Bị Vi Khuẩn HP Không Nên Ăn Gì Để Tránh Bệnh Nặng Thêm?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì và bổ sung thực phẩm gì để tránh bệnh nặng thêm? Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh cần kiêng ăn thực phẩm cay nóng, không ăn món chế biến từ nội tạng động vật, thức ăn nhiều đường,…Bên cạnh đó nên cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm lành mạnh để sức khỏe sớm cải thiện.
Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì?
Các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống của nhiều người không đảm bảo. Cộng thêm vấn đề sinh hoạt kém lành mạnh khiến cho cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây ra các tổn thương không mong muốn.

Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày gây ra những triệu chứng bất thường như đau bụng đột ngột, kéo dài, ợ hơi, ợ chua hay trào ngược, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn Hp gây ra, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh dùng thuốc ức chế hoạt động và loại bỏ Hp, người bệnh cần kết hợp xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và phù hợp. Bởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Một số thực phẩm cần được hạn chế trong giai đoạn này để tránh nguy cơ bệnh trở nặng thêm.
Vậy, bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Các thực phẩm nên tránh như:
1. Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit
Các thực phẩm chứa nhiều axit có thể gây kích thích niêm mạc đang bị tổn thương. Đặc biệt là làm ảnh hưởng đến vết loét dạ dày, nguy cơ gây viêm nhiễm nặng nề hơn. Người bị nhiễm vi khuẩn Hp cần tránh ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều axit, kể cả các loại trái cây chua.
Mặc dù được khuyến khích bổ sung trái cây tươi, rau xanh vào khẩu phần ăn để năng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần chọn lựa trái cây tránh những loại chứa nhiều axit như chanh, cam, xoài, bưởi,…trong thời gian điều trị nhiễm vi khuẩn Hp.
2. Hạn chế các món từ sữa động vật
Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Có lẽ ít ai biết được người bệnh khi đang gặp vấn đề dạ dày do Hp gây nên tránh các thực phẩm chế biến từ sữa động vật. Do ở dạng lỏng nên nhiều người nghĩ uống sữa sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Thực tế lại ngược lại, sữa động vật rất khó tiêu hóa và có thể làm tăng dịch vị dạ dày, khiến axit dư thừa.

Điều này là nguyên nhân làm cho các triệu chứng khó chịu ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế khi bị nhiễm loại xoắn khuẩn Hp, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích người bệnh dùng sữa động vật và các chế phẩm từ sữa động vật. Thay vào đó, người bệnh vẫn có thể dùng sữa nhưng nên chọn sữa từ thực vật như sữa hạt sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa.
3. Không ăn đồ ăn cay nóng
Bên cạnh thực phẩm chứa nhiều axit, khi dạ dày bị tổn thương gây ra bởi vi khuẩn Hp, người bệnh cần kiêng ăn đồ ăn cay nóng. Các loại gia vị như ớt, tiêu, đinh hương, quế, sa tế,…là những tác nhân có thể khiến vết thương ở niêm mạc dạ dày bị kích ứng, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Chính vì thế, khi bị nhiễm vi khuẩn Hp người bệnh cần kiêng những món ăn cay nóng để tránh bệnh nặng thêm. Mặc dù món ăn có vị cay thường giúp tạo độ ngon miệng hơn cho món ăn. Tuy nhiên trước tình trạng sức khỏe của dạ dày không ổn định, nhằm tránh biến chứng không mong muốn bạn nên xếp nhóm món ăn này vào danh sách kiêng ăn trong quá trình điều trị.
4. Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Tránh ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm người bị vi khuẩn Hp cần tránh. Mặc dù chúng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều loại virus, vi khuẩn gây hại, trong đó cả vi khuẩn Hp. Nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao khi bạn không sơ chế và ăn nội tạng còn sống.

Hp có sẵn trong dạ dày kết hợp với lượng vi khuẩn được nạp từ thức ăn khiến cho nguy cơ bệnh biến chứng cao hơn. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người đang mắc bệnh đau dạ dày, loét dạ dày – tá tràng,…hay các vấn đề khác ở đường tiêu hóa không nên ăn nội tạng động vật.
5. Kiêng các chất kích thích khi bị nhiễm Hp
Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì tránh bệnh nặng thêm? Người bệnh cần tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…Chúng không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến các bệnh lý ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là nguy cơ làm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tráng nặng nề, gây biến chứng nguy hiểm.
6. Kiêng ăn các món muối chua
Trong danh sách thực phẩm mà người bị vi khuẩn Hp cần tránh có các món muối chua như kim chi, dưa cải muối, cà muối, măng muối,…Chúng không những chứa lượng muối lớn mà còn bị lên men chứa nhiều axit. Hai thành phần này có thể khiến dạ dày của bạn bị kích ứng. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh bạn nên tránh và kiêng ăn những món đã được muối chua.
7. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều carbohydrate
Vi khuẩn Hp khi gặp môi trường chứa nhiều carbohydrate có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, người bị nhiễm xoắn khuẩn này trong dạ dày cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.

