Thuốc Chữa Viêm Họng

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng của triệu chứng, bác sĩ có thể kê 1 hoặc nhiều thuốc khác nhau. Kháng sinh chỉ được kê đơn trong các trường hợp viêm họng do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm vi khuẩn. Dưới đây là 12 loại thuốc chữa viêm họng cho hiệu quả tốt nhất, được nhiều bác sĩ kê đơn:

  • Kháng Sinh Amoxicillin: Diệt vi khuẩn gây viêm họng, sử dụng cho người lớn và trẻ em. Liều dùng: 250–500mg x 3 lần/ngày hoặc 500-875mg x 2 lần/ngày cho người lớn, trẻ em dưới 40kg uống 20-50mg/kg/ngày x 2 lần/ngày.
  • Kháng Sinh Penicillin: Sử dụng cho viêm họng do liên cầu khuẩn, ít gây độc nhưng dễ gây dị ứng. Liều dùng: Theo chỉ định bác sĩ, chủ yếu qua đường tiêm.
  • Cephalexin - Kháng Sinh Cephalosporin: Tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, dùng qua đường uống. Liều dùng: 500mg/lần cho người lớn, 25 – 50mg/kg/ngày cho trẻ em.
  • Azithromycin (Zithromax) - Kháng Sinh Macrolid: Sử dụng cho viêm họng nặng hoặc người dị ứng với penicillin. Liều dùng: 500mg/ngày x 3 ngày cho người lớn, 10 – 20 mg/kg × 3 ngày cho trẻ em.
  • Erythromycin - Kháng Sinh Macrolid Diệt Khuẩn:  Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, dùng qua đường uống hoặc dạng hỗn dịch cho trẻ. Liều dùng: 500-1000mg/lần cho người lớn, 30-50mg/kg/lần cho trẻ em.
  • Paracetamol: Hạ sốt, giảm đau, an toàn cho người lớn và trẻ em. Liều dùng: 10-15 mg/kg, cách 4-6 giờ/lần cho dạng uống, không quá 75mg/kg/ngày. Dạng đặt hậu môn 10-20 mg/kg/lần, không quá 5 lần và 75 mg/kg/24 giờ.
  • Ibuprofen: Thuốc chống viêm không steroid, giảm đau, sưng. Liều dùng: Người lớn 200mg-400mg mỗi 4-6 giờ, trẻ trên 6 tháng theo chỉ định.
  • Alphachymotrypsin: Men thủy phân giảm viêm, sưng họng, giảm ho. Liều dùng: Uống hoặc ngậm dưới lưỡi, theo hướng dẫn.
  • Prednisolon 5mg: Thuốc chống viêm corticosteroid, giảm sưng viêm. Liều dùng: Người lớn 5 – 60mg/ngày, trẻ 0,05-2 mg/kg/ngày.
  • Dexamethason: Chống viêm corticosteroid mạnh, dùng cho viêm nặng. Liều dùng: Người lớn 0,5 – 10mg/ngày, trẻ 0,08 – 0,3 mg/kg/ngày.
  • Thuốc Ngậm Dorithricin: Ngậm dưới lưỡi, giảm đau, chống virus, vi khuẩn. Liều dùng: 1 – 2 viên cách nhau 2 – 3 giờ.
  • Súc Họng Betadine: Dung dịch súc họng, sát khuẩn, giảm viêm. Liều dùng: 20 – 30ml, 4 lần/ngày sau ăn, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Các loại thuốc chữa viêm họng có tác dụng cải thiện tình trạng sưng đau, rát họng, giảm ho, tiêu đờm… Sử dụng các thuốc chữa viêm họng đúng cách có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chuyên gia sẽ liệt kê một số loại thuốc điều trị viêm họng tốt nhất. cho hiệu quả nhanh nhất trong bài viết dưới đây.

Các loại thuốc chữa viêm họng tốt nhất hiện nay

Thuốc viêm họng được sử dụng để làm giảm triệu chứng, điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải tình trạng nào cũng cần sử dụng thuốc chữa viêm họng. Các trường hợp viêm họng cấp tính chỉ cần vệ sinh họng tại chỗ kết hợp chăm sóc, ăn uống hợp lý, không cần sử dụng thuốc. Các trường hợp viêm họng nặng, cần sử dụng đúng đơn thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bệnh nặng lên gây biến chứng.

viêm họng uống thuốc gì
Bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi?

