mắc chứng thận hư. Ngoài ra, nguy cơ bệnh thận tăng cao đối với trường hợp bệnh nhân tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.

Gây viêm mạch máu

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến mạch máu, nhất là người phải sử dụng thuốc điều trị bệnh kéo dài. Ngoài ra, trường hợp viêm mạch máu còn xảy ra ở người dùng sai thuốc, quá liều. Khi đó, cơ thể bệnh nhân trở nên bầm tím, nước tiểu có máu, thường xuyên chảy máu mũi, khó cầm máu.

Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Theo thống kê cho thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Do đó, trường hợp không sớm điều trị bệnh, đặc biệt đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản có thể gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nữ giới bị viêm khớp dạng thấp có khả năng gặp vấn đề trong vấn đề mang thai và sinh nở

Trong tổng số bệnh nhân là nữ giới, có khoảng 25% người bệnh gặp phải vấn đề trong việc mang thai và sinh con do các biến chứng của bệnh về xương khớp. Ngoài ra, trường hợp thai phụ thụ thai thành công tuy nhiên cũng khó tránh khỏi nguy cơ sinh non so với các thai phụ khỏe mạnh bình thường khác.

Gây nhiễm trùng và phát bệnh về da

Một số bệnh lý về da có thể xuất hiện dưới tác hại của chứng viêm khớp dạng thấp. Theo đó, tình trạng thường gặp là loét da, phát ban, phồng da, khối cứng xuất hiện trên da ở khu vực gần khớp bị tổn thương. Điều này góp phần làm người bệnh gặp khó khăn trong việc cầm nắm, di chuyển,…

Trên đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng xảy ra nếu người bệnh không phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Vì mức độ nguy hại kể trên, ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm kiểm soát bệnh và phòng tránh biến chứng.

Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính có thể kéo dài nhiều năm, tái phát từng đợt khác nhau. Bệnh có liên quan đến hệ thống tự miễn, cho đến hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn vấn đề xương khớp này. Các biện pháp can thiệp thực tế chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, phòng tránh nguy cơ bệnh phát triển ngày càng nặng nề.

Hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp điều trị bệnh. Trong đó, dùng thảo dược thiên nhiên chữa viêm khớp dạng thấp phù hợp với đối tượng mới khởi phát bệnh. Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Tây hoặc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?
Tham khám sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Trường hợp viêm nặng, người bệnh có dấu hiệu phát sinh biến chứng có thể được bác sĩ chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh. Các biện pháp xâm lấn phù hợp sẽ được chỉ định dựa trên kết quả thăm khám và mức độ tổn thương của người bệnh. Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn để sớm thu được kết quả điều trị như mong đợi.

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Do đó, tuyệt đối không thể chủ quan, lơ là trong việc điều trị chứng bệnh này. Chủ động thăm khám, điều trị và phòng biến chứng viêm khớp dạng thấp là vấn đề được chuyên gia khuyến cáo. Một số việc cần lưu ý như sau:

Tuân thủ điều trị

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thầy thuốc. Tùy vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, tài chính,… để lựa chọn hướng điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất. Như đã đề cập, hiện nay có nhiều phương án được đề ra nhằm giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh, phòng viêm khớp dạng thấp biến chứng.

Tuy nhiên, dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào thì người bệnh nên kết hợp thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp áp dụng điều trị một thời gian nhưng không nhận thấy hiệu quả, người bệnh cần thăm khám lại và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng khắc phục hợp lý hơn.

Đối với trường hợp viêm nhiễm nặng, cần thăm khám và điều trị nhanh chóng để phòng nguy cơ bệnh phát sinh các biến chứng không mong muốn. Thực tế, bệnh viêm khớp dạng thấp khá dai dẳng, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Do đó, người bệnh nên kết hợp việc điều trị nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc cơ thể từ dinh dưỡng đến sinh hoạt để cơ thể sớm khỏe, giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý hơn. Một số lưu ý như:

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất có cơ thể
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày giúp hệ tiêu hóa giảm bớt áp lực, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B, D, K, cùng với các khoáng chất cần thiết như canxi, collagen, axit folic,… giúp cho sụn khớp chắc khỏe, ổn định khung xương.
  • Thay dầu thực vật cho các loại mỡ, dầu động vật. Lựa chọn sản phẩm có chứa hàm lượng omega 3 dồi dào như dầu oliu, dầu đậu nành, hạnh nhân,…
  • Ăn thịt lợn, gia cầm, tôm, cua,… các loại thịt trắng dễ tiêu hóa.
  • Ăn lúa mì, lúa mạch hoặc bổ sung thêm sữa hạt để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất dinh dưỡng.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bên cạnh thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng là yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc kiểm soát viêm khớp dạng thấp. Theo đó, một vài vấn đề có thể kể đến như:

  • Tránh vận động mạnh, hạn chế lao động chân tay nặng nhọc trong quá trình điều trị để xương khớp sớm hồi phục.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
  • Tái khám theo lịch hẹn để theo dõi mức độ phục hồi. Trường hợp nhận thấy các nguy cơ, bác sĩ sẽ kịp thời tư vấn điều trị, giúp người bệnh phòng tránh biến chứng.
  • Tham gia tập luyện thể dục, thực hiện các động tác, bài tập phục hồi chức năng để tránh gây cứng khớp, đau nhức khó chịu.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu thêm về các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo đó, trường hợp không sớm điều trị, cơ thể phát sinh biến chứng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, làm suy giảm vận động, thậm chí dẫn đến bại liệt vĩnh viễn. Do đó, bạn đọc nên thận trọng, tránh chủ quan gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974573434

Tin mới

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...
7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu có tác dụng cầm máu, đồng thời...
Đi ngoài ra cục máu đông

Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là...