Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Phòng và Cải Thiện Bệnh?
Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn uống được xem là yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh lý. Song song với biện pháp điều trị y tế, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng nhằm kiểm soát các triệu chứng viêm họng hiệu quả, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm họng
Viêm họng là một trong những bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau rát cổ họng, vướng nghẹn, khó chịu khi nuốt. Các triệu chứng bệnh viêm họng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm họng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, trường hợp bệnh kéo dài hoặc tiến triển dai dẳng có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà. Trong đó có chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo đó, chế độ ăn phù hợp sẽ giúp làm giảm áp lực lên vùng niêm mạc họng. Từ đó cải thiện các triệu chứng viêm họng như khó nuốt, đau rát họng, khó chịu, vướng nghẹn. Ngoài ra, ăn uống khoa học còn hỗ trợ tăng cường thể trạng, khả năng miễn dịch nhằm ức chế nhiễm trùng đường hô hấp.
Người mắc bệnh viêm họng cần xây dựng chế độ ăn uống theo một số nguyên tắc sau:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như ngũ cốc, trứng sữa, thực phẩm giàu kẽm, giàu vitamin C, omega 3,…
- Hạn chế tiêu thụ thức uống, thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc họng. Điển hình là bia rượu, thức uống chứa gas, đồ uống lạnh, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,…
- Bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể nhằm khắc phục tình trạng khô rát họng, hạ sốt. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ những thực phẩm có kết cấu khô cứng, khó nuốt. Điều này giúp làm giảm áp lực tại tổ họng đang bị viêm, sưng đỏ.
- Cần đa dạng các thực phẩm trong thực đơn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khoẻ tổng thể.
- Đảm bảo ăn đủ 3 bữa/ ngày, tránh tình trạng bỏ bữa. Ăn uống không điều độ có thể gây suy nhược, suy giảm sức khỏe. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các triệu chứng bệnh lý bùng phát mạnh.
Bị viêm họng nên ăn gì để phòng và cải thiện bệnh?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị viêm họng bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất, tốt cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, ưu tiên có món ăn có kết cấu mềm, dễ nuốt nhằm hạn chế áp lực lên niêm mạc họng đang bị tổn thương.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm dành cho người bị viêm họng:
1. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là thành phần cần thiết cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Việc bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ ức chế hoạt động của các gốc tự, nâng cao sức khoẻ tổng thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung thực chứa hàm lượng vitamin C sẽ tăng cường chức năng của tế bào lympho. Nhờ đó cải thiện hoạt động hô hấp, tăng cường sức khoẻ tổng thể.
Mỗi ngày chỉ cần dung nạp khoảng 1000mg vitamin C có thể làm giảm khoảng 50% biểu hiện viêm họng cũng như các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm amidan, viêm họng hạt, ho,… Một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, quýt, bưởi, lựu, dâu tây, thanh long,…
2. Thực phẩm giàu kẽm tốt cho người bị viêm họng
Ngoài vitamin C thì kẽm cũng là thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch cũng như người đang mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm dồi dào vào chế độ ăn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ ức chế viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh hoặc cúm.
Ngoài ra, kẽm còn mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy các tế bào lympho T tạo ra khoáng chất nhằm bảo vệ cơ thể trước khi sự tấn công của những tác nhân gây hại. Khi bị viêm họng, người bệnh cần tăng cường các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm vào chế độ ăn thường xuyên như gan động vật, rong biển, thịt bò, hàu biển,…
3. Các loại rau xanh
Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe nói chung và người bị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp nói riêng. Với hàm lượng nước dồi dào có trong rau xanh sẽ giúp làm dịu vùng niêm mạc họng bị tổn thương, giảm sưng viêm hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong rau xanh còn chứa lượng vitamin, hợp chất thực vật, khoáng chất dồi dào. Những thành phần này mang lại hiệu quả trong làm loãng dịch đờm, giảm viêm, thúc đẩy chữa lành tổn thương ở niêm mạc.
Thực tế cũng nhận thấy, người bị viêm họng bổ sung các loại rau xanh và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm các triệu đau rát cổ họng, khô họng, sốt do viêm họng gây ra. Ngoài ra, với lượng chất lỏng dồi dào có trong nhóm thực phẩm này còn giúp cân bằng điện giải, bù nước, giảm mệt mỏi.
Khi bị viêm họng hoặc nhiễm trùng hô hấp, người bệnh nên ưu tiên bổ sung nhóm rau xanh chứa nhiều nước và dễ tiêu hoá như rau đay, mồng tơi, rau khoai, cải thảo, bắp cải, dưa leo,…
4. Các thực phẩm có đặc tính chống khuẩn và kháng viêm
Một số tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng niêm mạc họng hầu như vi khuẩn, virus, nấm có khả năng lây lan sang thanh quản, amidan, VA, niêm mạc xoang. Do đó, ngoài sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể bổ sung thêm một số thực phẩm có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ kháng viêm, chống khuẩn tốt cho người bị viêm họng:
- Gừng tươi: Gừng hay sinh khương từ lâu được biết đến với công dụng chữa các bệnh hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng. Không chỉ được dùng trong chế biến các món ăn, bạn cũng có thể dùng trà gừng, kết hợp gừng với mật ong hoặc ngậm gừng trực tiếp để cải thiện các triệu chứng viêm họng.
- Đinh hương: Bột đinh hương là một trong những loại gia vị quen thuộc thường được dùng để tăng thêm hương vị, tạo mùi thơm cho nhiều món ăn. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có khả năng chống viêm, sát khuẩn, giảm ho và tăng cường miễn dịch. Người bị viêm họng thường được khuyên bổ sung đinh hương vào chế độ ăn hàng ngày.
- Nghệ: Nghệ là một trong những loại gia vị có đặc tính ức chế vi khuẩn và sát trùng mạnh. Đặc biệt, loại gia này không nóng rát, cay nên phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm trẻ em. Do đó, bạn có thể bổ sung nghệ vào chế độ ăn hàng ngày, dùng trà nghệ mật ong hoặc sữa nghệ để giảm đau họng, ho, khàn tiếng,…
5. Thực phẩm giàu protein tốt cho người viêm họng
Protein (đạm) là một trong những thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Thành phần này không chỉ giúp cải thiện cơ bắp, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng.