Một đơn thuốc chữa viêm họng có thể gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau
  • Thuốc chống viêm, giảm phù nề
  • Thuốc súc họng sát khuẩn
  • Thuốc ngậm giảm ho, giảm đau rát

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng của triệu chứng, bác sĩ có thể kê 1 hoặc nhiều thuốc khác nhau. Kháng sinh chỉ được kê đơn trong các trường hợp viêm họng do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm vi khuẩn.

Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm họng cho hiệu quả tốt nhất, được nhiều bác sĩ kê đơn:

1. Thuốc kháng sinh trị viêm họng Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh nhóm Beta lactam có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh viêm họng như phế cầu, tụ cầu, liên cầu… Thuốc có thể sử dụng được cho cả trẻ em và phụ nữ có thai.

Cách dùng: 

  • Người lớn và trẻ em nặng trên 40kg: Uống 250–500mg x 3 lần/ngày trong vòng 7-21 ngày hoặc uống 500-875mg x 2 lần/ngày
  • Trẻ em dưới 40kg: Uống 20-50mg/kg/ngày x 2 lần/ngày.

Amoxicillin chữa viêm họng
Amoxicillin được sử dụng phổ biến để chữa viêm họng

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp Amoxicillin với Acid clavulanic (biệt dược là Augmentin) trong một số trường hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý: Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa da, phát ban, nổi mề đay, dị ứng, đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy…. Người bệnh có tiền sử dị ứng với amoxicillin hoặc các kháng sinh nhóm Penicillin không nên sử dụng kháng sinh này.

2. Thuốc chữa viêm họng Penicillin

Penicillin thường sử dụng trong các trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn. Thuốc ít gây độc nhưng dễ gây dị ứng. Nguy hiểm hơn, lạm dụng thuốc có thể gây tai biến, thậm chí có thể là tử vong.

Penicillin có 2 dạng thường dùng là Penicillin G và Penicillin V. Trong đó, penicillin G thường được chỉ định khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Loại kháng sinh này ít hấp thu qua đường tiêu hóa nên chủ yếu sử dụng đường tiêm (tiêm tĩnh mạch).

Thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, mề đay, sốc phản vệ…, chống chỉ định cho bệnh nhân dị ứng với penicillin.

3. Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Cephalexin

Cephalexin là kháng sinh thế hệ 1 thuộc nhóm cephalosporin, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.

Thuốc chữa viêm họng Cephalexin
Thuốc chữa viêm họng Cephalexin được nhiều bác sĩ kê đơn

Cách dùng:

  • Người lớn: Dùng với liều 500mg/lần, 1 – 4g/ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần tăng liều, bác sĩ sẽ cân nhắc chuyển sang dạng đường tiêm.
  • Trẻ em: Dùng với liều  25 – 50mg/kg/ngày. Thông thường trẻ sẽ đáp ứng tối với liều 125mg/lần (với trẻ dưới 5 tuổi) và 250mg/lần (với trẻ trên 5 tuổi) mỗi 8 giờ.

4. Thuốc chữa viêm họng Azithromycin (Zithromax)

Azithromycin là kháng sinh nhóm Macrolid, được sử dụng trong trường hợp viêm họng nặng hoặc bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp nên thời gian sử dụng thường ngắn hơn các loại kháng sinh khác (chỉ từ 3 – 5 ngày).

Cách dùng:

  • Người lớn: Uống 500mg/ngày x 3 ngày, ngày uống 1 lần.
  • Trẻ em: Dùng dạng hỗn dịch uống với liều 10 – 20 mg/kg × 3 ngày (không quá 500 mg/ngày), ngày uống 1 lần.

Uống thuốc 1 giờ trước bữa ăn hoặc sau ăn 2 giờ để đạt hiệu quả chữa bệnh.

Tác dụng không mong muốn: Thuốc có thể gây giảm thính lực, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt tiêu chảy, viêm ruột kết, bội nhiễm, suy giảm chức năng gan, rối loạn nhịp tim, xoắn đỉnh.