Tuy nhiên vì chất này có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như ngũ cốc, mì ống, nước ngọt,…nên việc kiêng hoàn toàn khá khó. Thế nên người bệnh có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể ở mức vừa phải, để đảm bảo không thiếu chất dinh dưỡng vừa tránh nguy cơ kích thích vi khuẩn Hp gây bệnh nặng thêm.
8. Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Không ăn đồ nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến người bệnh khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,…thường xuyên hơn. Đặc biệt là trường hợp bệnh nhân đang bị loét dạ dày, việc ăn những món nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt có thể khiến ổ viêm ngày càng nghiêm trọng. Do đó, để kết quả loại bỏ Hp tốt nhất bạn nên kiêng ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ trong thời gian này.
9. Hạn chế đồ ăn nhiều đường
Các món ăn chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều bánh kẹo ngọt không chỉ ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa, gây thừa cân béo phì mà còn khiến cơ thể có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch,…
10. Hạn chế ăn muối tránh bệnh trở nặng
Người bị vi khuẩn Hp lúc này không nên ăn thức ăn quá mặn. Bởi, việc nạp lượng muối dư thừa sẽ làm mất cân bằng độ nhớt, chất nhầy bảo vệ niêm mạc trong dạ dày. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp tấn công dễ dàng vào bên trong, một số trường hợp làm biến đổi gen và hình thành khối u ác tính. Hạn chế ăn thức ăn quá mặn, chỉ nạp lượng muối vừa đủ cho cơ thể để tránh Hp gây bệnh nặng nề hơn.
11. Kiêng ăn thịt đỏ nhiều protein
Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Bạn không nên ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, dê,….Những loại thịt này chứa nhiều protein hơn thịt trắng. Với sự bất ổn ở hệ tiêu hóa do vi khuẩn Hp gây ra, nếu người bệnh ăn nhiều thịt đỏ có thể gặp phải tình trạng khó tiêu, chướng bụng,…Điều này có thể khiến cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe tiêu hóa.

Trên đây là nhóm thực phẩm người bệnh nên kiêng ăn trong thời gian điều trị để tránh bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, người bệnh cần cân bằng dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm phù hợp giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hoạt động của hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của hại khuẩn trong cơ thể.
Bị vi khuẩn Hp nên ăn gì cải thiện sức khỏe?
Bên cạnh việc kiêng ăn một số thực phẩm để bảo vệ dạ dày khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, bạn đọc nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để sớm loại bỏ được loại vi khuẩn này:
- Tỏi: Chứa nhiều allicin giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, phòng ung thư và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh.
- Nghệ: Chứa chất curcumin, hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong dạ dày. Đồng thời, các hoạt chất có trong củ nghệ góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc diễn ra nhanh chóng hơn.
- Gừng: Công dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm đau rát vùng bụng và thượng vị, hạ vị,..nhờ vào tính ấm nóng đặc trưng. Các hoạt chất có trong củ gừng giúp dạ dày kiểm soát quá trình tiết dịch vị, giảm đau và giảm co thắt hiệu quả.
- Rau củ: Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường đề kháng. Người bệnh được khuyên ăn nhiều rau củ quả trong quá trình điều trị Hp, một số loại như rau bina, cà rốt, bắp cải, súp lơ,…
- Trà xanh: Chứa chất chống oxy hóa EGCG dồi dào, cản trở hoạt động của Hp bên trong dạ dày, giúp kháng khuẩn chống viêm hiệu quả. Bổ sung nước trà xanh nấu hàng ngày để sớm diệt vi khuẩn Hp, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Khoai lang: Chứa nhiều vitamin A giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ thu nhỏ vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ hòa tan trong khoai sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón cho người bệnh, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu do vi khuẩn Hp gây ra.
Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh có thể ăn ớt chuông, thay dầu động vật sang dầu thực vật, dùng hành lá, hẹ, hành tây, mật ong, việt quất,…trong thời gian bị nhiễm vi khuẩn Hp. Chúng đều có chứa thành phần hoạt chất phù hợp, giúp hỗ trợ quá trình tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên bạn nên cân bằng dinh dưỡng hàng ngày, ăn với lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất từ thực phẩm.
Một số lưu ý khi bị nhiễm vi khuẩn Hp
Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Kiêng ăn một số thực phẩm trong thời gian này sẽ giúp bệnh nhân tránh được nhiều rủi ro, biến chứng không mong muốn. Đồng thời, bổ sung thực phẩm phù hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, bạn đọc cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

- Sơ chế cẩn thận thực phẩm trước khi chế biến. Rửa với nước sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ chất độc, bụi bẩn có trong thực phẩm như rau xanh, trái cây,…
- Ưu tiên chọn các món chế biến đơn giản, dạng mềm hoặc loãng như cháo, súp,…giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi hơn. Tránh ăn những món ăn cứng, tránh chế biến nhiều dầu mỡ để bảo vệ đường ruột.
- Ăn đúng bữa, tránh bỏ bữa, mỗi ngày người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Không ăn quá no trong một lần ăn, chú ý ăn chậm nhai kỹ để thức ăn tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.
- Sau khi ăn không nên vận động mạnh, nghỉ ngơi khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên không nên nằm ngay sau khi ăn, nên ngồi hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng để tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Uống đủ nước phù hợp với thể trạng, tránh căng thẳng, áp lực. Thay vào đó, người bệnh nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể có thời gian trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn. Thông qua đó, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh được tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Khi cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc tân dược hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khi chưa xác định vấn đề đang gặp phải.
- Sau quá trình điều trị Hp nên dành thời gian tái khám để kiểm tra còn mầm bệnh hoặc nguy cơ tái phát bệnh không. Nếu có, bác sĩ sẽ giúp người bệnh đưa ra phương án nhằm kiểm soát nguy cơ tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì tránh bệnh nặng thêm?”. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Do đó, ngoài tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm phù hợp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm:
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!