Các thực chứa hàm lượng protein dồi dào không chỉ tác động đến bệnh viêm họng như kẽm, vitamin C hay thực phẩm có đặc tính kháng viêm. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bổ sung lượng protein cần thiết sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp tăng khả năng chống chịu của cơ thể trước sự tấn công, xâm nhập của các tác nhân gây hại.
Trường hợp đang bị viêm họng nên ưu tiên các thực phẩm chứa hàm lượng protein dễ tiêu hoá, có kết cấu mềm dễ nuốt. Ví dự như sữa, cá hồi, thịt bằm, thịt gà xé, trứng,… Tránh các loại thịt nướng, thịt xông khói, đồ ăn đóng hộp,…
6. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Tình trạng viêm họng có thể làm tăng thân nhiệt, gây khô rát, sưng nóng khiến cơ thể mất nước. Do đó, người bệnh cần bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp làm dịu cổ họng, bù nước, long đờm và cân bằng điện giải tốt hơn. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp giảm viêm họng, điều hoà thân nhiệt, cải thiện khàn giọng, mất tiếng,…
Nếu cảm thấy buồn nôn hay đắng miệng khi uống nước lọc, bạn có thể thay thế bằng nước ép từ rau xanh, trái cây, sữa tươi để bù nước, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bị viêm họng nên kiêng gì?
Các triệu chứng bệnh viêm họng có thể tiến triển nghiêm trọng sang viêm họng hạt, viêm họng mãn tính nếu có thói quen dùng các thức uống, thực phẩm gây kích thích niêm mạc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong thời gian điều trị bệnh viêm họng, người bệnh cần kiêng và hạn chế một số thực phẩm và thức uống sau:
1. Thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ
Các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị (muối, ớt, tiêu, đường,…) và dầu mỡ không chỉ tác động xấu đến chức năng tiêu hoá mà còn ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh viêm họng và bệnh viêm đường hô hấp.

Gia vị và dầu mỡ thường gây kích thích niêm mạc hầu họng. Từ đó khiến tình trạng đau rát, sưng viêm, ho trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn khiến cơ thể bị mất nước, gây mệt mỏi, ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng.
2. Các loại thức ăn cứng, khô và khó nuốt
Tình trạng niêm mạc họng bị sưng viêm có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt. Chính vì vậy, nếu tiêu thụ những thực phẩm có kết cấu khô cứng, khó nuốt như đồ nướng, rau củ sấy, các loại hạt, bánh mì sấy,… có thể khiến niêm mạc họng bị đau rát, sưng tấy,…
Bên cạnh đó, việc thường xuyên dung nạp các thực phẩm khô cứng, khó nuốt còn khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể niêm mạc họng có thể bị chảy máu, khàn tiếng kéo dài, ho nhiều, ứ đờm khó chịu.
3. Nhóm thực phẩm chứa nhiều acid
Trong quá trình điều trị bệnh viêm họng, người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều axit như tắc, chanh, me, giấm, cóc, xoài sống,… Bởi hàm lượng axit có trong những loại thực phẩm này có thể khiến mô hầu họng bị kích thích và bào mòn. Từ đó dẫn đến tình trạng khàn tiếng, đau rát, ho khan nhiều.
4. Bia rượu và cà phê
Cà phê và bia rượu là những loại thức uống cần kiêng trong quá trình điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan và một số bệnh liên quan đến cổ họng khác. Nguyên nhân là do lượng ethanol và caffeine có trong loại thức uống này có thể khiến cơ thể tăng thân nhiệt, mất nước và gây kích ứng ở niêm mạc hô hấp.

Bên cạnh đó, lạm dụng bia rượu và cà phê còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, khiến cơ thể mệt mỏi, thể trạng suy giảm. Từ đó có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng bệnh lý như ứ đờm, đau ráy cổ họng, ho, khàn tiếng,…
5. Không hút thuốc lá
Bên cạnh kiêng cữ một số loại thức uống, thực phẩm trên, người mắc bệnh viêm họng cần hạn chế hút thuốc lá. Đồng thời tránh hít phải khói thuốc lá thụ động.
Bởi hàm lượng nicotine, asen, chì, hắc ín và một số thành phần độc hại khác có trong khói thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc hầu họng, gây sưng viêm nhiều hơn. Thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý đường hô hấp như viêm amidan, viêm xoang, viêm khí phế quản, lao phổi, tràn dịch màng phổi,…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì để phòng và cải thiện bệnh?”. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp người bệnh dễ dàng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng thuốc và nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục bệnh viêm họng triệt để.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!