5. Kháng sinh trị viêm họng Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ở nồng độ cao, thuốc tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh gram âm và gram dương tại đường hô hấp, được dùng để điều trị viêm họng.

Erythromycin là kháng sinh chữa viêm họng
Erythromycin là kháng sinh nhóm Macrolid có tác dụng diệt khuẩn tốt

Cách dùng:

  • Người lớn: 500- 1000mg/ lần x 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ em: 30 – 50mg/kg/lần x 2 – 3 lần/ngày

Người bệnh nên uống thuốc khi đói hoặc uống thuốc kèm đồ ăn, uống với sữa để đạt hiệu quả điều trị.Thuốc có thể gây một số triệu chứng ngoài ý muốn như kích ứng da, da khô tróc vảy. ngứa mắt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nặng hơn có thể gây phản bệ, đi ngoài ra máu

6. Thuốc hạ sốt, giảm đau họng Paracetamol

Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau không cần kê đơn được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng. Thuốc có hiệu quả tốt, làm giảm tình trạng đau, rát, nóng ở hầu họng, ít gây tác dụng phụ.

Thuốc được dùng an toàn cho cả người lớn và trẻ em theo đường uống dạng viên nén, viên sủi, gói bột, dạng lỏng. Với những trẻ sốt viêm họng 39 – 40 độ C, không uống được, cha mẹ có thể sử dụng thuốc ở dạng viên đặt hậu môn.

Cách dùng:

  • Dạng thuốc uống: 10 – 15 mg/kg, cách 4 – 6 giờ/lần, không quá 75mg/kg/ngày
  • Dạng thuốc đặt hậu môn: 10-20 mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Lưu ý: Thuốc paracetamol có thể gây độc gan, suy gan nếu dùng quá liều. Cha mẹ cần tính liều dùng cho trẻ theo cân nặng để tránh gây quá liều, ngộ độc. Những trường hợp dị ứng với paracetamol người bệnh cần liên hệ chuyên gia để được tư vấn đổi thuốc phù hợp.

7. Thuốc giảm đau họng, chống viêm Ibuprofen

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, giảm phù nề. Thuốc thường được dùng điều trị viêm họng trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với Paracetamol.

viêm họng uống thuốc gì
Ibuprofen có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, sưng đau họng

Cách dùng:

  • Người lớn: Dùng với liều 200mg-400mg mỗi 4-6 giờ nếu bị sốt lại >38,5 độ C.
  • Trẻ em trên 6 tháng tuổi: Dùng với liều 5mg/kg cân nặng/lần khi sốt < 39,2 độ C cách mỗi 6-8h nếu trẻ sốt lại; liều 10mg/kg cân nặng/lần khi sốt >=39,2 độ C cách mỗi 6-8h nếu trẻ sốt lại. Liều tối đa là 40 mg/kg cân nặng.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tác dụng phụ của thuốc: Dị ứng, phù mặt, phát ban, khó thở, đau ngực, giảm thị lực, suy nhược, loét dạ dày, xuất huyết, rối loạn tiêu hóa…

8. Thuốc chống viêm, giảm phù nề họng Alphachymotrypsin 4.200 đơn vị USP

Alphachymotrypsin là một loại men thủy phân protein được chiết xuất từ tiền tố Chymotrypsinogen của dịch tụy bò được sử dụng với tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm phù nề niêm mạc họng, giảm dịch tiết ra tại đường hô hấp, giảm kích ứng họng, giảm ho, sổ mũi. Thuốc có dạng viên nén hình tròn, có thể uống trực tiếp hoặc ngậm dưới lưỡi.

Cách dùng:

  • Đường uống: Uống 2 viên x 3 – 4 lần/ngày
  • Ngậm dưới lưỡi: 4 – 6 viên/ngày chia làm nhiều lần

Thuốc ít gây tác dụng phụ. Một số phản ứng không mong muốn có thể gặp phải gồm dị ứng, phát ban, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…

9. Thuốc chống viêm, giảm sưng đau họng Prednisolon 5mg

Prednisolon là thuốc chống viêm corticosteroid, thường dùng dạng viên nén. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề niêm mạc hầu họng.

Thuốc chữa viêm họng Prednison
Thuốc chữa viêm họng Prednison thuộc nhóm thuốc chống viêm Steroid

Cách dùng:

  • Người lớn: Uống với liều 5 – 60mg/ngày, chia 1 – 4 lần/ngày
  • Trẻ em: Uống với liều 0,05-2 mg/kg/ngày chia cho trẻ uống 1-4 lần/ngày.

Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là khi dùng kéo dài. Người bệnh có thể bị buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nấm miệng, tăng đường huyết, sưng mắt cá chân, tăng nhãn áp, phù mặt, phát ban, nhược cơ, dị ứng…

10. Thuốc chữa viêm họng Dexamethason

Dexamethason cũng là thuốc thuộc nhóm chống viêm Corticosteroid nhưng có tác dụng mạnh hơn prednisolon nên thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp viêm họng nặng.

Cách dùng:

  • Người lớn: Uống với liều 0,5 – 10mg/ngày, chia nhiều liều mỗi 6 – 12 giờ.
  • Trẻ em: Dùng với liều 0,08 đến 0,3 mg/kg/ngày chia nhiều liều, dùng mỗi 6 đến 12 giờ.

Loại thuốc chữa viêm họng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tương tự prednisolon. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng tại nhà, đặc biệt với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

11. Thuốc chữa viêm họng dạng ngậm Dorithricin

Dorithricin là thuốc chữa viêm họng không cần kê đơn, có tác dụng nhanh giúp người bệnh giảm cơn đau khó chịu ở cổ họng. Thuốc còn có tác dụng chống lại virus, vi khuẩn, làm chậm hoặc ức chế quá trình lây lan của vi khuẩn gây viêm họng.

Cách dùng: Thuốc sử dụng ở dạng ngậm dưới lưỡi với liều 1 – 2 viên, dùng cách nhau 2 – 3 giờ.

Thuốc ngậm Dorithricin chữa viêm họng
Thuốc ngậm Dorithricin có tác dụng giảm đau họng nhanh

Loại thuốc này có thể gây ra một số phản ứng dị ứng trên da như mẩn đỏ, phát ban… nhưng tỷ lệ không cao. Những người có tiền sử không dụng nạp được sorbitol hoặc fructose không nên sử dụng thuốc.

12. Thuốc súc họng, giảm đau Betadine

Các đơn thuốc chữa viêm họng thường xuất hiện các loại dung dịch súc họng với mục đích làm giảm tình trạng viêm nhiễm, sát khuẩn họng và cải thiện cơn đau. Betadine là loại dung dịch súc họng được nhiều bác sĩ chỉ định do hiệu quả tốt, tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

Cách dùng: Sử dụng 20 – 30ml dung dịch betadine không pha loãng hoặc pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2. Người bệnh có thể ước chừng bằng nắp chai. Một nắp chai tương đương 15ml.

Súc họng và miệng 4 lần/ngay, sau ăn, mỗi lần ít nhất 2 phút.

Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và thận trọng với bệnh nhân đang mang thai.

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm họng

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 khuyến cáo, việc sử dụng thuốc chữa viêm họng cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ kể cả với thuốc kê đơn và không kê đơn. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi dùng thuốc chữa viêm họng, người bệnh cần chú ý:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà
  • Không tự ý thay đổi liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng thuốc, đặc biệt là với thuốc kháng sinh vì có thể gây nhờn thuốc, kháng kháng sinh
  • Không sử dụng lại đơn thuốc cũ cho các đợt điều trị sau, không sử dụng đơn thuốc của người khác.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng.

chế độ ăn uống cho người bị viêm họng
Xây dựng chế độ ăn hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị viêm họng bằng thuốc

Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất thông qua ăn uống và thực phẩm hỗ trợ được các chuyên gia y tế hàng đầu khuyến khích để giảm tình trạng viêm họng. Đặc biệt, các loại vitamin có chức năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và truyền nhiễm.

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu 12 loại thuốc chữa viêm họng hiệu quả. Lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe cá nhân. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là quan trọng nhất để có chẩn đoán và điều trị chính xác. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ trước khi sử dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...